19 câu Trắc nghiệm Ca dao Việt Nam lớp 6 - Cánh diều

1.7 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Ca dao Việt Nam sách Cánh diều. Bài viết gồm 19 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Ca dao Việt Nam

B.8. Tìm hiểu chung về Ca dao Việt Nam

Câu 1. Nội dung chính của bài ca dao sau:

Con người có cố có ông

Như cây có cội, như sông có nguồn

A. Công ơn to lớn của cha mẹ đối với con

B. Nhắc nhở về nguồn gốc, tổ tông của mỗi người

C. Bài học về lao động sản xuất

D. Tình cảm anh em trong gia đình

Đáp án: B

Giải thích:

Nội dung chính: Nhắc nhở về nguồn gốc, tổ tông của mỗi người

Câu 2. Nội dung chính của bài ca dao sau:

Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân

A. Ý nghĩa lời ru của mẹ

B. Suy ngẫm của người con về mẹ

C. Công ơn của cha mẹ đối với con cái

D. Tình cảm anh em trong gia đình

Đáp án: D

Giải thích:

Nội dung chính: Tình cảm anh em trong gia đình

Câu 3. Các bài ca dao về tình cảm gia đình giáo dục chúng ta điều gì?

A. Lòng biết ơn, sự hiếu thảo

B. Tình yêu thương

C. Sự kính trọng

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Các bài ca dao giáo dục con người về lòng biết ơn, tình yêu thương, sự hiểu thảo, kính trọng…

Câu 4. Đặc sắc nghệ thuật của các bài Ca dao Việt Nam là gì? 

Chọn đáp án không phù hợp:

A. Sử dụng thể thơ lục bát gần gũi, trữ tình

B. Hình ảnh ví von, so sánh quen thuộc, dễ liên tưởng

C. Giọng thơ trang trọng

D. Ngôn ngữ không theo hình thức đối đáp mà chỉ là lời nhắn nhủ, tâm tình

Đáp án: C

Giải thích:

Biện pháp nghệ thuật:

- Sử dụng thể thơ lục bát gần gũi, trữ tình

- Hình ảnh ví von, so sánh quen thuộc, dễ liên tưởng

- Ngôn ngữ không theo hình thức đối đáp mà chỉ là lời nhắn nhủ, tâm tình

Câu 5. Đề tài chung của ba bài ca dao 1, 2, 3 là gì?

A. Lao động, sản xuất

B. Tình yêu quê hương, đất nước

C. Tình cảm gia đình

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: C

Giải thích:

Ba bài thơ này đều nói về tình cảm gia đình

Câu 6. Chọn khái niệm đúng về ca dao:

A. Là tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian kết hợp giữa lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.

B. Kể về những sự kiện và nhân vật có liên quan đến lịch sử, thường có yếu tổ tưởng tượng kì ảo; Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện lịch sử được kể đến.

C. Sáng tác dân gian thuộc loại hình tự sự, chủ yếu sử dụng yếu tố nghệ thuật kì ảo để thể hiện cái nhìn hiện thực của nhân dân với đời sống, bộc lộ quan niệm về đạo đức cũng như về công lí xã hội và ước mơ một cuộc sống tốt đẹp hơn của nhân dân lao động.

D. Loại truyện được kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện của đồ vật, con vật,... hoặc về chính con người để nói bóng gió,kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta một bài học nào đó trong cuộc sống.

Đáp án: A

Giải thích:

Ca dao dân ca là tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian kết hợp giữa lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.

Câu 7. Thể thơ được sử dụng nhiều nhất trong ca dao là thể thơ nào?

A. Thơ 5 chữ

B. Thơ 6 chữ

C. Thơ 8 chữ

D. Lục bát

Đáp án: D

Giải thích:

Ca dao sử dụng nhiều thể thơ, trong đó thể lục bát được sử dụng nhiều nhất.

Câu 8. Mỗi bài ca dao phải có ít nhất mấy dòng?

A. 2 dòng

B. 3 dòng

C. 4 dòng

D. 5 dòng

Đáp án: A

Giải thích:

Mỗi bài ca dao phải có ít nhất 2 dòng.

Câu 9. Dân ca là những sáng tác của dân gian kết hợp giữa:

A. lời và thơ

B. lời và nhạc

C. lời và hình ảnh

Đáp án: B

Giải thích:

Dân ca là những sáng tác của dân gian kết hợp giữa lời và nhạc.

Câu 10. Nội dung chính cuả bài ca dao sau:

Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

A. Công ơn to lớn của cha mẹ đối với con

B. Tình yêu thương của mẹ dành cho con

C. Bài học về lao động sản xuất

D. Tình nghĩa vợ chồng

Đáp án: A

Giải thích:

Nội dung chính: Công ơn to lớn của cha mẹ đối với con

B.9. Phân tích chi tiết Ca dao Việt Nam

Câu 1. Bài ca dao dưới đây là lời của ai nói với ai?

Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

A. Lời của người con nói với cha mẹ

B. Lời của ông nói với cháu

C. Lời của cha mẹ nói với con

D. Lời của chị nói với em

Đáp án: C

Giải thích:

Bài ca dao trên là lời của cha mẹ nhắn nhủ với con.

Câu 2. Biện pháp nghệ thuật của hai câu thơ sau:

Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.

A. Nhân hóa

B. Hoán dụ

C. Câu hỏi tu từ

D. So sánh

Đáp án: D

Giải thích:

Câu thơ trên sử dụng biện pháp so sánh:

Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.

Câu 3. Cụm từ “chín chữ cù lao” là một câu tục ngữ quen thuộc của Việt Nam, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

Cụm từ “chín chữ cù lao” là một câu thành ngữ chứ không phải tục ngữ.

Câu 4. Trong những từ ngữ sau, từ ngữ nào không thuộc “chín chữ cù lao”?

A. Sinh đẻ

B. Nuôi dưỡng

C. Dạy dỗ

D. Dựng vợ gả chồng

Đáp án: D

Giải thích:

Lời giải chi tiết:

Cù lao chín chữ là nhắc nhở con người nhớ đến chín chữ cù lao, công sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ đó là: sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom, đoái hoài), phục (theo dõi để uốn nắn), phúc (che chở). => không có “dựng vợ gả chồng”. 

Câu 5. Bài ca dao dưới đây nói về tình cảm nào trong gia đình?

Con người có cố, có ông,
Như cây có cội, như sông có nguồn.

A. Tình cảm anh em

B. Tình cảm cha mẹ với con

C. Tình cảm ông bà với cháu

D. Tình cảm cội nguồn

Đáp án: D

Giải thích:

Bài ca dao trên nói về tình cảm cội nguồn.

Câu 6. Bài ca dao “Con người có cố, có ông / Như cây có cội, như sông có nguồn.” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào dưới đây?

A. Hoán dụ, ẩn dụ, so sánh

B. Điệp từ, liệt kê, so sánh

C. Nhân hóa, hoán dụ, nói quá

D. Nói quá, ẩn dụ, so sánh

Đáp án: B

Giải thích:

Bài ca dao “Con người có cố, có ông / Như cây có cội, như sông có nguồn.” sử dụng biện pháp nghệ thuật:

- Điệp từ: 

- Liệt kê: cố, ông; cây, sông; cội, nguồn

- So sánh: “Con người có cố, có ông / Như cây có cội, như sông có nguồn.”

Câu 7. Bài ca dao dưới đây nói về tình cảm nào trong gia đình?

Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy
.

A. Tình cảm anh em

B. Tình cảm cha mẹ với con

C. Tình cảm ông bà với cháu

D. Tình cảm cội nguồn

Đáp án: A

Giải thích:

Bài ca dao trên nói về tình cảm anh em trong gia đình.

Câu 8. Từ “hai thân” trong câu “Yêu nhau như thể tay chân / Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy” chỉ ai?

A. Hai anh em

B. Bố và mẹ

C. Ông và bà

D. Hai người hàng xóm

Đáp án: B

Giải thích:

Từ “hai thân” trong câu “Yêu nhau như thể tay chân / Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy” chỉ bố và mẹ.

Câu 9. Đáp án nào dưới đây không nói về tình cảm anh em? 

A. Anh em bát máu sẻ đôi.

B. Em thuận anh hoà là nhà có phúc

C. Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

D. Anh em trong nhà đóng cửa bảo nhau

Đáp án: C

Giải thích:

Gần mực thì đen gần đèn thì sáng không nói về tình cảm anh em

Xem thêm các bài trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Lý thuyết về ẩn dụ

Trắc nghiệm Ca dao Việt Nam

Trắc nghiệm Tập làm thơ lục bát

Trắc nghiệm Lý thuyết kể lại trải nghiệm đáng nhớ

Trắc nghiệm Trong lòng mẹ

Trắc nghiệm Đồng Tháp Mười mùa nước nổi

Đánh giá

0

0 đánh giá