10 câu Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 41, 42 lớp 6 - Cánh diều

1.2 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Thực hành tiếng Việt trang 41, 42 sách Cánh diều. Bài viết gồm 09 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Thực hành tiếng Việt trang 41, 42

Câu 1. Câu thơ: “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng” thuộc kiểu ẩn dụ nào?

A. Ẩn dụ hình thức

B. Ẩn dụ cách thức

C. Ẩn dụ phẩm chất

D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Đáp án: D

Giải thích:  Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (thính giác → thị giác), tiếng chim ẩn dụ cho nhân cách con người.

Câu 2. Từ nha sĩ, bác sĩ, y sĩ, ca sĩ, dược sĩ, thi sĩ được xếp vào nhóm từ gì?

A. Từ ghép đẳng lập

B. Từ ghép chính phụ

C. Từ đơn

D. Từ láy hoàn toàn

Đáp án: B

Giải thích: Các từ này có cấu trúc X + sĩ: đều là từ ghép chính phụ

Câu 3. Từ được cấu tạo theo công thức “bánh + x”: bánh rán, bánh dẻo, bánh mật, bánh nếp, bánh bèo… thuộc loại từ nào?

A. Từ ghép chính phụ

B. Từ láy hoàn toàn

C. Từ ghép đẳng lập

D. Từ láy bộ phận

Đáp án: A

Giải thích: Các tiếng rán, dẻo, mật, nếp, bèo bổ sung ý nghĩa cho từ bánh. Khu biệt các loại bánh, nó là từ ghép chính phụ (hợp nghĩa)

Câu 4. Tìm từ láy trong các từ dưới đây?

A. Tươi tốt

B. Tươi đẹp

C. Tươi tắn

D. Tươi thắm

Đáp án: C

Giải thích: Từ láy “Tươi tắn” là từ láy bộ phận

Câu 5. Câu tục ngữ dưới sử dụng phép ẩn dụ gì?

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

A. Ẩn dụ hình thức

B. Ẩn dụ cách thức

C. Ẩn dụ phẩm chất

D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Đáp án: B

Câu 6. Ẩn dụ là gì?

A. Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó làm tăng sức gợi hình, gợi cảm

B. Là đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác

C. Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương cận

D. Không xác định được

Đáp án: A

Câu 7. Có mấy kiểu ẩn dụ thường gặp?

A. Ẩn dụ hình thức, cách thức

B. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

C. Ẩn dụ phẩm chất

D. Cả ba đáp án trên

Đáp án: D

Câu 8. Tìm câu thơ có chứa phép ẩn dụ?

A. Bóng bác cao lồng lộng

B. Người cha mái tóc bạc

C. Đốt lửa cho anh nằm

D. Chú cứ việc ngủ ngon

Đáp án: B

Giải thích: Ẩn dụ hình ảnh Bác như người cha vĩ đại, thân thiết, giàu tình yêu thương

Câu 9. Hình ảnh mặt trời nào được dùng theo lối nói ẩn dụ?

A. Mặt trời mọc ở đằng đông

B. Thấy anh như thấy mặt trời

Chói chang khó nói, trao lời khó trao

C. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

D. Bác như ánh mặt trời xua màn đêm giá lạnh.

Đáp án: C

Giải thích:  Hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng”

Xem thêm các bài trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Về thăm mẹ

Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 41, 42

Trắc nghiệm Lý thuyết về ẩn dụ

Trắc nghiệm Ca dao Việt Nam

Trắc nghiệm Tập làm thơ lục bát

Trắc nghiệm Lý thuyết kể lại trải nghiệm đáng nhớ

Đánh giá

0

0 đánh giá