15 câu Trắc nghiệm Sulfuric acid và muối sulfate (Kết nối tri thức 2024) có đáp án – Hóa học lớp 11

256

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Bài 8: Sulfuric acid và muối sulfate sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Hóa học 11. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 8: Sulfuric acid và muối sulfate. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 8: Sulfuric acid và muối sulfate

Phần 1. Trắc nghiệm Sulfuric acid và muối sulfate

Câu 1: Trong các phản ứng sau đây, ở phản ứng nào acid H2SO4 là acid loãng?

A. 2H2SO4 + C → 2SO2 + CO2 + 2H2O.

B. H2SO4 + 2Na → Na2SO4 + H2

C. 2H2SO4 + S → 3SO2 + 2H2O.

D. 6H2SO4 + 2Fe → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O.

Đáp án đúng là: B

A, C, D sai vì acid H2SO4 thể hiện tính oxi hoá.

Câu 2: Dãy chất nào sau đây gồm những chất đều tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng?

A. Cu, ZnO, NaOH, CaOCl2.

B. CuO, Fe(OH)­2, Al, NaCl.

C. Mg, ZnO, Ba(OH)2, CaCO3.

D. Na, CaCO3, Mg(OH)2, BaSO4.

Đáp án đúng là: C

A sai vì Cu không phản ứng với H2SO4 loãng.

B sai vì NaCl không phản ứng với H2SO4 loãng.

D sai vì BaSO4 không phản ứng với H2SO4 loãng.

Câu 3: Acid H2SO4 loãng tác dụng với Fe tạo thành sản phẩm:

A. Fe2(SO4)3 và H2.

B. FeSO4 và H2.

C. FeSO4 và SO2.

D. Fe2(SO4)3 và SO2.

Đáp án đúng là: B

Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2

Câu 4: Số oxi hóa của S trong phân tử H2SO4 

A. +2.

B. +4.

C. +6.

D. -2.

Đáp án đúng là: C

Số oxi hóa của S trong phân tử H2SO4 là +6.

Câu 5: Người ta nung nóng Cu với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Khí sinh ra có tên gọi là

A. Khí oxygen.

B. Khí hydrogen.

C. Khí carbonic.

D. Khí sulfur dioxide.

Đáp án đúng là: D

Cu+2H2SO4dt°CuSO4+SO2+2H2O

Câu 6: Để pha loãng dung dịch H2SO4 đặc, người ta dùng cách nào sau đây?

A. Rót nhanh dung dịch H2SO4 đặc vào nước.

B. Rót từ từ nước vào dung dịch H2SO4 đặc.

C. Rót từ từ dung dịch H2SO4 đặc vào nước, khuấy đều.

D. Rót nhanh nước vào H2SO4 đặc, đun nóng.

Đáp án đúng là: C

Để pha loãng dung dịch H2SO4 đặc, người ta dùng cách rót từ từ dung dịch H2SO4 đặc vào nước, khuấy đều.

Câu 7: Phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. H2SO4 đặc là chất hút nước mạnh.

B. Khi tiếp xúc với H2SO4 đặc dễ gây bỏng nặng.

C. H2SO4 loãng có đầy đủ tính chất chung của acid.

D. Khi pha loãng sulfuric acid chỉ được cho từ từ nước vào acid.

Đáp án đúng là: D

Vì khi pha loãng sulfuric acid chỉ được cho từ từ acid vào nước và tuyệt đối không làm ngược lại.

Câu 8: Để pha loãng H­2SO4 đặc cách làm nào sau đây đúng?

Trắc nghiệm Hóa học 11 Kết nối tri thức Bài 8 (có đáp án): Sulfuric acid và muối sulfate

A. cách 1.

B. cách 2.

C. cách 3.

D. cách 1 và 2.

Đáp án đúng là: A

Để pha loãng dung dịch H2SO4 đặc, người ta dùng cách rót từ từ dung dịch H2SO4 đặc vào nước, khuấy đều.

Câu 9: Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các kim loại thuộc dãy nào sau đây?

A. Cu, Na.

B. Ag, Zn.

C. Mg, Al.

D. Au, Pt.

Đáp án đúng là: C

Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các kim loại thuộc dãy Mg, Al.

A sai vì Cu không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng.

B sai vì Ag không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng.

D sai vì Au, Pt không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng.

Câu 10: Dung dịch sulfuric acid loãng tác dụng được với 2 chất trong dãy nào sau đây?

A. S và H2S.

B. Fe và Fe(OH)3.

C. Cu và Cu(OH)2.

D. C và CO2.

Đáp án đúng là: B

Dung dịch sulfuric acid loãng tác dụng được với 2 chất Fe và Fe(OH)3

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O

Câu 11: Các khí sinh ra trong thí nghiệm phản ứng của saccharose (C12H22O11) với dung dịch H2SO4 đặc bao gồm:

A. H2S và CO2.

B. H2S và SO2.

C. SO3 và CO2.

D. SO2 và CO2.

Đáp án đúng là: D

C12H22O11H2SO412C+11H2O

C+2H2SO4dCO2+2SO2+2H2O

Câu 12: Tính chất nào sau đây không phải tính chất của dung dịch sulfuric acid đặc?

A. Tính háo nước.

B. Tính oxi hóa.

C. Tính acid.

D. Tính khử.

Đáp án đúng là: D

Tính chất của dung dịch sulfuric acid đặc là tính háo nước, tính acid và tính oxi hoá.

Câu 13: Phản ứng nào sau đây không đúng?

A. 2Al + 3H2SO4  Al2(SO4)3 + 3H2.

B. 2Fe + 3H2SO4  Fe2(SO4)3 + 3H2.

C. Fe + H2SO4  FeSO4 + H2.

D. Pb + H2SO4  PbSO4 + H2.

Đáp án đúng là: B

Vì Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Câu 14: Phản ứng nào dưới đây không đúng?

A. H2SO4 đặc + FeO  FeSO4 + H2O.

B. H2SO4 đặc + 2HI  I2 + SO2 + 2H2O.

C. 2H2SO4 đặc + C  CO2 + 2SO2 + 2H2O.

D. 6H2SO4 đặc + 2Fe  Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O.

Đáp án đúng là: A

Vì 4H2SO4 đặc + 2FeO → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O

Câu 15: Cho các phát biểu sau:

(a) Sulfuric acid đặc có tính háo nước, gây bỏng nặng khi tiếp xúc với da tay.

(b) Khi pha loãng sulfuric acid đặc cần cho từ từ nước vào acid, không làm ngược lại gây nguy hiểm.

(c) Khi bị bỏng sulfuric acid đặc, điều đầu tiên cần làm là xả nhanh chỗ bỏng với nước lạnh.

(d) Sulfuric acid loãng có tính oxi hóa mạnh, khi tác dụng với kim loại không sinh ra khí hydrogen.

(e) Thuốc thử nhận biết sulfuric acid và muối sulfate là ion Ba2+ trong BaCl2, Ba(OH)2, Ba(NO3)2.

Số phát biểu đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án đúng là: C

(b) sai vì khi pha loãng sulfuric acid đặc cần cho từ từ acid vào nước, không làm ngược lại gây nguy hiểm.

(d) sai vì sulfuric acid loãng có tính acid mạnh, khi tác dụng với kim loại sinh ra khí hydrogen.

Phần 2. Lý thuyết Sulfuric acid và muối sulfate

1. Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ

a. Tìm hiểu khái niệm hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ

- Hợp chất của carbon là hợp chất hữu cơ

- Trừ một số hợp chất khác như: oxide của carbon (CO, CO2), muối carbonate (CO32-), các carbide (CN-)3,…

- Hóa học hữu cơ là ngành hóa học nghiên cứu các hợp chất hữu cơ: nghiên cứu cấu trúc, tính chất, phương pháp và ứng dụng của các hợp chất.

b. Tìm hiểu đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ

- Đặc điểm liên kết: 

+ Liên kết hoá học trong các hợp chất hữu cơ thường là liên kết cộng hoá trị.

 (ảnh 1)

- Tính chất vật lí: 

+ Các hợp chất hữu cơ thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp

+ Không tan hoặc ít tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

- Tính chất hoá học: 

+ Đa số các hợp chất hữu cơ dễ cháy

+ Kém bền với nhiệt nên dễ bị phân huỷ bởi nhiệt. 

+ Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra chậm, không hoàn toàn và không theo một hướng nhất định nên tạo thành hỗn hợp các sản phẩm.

c. Phân loại các hợp chất hữu cơ

- Hợp chất hữu cơ gồm: hydrocarbon và dẫn xuất của hydrocarbon.

 (ảnh 2)

- Hydrocarbon là những hợp chất hữu cơ chỉ được tạo thành từ hai nguyên tố carbon và hydrogen.

- Dẫn xuất của hydrocarbon là những hợp chất hữu cơ mà trong phân tử ngoài nguyên tố carbon còn có các nguyên tố như oxygen, nitrogen, sulfur, halogen,...

 (ảnh 3)

 

2. Nhóm chức và phổ hồng ngoại (IR)

a. Tìm hiểu khái niệm nhóm chức và một số loại nhóm chức cơ bản

- Nhóm chức là nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử gây ra những tính chất đặc trưng của nhóm chất hữu cơ

 (ảnh 4)

b. Dự đoán một số nhóm chức cơ bản dựa vào tín hiệu phổ hồng ngoại (IR)

- Có thể xác định sự có mặt của một số nhóm chức cơ bản trong phân tử hợp chất hữu cơ dựa vào phổ hồng ngoại.

- Phổ hồng ngoại biểu diễn sự phụ thuộc vào:

+ Cường độ hấp thụ bức xạ hồng ngoại của một chất vào số sóng 

+ Bước sóng. 

- Trên phổ hồng ngoại, trục nằm ngang biểu diễn số sóng (cm) của các bức xạ trong vùng hồng ngoại, trục thẳng đứng biểu diễn cường độ truyền qua hoặc độ hấp thụ (theo %).

Sơ đồ tư duy Sulfuric acid và muối sulfate

Lý thuyết Sulfuric acid và muối sulfate – Hóa 11 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

 
Đánh giá

0

0 đánh giá