Với tóm tắt lý thuyết Địa lí lớp 10 Bài 2: Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa lí 10.
Địa lí lớp 10 Bài 2: Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống
Video giải Địa lí 10 Bài 2: Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống - Chân trời sáng tạo
A. Lý thuyết Địa lí 10 Bài 2: Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống
I. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP ĐỊA LÍ
- Sử dụng bản đồ trong học tập địa lí giúp tìm hiểu kiến thức về tự nhiên, kinh tế – xã hội, rèn luyện các kĩ năng đọc bản đồ, vẽ lược đồ, tính toán, so sánh, nhận xét, phân tích,…
- Các bước tiến hành:
+ Xác định yêu cầu và mục đích của việc sử dụng bản đồ.
+ Lựa chọn bản đồ phù hợp với nội dung, mục đích cần tìm hiểu.
+ Định hướng nội dung cần khai thác từ bản đồ
- Sử dụng bản đồ cần hiểu rõ mối quan hệ tương hỗ và nhân quả giữa các đối tượng địa lí, phát triển tư duy không gian.
II. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG ĐỜI SỐNG
- Bản đồ được sử dụng rộng rãi trong nhiều hoạt động và lĩnh vực của đời sống xã hội:
+ Trong sinh hoạt hằng ngày: để xác định vị trí; tìm đường đi; tính khoảng cách; xem dự báo thời tiết,
+ Trong sản xuất, kinh doanh dịch vụ: quy hoạch phát triển vùng, xây dựng các công trình thuỷ lợi, các trung tâm công nghiệp, các tuyến đường giao thông
+ Trong lĩnh vực quân sự: xây dựng các phương án tác chiến.
- Cách sử dụng bản đồ cho một số hoạt động thường gặp trong đời sống: xác định vị trí, tìm đường đi, tính khoảng cách địa lí,
B. Bài tập trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 2: Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống
Câu 1. Bản đồ được sử dụng
A. rộng rãi trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và du lịch.
B. rộng rãi trong nhiều hoạt động và lĩnh vực của đời sống xã hội.
C. chủ yếu trong các ngành công nghiệp và khối quân sự, cơ khí.
D. chủ yếu trong ngành khí tượng, thủy văn và thăm dò địa chất.
Đáp án: B
Giải thích: Bản đồ được sử dụng rộng rãi trong nhiều hoạt động và lĩnh vực của đời sống xã hội.
Câu 2. Đối với bản đồ số, việc xác định vị trí phải dựa vào
A. GPS.
B. hướng bắc.
C. bản đồ.
D. tọa độ.
Đáp án: A
Giải thích: Việc xác định vị trí địa lí của một người, một vật hay một địa điểm trên bản đồ chủ yếu dựa vào hệ thống lưới kinh, vĩ tuyến, từ đó xác định được toạ độ địa lí và chỉ ra vị trí. Đối với các bản đồ số, việc xác định vị trí phải dựa vào hệ thống định vị toàn cầu (GPS).
Câu 3. Bản đồ là phương tiện được sử dụng rộng rãi trong
A. giáo dục, du lịch.
B. đời sông hàng ngày.
C. quân sự, hàng không.
D. nông nghiệp, công nghiệp.
Đáp án: B
Giải thích: Bản đồ là phương tiện được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Từ học tập, nghiên cứu khoa học, giáo dục, du lịch đến sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp và ngày càng được sử dụng rộng rãi trong quân sự.
Câu 4. Việt Nam trải dài trên 15° vĩ tuyến thì tương ứng với bao nhiêu km. Biết rằng cứ 1ocó giá trị trung bình là 111,1km?
A. 2000,5km.
B. 1666,5km.
C. 2360km.
D. 3260km.
Đáp án: B
Giải thích: Chiều dài thực tế của Việt Nam = 15° x 111,1 = 1666,5 km.
Câu 5. Để sử dụng hiệu quả bản đồ chúng ta không thực hiện nội dung nào sau đây?
A. Lựa chọn loại bản đồ phù hợp với nội dung cần tìm hiểu.
B. Định hướng những nội dung cần khai thác từ các bản đồ.
C. Xác định yêu cầu và mục đích của việc sử dụng bản đồ.
D. Tìm hiểu hệ thống kí hiệu, phương pháp và nội dung phụ.
Đáp án: D
Giải thích:
Để sử dụng hiệu quả bản đồ chúng ta phải tiến hành:
- Xác định yêu cầu và mục đích của việc sử dụng bản đồ.
- Lựa chọn bản đồ phù hợp với nội dung hay mục đích cần tìm hiểu.
- Định hướng những nội dung cần khai thác từ bản đồ, sau đó lần lượt khai thác từng nội dung.
Câu 6. Tìm đường đi trên bản đồ gồm có mấy bước?
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 5.
Đáp án: C
Giải thích:
Tìm đường đi trên bản đồ gồm có 3 bước cơ bản sau:
- Bước 1: chọn bản đồ hành chính hoặc bản đồ giao thông có địa danh bạn cần tìm.
- Bước 2: xác định vị trí xuất phát và điểm đến trên bản đồ.
- Bước 3: xác định lộ trình bằng cách chọn tuyến đường gần nhất nối vị trí xuất phát và điểm đến.
Câu 7. Đối với lĩnh vực quân sự, bản đồ dùng để
A. xác định vị trí; tìm đường đi, tính khoảng cách.
B. thiết kế các tuyến đường giao thông hay du lịch.
C. quy hoạch phát triển vùng và công trình thuỷ lợi.
D. xây dựng các phương án phòng thủ và tấn công.
Đáp án: D
Giải thích: Đối với lĩnh vực quân sự, để xây dựng các phương án tác chiến, lợi dụng địa hình, địa vật trong phòng thủ và tấn công,... càng cần phải sử dụng tốt các loại bản đồ.
Câu 8. Xác định vị trí địa lí của một địa điểm trên bản đồ chủ yếu dựa vào
A. điểm lấy làm mốc chỉ định.
B. hướng di chuyển của các vật.
C. hiện tượng trong tự nhiên.
D. hệ thống lưới kinh, vĩ tuyến.
Đáp án: D
Giải thích: Việc xác định vị trí địa lí của một người, một vật hay một địa điểm trên bản đồ chủ yếu dựa vào hệ thống lưới kinh, vĩ tuyến, từ đó xác định được toạ độ địa lí và chỉ ra vị trí. Đối với các bản đồ số, việc xác định vị trí phải dựa vào hệ thống định vị toàn cầu (GPS).
Câu 9. Trên bản đồ tỉ lệ 1:300 000, 3cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km ngoài thực địa?
A. 900km.
B. 0,9km.
C. 9km.
D. 90km.
Đáp án: C
Giải thích:
- Công thức: Khoảng cách thực tế = tỉ lệ bản đồ x khoảng cách đo trên bản đồ (đơn vị: cm).
- Áp dụng công thức: Khoảng cách thực tế = 300 000 x 3 = 900 000cm = 9km.
Câu 10. Trước khi sử dụng bản đồ, phải nghiên cứu kĩ
A. tỉ lệ bản đồ.
B. ảnh trên bản đồ.
C. tên bản đồ.
D. phần chú giải.
Đáp án: D
Giải thích: Muốn tìm hiểu được nội dung của bản đồ, trước hết cần phải nghiên cứu kĩ phần các đối tượng địa lí được thể hiện ở chú giải và hiểu về các kí hiệu thể hiện trên bản đồ.
Câu 11. Để giải thích tình hình phân bố mưa của một khu vực, bản đồ nào sau đây không được sử dụng?
A. Bản đồ địa hình.
B. Bản đồ khí hậu.
C. Bản đồ địa lí tự nhiên.
D. Bản đồ địa chất - khoáng sản.
Đáp án: D
Giải thích: Để giải thích tình hình phân bố mưa của một khu vực, cần sử dụng bản đồ khí hậu để biết khu vực nào mưa nhiều/ít, chế độ mưa,… bản đồ địa hình (hình thái địa hình, hướng, dạng địa hình,…) và bản đồ tự nhiên để nhìn nhận bao quát khu vực đó, các mối quan hệ của khu vực đó với các khu vực xung quanh.
Câu 12. Để khai thác tốt từng nội dung, chúng ta cần tìm hiểu
A. hệ thống kí hiệu bản đồ, tỉ lệ bản đồ; xác định vĩ độ, kinh độ và loại kích thước.
B. hệ thống kí hiệu bản đồ, lược đồ, sơ đồ, phươn pháp biểu hiện, phương hướng.
C. hệ thống kí hiệu bản đồ, tỉ lệ bản đồ; xác định vĩ độ, kinh độ và phương hướng.
D. hệ thống kí hiệu bản đồ, các lược đồ; xác định vĩ độ, kinh độ và phương hướng.
Đáp án: C
Giải thích: Để khai thác tốt từng nội dung, chúng ta cần tìm hiểu hệ thống kí hiệu bản đồ, tỉ lệ bản đồ; xác định vĩ độ, kinh độ và phương hướng trên bản đồ; phân tích các số liệu và biểu đồ trên bản đồ (nếu có). Ngoài ra, khi sử dụng bản đồ cần phải hiểu rõ mối quan hệ tương hỗ và nhân quả giữa các đối tượng địa lí, đồng thời phải biết phát triển tư duy không gian.
Câu 13. Việc sử dụng bản đồ trong học tập địa lí giúp tìm hiểu kiến thức về
A. tự nhiên, xã hội - dân cư và rèn luyện các kĩ năng địa lí.
B. tự nhiên, kinh tế, lịch sử và rèn luyện các kĩ năng địa lí.
C. tự nhiên, kinh tế - xã hội và rèn luyện các kĩ năng địa lí.
D. tự nhiên, không gian vũ trụ, rèn luyện các kĩ năng địa lí.
Đáp án: C
Giải thích: Việc sử dụng bản đồ trong học tập địa lí giúp tìm hiểu kiến thức về tự nhiên, kinh tế - xã hội và rèn luyện các kĩ năng đọc bản đồ, vẽ lược đồ, tính toán, so sánh, nhận xét, phân tích,...
Câu 14. Tỉ lệ bản đồ 1 : 5.000.000 có nghĩa là
A. 1 cm trên bản đồ hằng 500 m trên thực địa.
B. 1 cm trên bản đồ bằng 50 km trên thực địa.
C. 1 cm trên hản đồ bằng 5 km trên thực địa.
D. 1 cm Irên bản đồ bằng 5.000 m trên thực địa.
Đáp án: B
Giải thích: Tỉ lệ bản đồ 1 : 5.000.000 có nghĩa là: 1 cm trên bản đồ bằng 5 000 000 (cm) = 60 km trên thực địa.
Câu 15. Các bước sử dụng bản đồ thường gặp trong đời sống hằng ngày không phải là
A. tìm đường đi.
B. xác định hướng.
C. tính khoảng cách.
D. xác định vị trí.
Đáp án: B
Giải thích: Cách sử dụng bản đồ cho một số hoạt động thường gặp trong đời sống hằng ngày là xác định vị trí, tìm đường đi và tính khoảng cách địa lí.
Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 1: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 2: Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 3: Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 4: Trái đất, thuyết kiến tạo mảng
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của trái đất
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 6: Thạch quyển, nội lực