Sách bài tập Địa lí 10 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống

2.4 K

Với giải sách bài tập Địa lí 10 Bài 2: Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Địa lí lớp 10 Bài 2: Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống

Bài tập 1 trang 9 SBT Địa lí 10Khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng.

Câu 1: Để tính được khoảng cách thực tế của hai điểm trên bản đồ phải căn cứ vào

A. tỉ lệ bản đồ.

B. các kinh tuyến.

C. các vĩ tuyến.

D. kí hiệu bản đồ.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 2: Trong đời sống hằng ngày, bản đồ được sử dụng chủ yếu cho việc

A. xây dựng trung tâm công nghiệp.

B. mở các tuyến đường giao thông.

C. xác định vị trí và tìm đường đi.

D. thiết kế các hành trình du lịch.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 3: Trong lĩnh vực quân sự, bản đồ thường được sử dụng để

A. quy hoạch phát triển vùng.

B. xây dựng phương án tác chiến.

C. nghe và xem dự báo thời tiết.

D. xây dựng các hệ thống thuỷ lợi.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 4: Để xác định vị trí của một người, một vật hay một địa điểm trên bản đồ chủ yếu dựa vào

A. phương hướng trên bản đồ.

B. hệ thống kí hiệu của bản đồ.

C. hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến.

D. kim chỉ hướng bắc của bản đồ.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Bài tập 2 trang 9 SBT Địa lí 10Tại sao khi sử dụng bản đồ trong học tập Địa lí, chúng ta cần phải:

1.  Xác định yêu cầu và mục đích của việc sử dụng bản đồ.

2.  Lựa chọn bản đồ phù hợp với nội dung hay mục đích cần tìm hiểu.

3.  Định hướng những nội dung cần khai thác từ bản đồ.

Trả lời:

Vì để có thể sử dụng bản đồ trong học tập Địa lí một cách hiệu quả. Đầu tiêu ta cần xác định được yêu cầu và mục đích của việc sử dụng bản đồ là tìm vị trí, địa điểm hay tìm đường đi… Sau đó dựa vào mục đích yêu cầu của việc sử dụng bản đồ mà lựa chọn loại bản đồ phù hợp (ví dụ như tìm vị trí, đường đi có thể sử dụng bản đồ giao thông, du lịch…). Cuối cùng là định hướng những nội dung cần khai thác từ bản đồ, ví dụ như định hướng các vị trí, địa điểm cần tìm kiếm trên bản đồ.

Bài tập 3 trang 10 SBT Địa lí 10Em hãy trình bày các bước chia sẻ vị trí hiện tại của mình trên bản đồ số cho bạn bè hay người thân thông qua một trong các ứng dụng Gmail, Zalo, Messenger, Viber,...

Trả lời:

Em hãy trình bày các bước chia sẻ vị trí hiện tại của mình trên bản đồ số cho bạn bè hay người thân thông qua một trong các ứng dụng Zalo:

- Bước 1: Truy cập ứng dụng Google Map trên điện thoại thông minh (đã bật định vị) để xác định vị trí hiện tại của mình trên bản đồ số.

- Bước 2: Chọn chia sẻ vị trí qua ứng dụng Zalo

- Bước 3: Chọn bạn bè hay người thân để chia sẻ vị trí hiện tại của mình.

Bài tập 4 trang 10 SBT Địa lí 10Em được tặng một tấm vé xem phim trên đó có ghi địa chỉ rạp chiếu phim. Hãy trình bày cách tìm đường đi từ nhà tới rạp chiếu phim đó bằng ứng dụng Google Maps trên điện thoại di động có kết nối internet.

Trả lời:

Cách tìm đường đi từ nhà tới rạp chiếu phim đó bằng ứng dụng Google Maps trên điện thoại di động có kết nối internet:

- Bước 1: Truy cập ứng dụng Google Map trên điện thoại thông minh (đã bật định vị) để xác định vị trí nhà của mình trên bản đồ.

- Bước 2: Nhấn vào mũi tên chỉ đường sau đõ gõ địa chỉ của rạp chiếu phim.

- Bước 3: Nhấn vào ô tìm kiếm, ứng dụng sẽ hiện ra đường đi từ nhà tới rạp chiếu phim.

Bài tập 5 trang 11 SBT Địa lí 10Dựa vào hình 2, em hãy tính khoảng cách từ mỏ dầu Bạch Hổ đến nhà máy nhiệt điện Bà Rịa, biết khoảng cách đo được trên bản đồ là 1 cm, tỉ lệ bản đồ là 1:9 000 000.

Sách bài tập Địa lí 10 Bài 2: Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Tính khoảng cách từ mỏ dầu Bạch Hổ đến nhà máy nhiệt điện Bà Rịa:

- Khoảng cách đo được trên bản đồ từ mỏ dầu Bạch Hổ đến nhà máy nhiệt điện Bà Rịa là 1 cm, tỉ lệ bản đồ là 1:9 000 000 nghĩa là 1 cm trên bản đồ tương ứng với 90 km ngoài thực địa. Như vậy khoảng cách từ mỏ dầu Bạch Hổ đến nhà máy nhiệt điện Bà Rịa là 90 km.

Xem thêm các bài giải SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 1: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Bài 3: Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống

Bài 4: Trái Đất, thuyết kiến tạo mảng

Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 2: Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống

I. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP ĐỊA LÍ

- Sử dụng bản đồ trong học tập địa lí giúp tìm hiểu kiến thức về tự nhiên, kinh tế – xã hội, rèn luyện các kĩ năng đọc bản đồ, vẽ lược đồ, tính toán, so sánh, nhận xét, phân tích,…

- Các bước tiến hành:

+ Xác định yêu cầu và mục đích của việc sử dụng bản đồ.

+ Lựa chọn bản đồ phù hợp với nội dung, mục đích cần tìm hiểu.

+ Định hướng nội dung cần khai thác từ bản đồ

- Sử dụng bản đồ cần hiểu rõ mối quan hệ tương hỗ và nhân quả giữa các đối tượng địa lí, phát triển tư duy không gian.

Lý thuyết Bài 2: Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

II. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG ĐỜI SỐNG

- Bản đồ được sử dụng rộng rãi trong nhiều hoạt động và lĩnh vực của đời sống xã hội:

+ Trong sinh hoạt hằng ngày: để xác định vị trí; tìm đường đi; tính khoảng cách; xem dự báo thời tiết,

+ Trong sản xuất, kinh doanh dịch vụ: quy hoạch phát triển vùng, xây dựng các công trình thuỷ lợi, các trung tâm công nghiệp, các tuyến đường giao thông

+ Trong lĩnh vực quân sự: xây dựng các phương án tác chiến.

- Cách sử dụng bản đồ cho một số hoạt động thường gặp trong đời sống: xác định vị trí, tìm đường đi, tính khoảng cách địa lí,

Lý thuyết Bài 2: Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Đánh giá

0

0 đánh giá