Bộ 10 đề thi học kì 1 Địa Lí 12 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024

34

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 12 sách Kết nối tri thức năm 2024 - 2025. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi học kì 1 Địa lí 12. Mời các bạn cùng đón xem:

Đề thi học kì 1 Địa Lí 12 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024

Đề thi học kì 1 Địa Lí 12 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Địa Lí lớp 12

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

Đang cập nhật...

Đề thi học kì 1 Địa Lí 12 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 2

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Địa Lí lớp 12

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 2)

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Xu hướng chuyển dịch trong khu vực I ở nước ta hiện nay

A. giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi.

B. tăng tỉ trọng ngành thủy sản.

C. tăng tỉ trọng ngành lâm nghiệp.

D. giảm tỉ trọng ngành thủy sản.

Câu 2. Quá trình feralit diễn ra mạnh mẽ ở

A. vùng đồi núi thấp.

B. khu vực núi cao.

C. ven biển, các đảo.

D. trung du, hải đảo.

Câu 3. Hai vùng trồng cây ăn quả lớn nhất ở nước ta hiện nay là

A. BTB&DHMT, TD&MNBB.

B. ĐBSCL, Đông Nam Bộ.

C. TD&MNBB, Đông Nam Bộ.

D. ĐBSCL, TD&MNBB.

Câu 4. Ngư trường nào sau đây không được xác định là ngư trường trọng điểm?

A. Cà Mau - Kiên Giang.

B. Thanh Hóa - Nghệ An.

C. Ninh Thuận - Bình Thuận.

D. Hải Phòng - Quảng Ninh.

Câu 5. Cơ cấu nông nghiệp nước ta đang chuyển dịch theo hướng nào sau đây?

A. Tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp.

B. Giảm tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành trồng trọt.

C. Giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp.

D. Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi.

Câu 6. Thuận lợi về kinh tế - xã hội đối với ngành thủy sản nước ta là

A. nguồn lợi hải sản vùng biển khá phong phú.

B. dân số đông, nhiều tàu thuyền công suất lớn.

C. thị trường trong nước, ngoài nước mở rộng.

D. nhiều khu vực thuận lợi nuôi trồng thủy sản.

Câu 7. Đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở vùng núi nào sau đây của nước ta?

A. Tây Bắc.

B. Trường Sơn Bắc.

C. Đông Bắc.

D. Trường Sơn Nam. 

Câu 8. Tây Nguyên là vùng chuyên canh lớn nhất về các loại công nghiệp lâu năm nào sau đây?

A. Chè, tiêu, điều.

B. Cà phê, cao su.

C. Cao su, bông.

D. Cao su, hồ tiêu.

Câu 9. Nhờ có biển Đông mà nước ta có

A. thiên nhiên nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh.

B. thiên nhiên phân hóa đa dạng theo bắc - nam.

C. khí hậu khô và nóng như các nước ở châu Phi.

D. thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

Câu 10. Ý nghĩa lớn nhất của việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến ở nước ta là

A. tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động địa phương.

B. tạo ra nhiều sản phẩm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

C. giúp bảo quản tốt sản phẩm hàng hoá sau thu hoạch.

D. thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành.

Câu 11. Các khu công nghệ cao tập trung chủ yếu ở

A. đô thị lớn.

B. ven biển.

C. vùng núi.

D. các đảo.

Câu 12. Thu nhập bình quân của lao động nước ta chưa cao do

A. tuổi thọ trung bình thấp.

B. người lao động rất đông.

C. năng suất lao động thấp.

D. phân bố dân cư khá đều.

Câu 13. Lợi thế của nước ta trong việc phát triển công nghiệp hiện nay là

A. nguồn nhiên liệu phân bố đều ở các vùng.

B. nguồn lao động đông, chất lượng nâng lên.

C. thu hút vốn đầu tư lớn, chính sách ưu tiên.

D. thị trường nội địa mạnh, hạn chế thiên tai. 

Câu 14. Vùng nào ở nước ta có mật độ dân số thấp nhất?

A. Tây Bắc.

B. Tây Nguyên.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Đông Nam Bộ. 

Câu 15. Hậu quả của đô thị hóa tự phát không phải là

A. sức ép lớn vấn đề việc làm.

B. gây ra ô nhiễm môi trường.

C. mất an ninh, trật tự xã hội.

D. cải thiện đời sống nhân dân.

Câu 16. Xu hướng của ngành điện nước ta là

A. tiếp tục phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo.

B. chỉ tập trung các nguồn lực phát triển mạnh thuỷ điện.

C. phát triển đồng đều các nguồn điện ở các vùng lãnh thổ.

D. chỉ đổi mới công nghệ các nhà máy điện đang xây dựng.  

Câu 17. Đặc điểm nào sau đây đúng với ngành chăn nuôi nước ta hiện nay?

A. Có tỉ trọng rất lớn trong nông nghiệp.

B. Hướng đến nền sản xuất hàng hoá.

C. Chủ yếu đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

D. Chỉ tập trung ở các vùng đồng bằng. 

Câu 18. Bể trầm tích nào sau đây có trữ lượng dầu khí lớn nhất ở nước ta?

A. Sông Hồng.

B. Phú Khánh.

C. Thổ Chu - Ma-lay.

D. Nam Côn Sơn.

Câu 19. Hệ thống lưới điện 500 kV với tuyến chính kéo dài từ

A. Điện Biên đến An Giang.

B. Lai Châu đến Đà Nẵng.

C. Lai Châu đến Cần Thơ.

D. Điện Biên đến Long An.

Câu 20. Khu công nghệ cao nào sau đây thuộc trung tâm công nghiệp Hà Nội?

A. Khu công nghệ cao Hoà Lạc.

B. Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

C. Khu công nghệ cao Đà Nẵng.

D. Khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:

“Trồng trọt là ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Hiện nay, ngành trồng trọt đang ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất như cơ giới hoá, tự động hoá, các mô hình canh tác mới,... nên hiệu quả sản xuất trên 1 đơn vị diện tích ngày càng được nâng cao. Nhiều sản phẩm ngành trồng trọt là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao. Cơ cấu cây trồng đang có sự chuyển đổi từ cây trồng có giá trị kinh tế và hiệu quả không cao sang cây trồng khác cho giá trị kinh tế và hiệu quả cao hơn, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Cơ cấu cây trồng nước ta đa dạng, bao gồm: cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau, đậu và các cây trồng khác.”

(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Chân trời sáng tạo, trang 49)

a) Trồng trọt là ngành chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp ở nước ta.

b) Khí hậu phân hóa đa dạng kết hợp với địa hình, đất, nước tạo điều kiện cho nước ta phát triển cơ cấu cây trồng đa dạng.

c) Cơ cấu cây trồng đang có sự chuyển đổi sang cây trồng cho giá trị kinh tế và hiệu quả cao hơn, đáp ứng nhu cầu thị trường.

d) Một trong những sản phẩm của ngành trồng trọt có giá trị cao xuất khẩu là lúa mì.

Câu 2. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:

“Vùng sinh thái nông nghiệp ở nước ta được hình thành dựa trên sự khác biệt về điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế – xã hội, trình độ thâm canh và chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp ở mỗi vùng.”

(Nguồn: dẫn theo Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019)

a) Vùng nông nghiệp cho phép khai thác tốt các điều kiện sinh thái nông nghiệp ở mỗi vùng tạo ra sự đa dạng hóa trong sản phẩm nông nghiệp.

b) Nước ta có 6 vùng sinh thái nông nghiệp.        

c) Một trong những ý nghĩa của việc hình thành vùng nông nghiệp ở nước ta là thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ trên cả nước.

d) Các vùng hình thành dựa trên sự tương đồng về điều kiện sinh thái và kinh tế - xã hội.

Câu 3. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:

“Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ là kết quả tác động của hàng loạt nhân tố, phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và các chính sách phát triển công nghiệp, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khoa học – công nghệ, cải thiện cơ sở hạ tầng,... Định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, phân bố không gian công nghiệp nước ta hướng đến phù hợp với yêu cầu cơ cấu lại các ngành công nghiệp, phát triển tập trung, không dàn đều, đảm bảo bảo vệ môi trường, quốc phòng an ninh.”

(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Kết nối tri thức, trang 68)

a) Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ hướng đến sự phân bố lao động có hiệu quả hơn.

b) Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ hướng đến sự phát triển các tổ hợp công nghiệp tập trung ở những địa bàn trọng điểm với quy mô lớn và có hiệu quả cao.

c) Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ chú trọng vào việc đa dạng hóa các sản phẩm công nghiệp ở mỗi vùng, địa phương.

d) Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ chưa phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế.

Câu 4. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:

“Trung tâm công nghiệp là nơi tập trung hoạt động công nghiệp gắn với đô thị lớn và vừa. Mỗi trung tâm công nghiệp thường có một hoặc một số ngành chuyên môn hoá, là hạt nhân phát triển vùng và địa phương. Các trung tâm công nghiệp ở nước ta ngày càng phát triển và rất đa dạng, được phân loại dựa vào vai trò của nó trong phân công lao động theo lãnh thổ, quy mô giá trị sản xuất công nghiệp, tính chất chuyên môn hoá,... Căn cứ vào giá trị sản xuất công nghiệp, có thể chia các trung tâm công nghiệp thành các trung tâm rất lớn (Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Hải Phòng); các trung tâm lớn (Phổ Yên, Từ Sơn, Biên Hoà,...); các trung tâm trung bình (Bắc Giang, Dung Quất, Cần Thơ,...) và các trung tâm nhỏ (chiếm đa số, phân bố rộng khắp cả nước).”

(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Cánh diều, trang 75)

a) Trung tâm công nghiệp được hiểu là một khu vực có ranh giới xác định, nằm xa các đô thị.

b) Căn cứ vào giá trị sản xuất công nghiệp, có thể chia các trung tâm công nghiệp thành các trung tâm rất lớn; các trung tâm lớn; các trung tâm trung bình và các trung tâm rất nhỏ.

c) Trung tâm công nghiệp thường có một hoặc một số ngành chuyên môn hoá.

d) Trung tâm công nghiệp là nơi tập trung hoạt động công nghiệp gắn với đô thị lớn và vừa.

PHẦN III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2.

Câu 1. Biết ở nước ta năm 2021, GDP đạt 8 487,5 nghìn tỉ đồng, GDP của nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản là 1 069,7 nghìn tỉ đồng. Tính tỉ trọng GDP của khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản của nước ta năm 2021 (đơn vị tính: %, làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).

Câu 2. Năm 2021, diện tích đất tự nhiên của nước ta là 33 134,5 nghìn ha; diện tích rừng là 14,7 triệu ha. Tính độ che phủ rừng của nước ta năm 2021 (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của %).

Câu 3. Cho biểu đồ:

Sản lượng dầu thô và khí tự nhiên khai thác trong nước giai đoạn 2000 – 2021

Bộ 10 đề thi học kì 1 Địa Lí 12 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024 (ảnh 1)

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2001, 2006, 2011, 2016, 2022)

Tính tốc độ tăng trưởng của sản lượng khí tự nhiên của nước ta năm 2021 (làm tròn đến chữ số thập phân đầu tiên).

Câu 4. Cho bảng số liệu:

SẢN LƯỢNG THUỶ SẢN ƯỚP ĐÔNG CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 – 2021

Năm

2010

2015

2020

2021

Thuỷ sản ướp đông (nghìn tấn)

1 278,3

1 666,0

2 194,1

2 070,4

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2016, 2022)

Tính sản lượng thuỷ sản ướp đông trung bình mỗi năm của nước ta giai đoạn 2010 – 2021 (đơn vị tính: nghìn tấn, làm tròn kết quả đến một chữ số của phần thập phân).

ĐÁP ÁN

PHẦN I.

(Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

A

D

B

D

C

A

B

D

B

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

A

C

B

C

D

A

B

D

C

A

PHẦN II.

(Mỗi lựa chọn đúng thí sinh được 0,25 điểm)

 

Nội dung a

Nội dung b

Nội dung c

Nội dung d

Câu 1

S

Đ

Đ

S

Câu 2

Đ

S

Đ

S

Câu 3

S

S

Đ

Đ

Câu 4

S

S

Đ

Đ

PHẦN III.

(Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm)

Câu 1. 13%.

Câu 2. 44%.

Câu 3. 462,5%.

Câu 4. 72 nghìn tấn.

Đánh giá

0

0 đánh giá