Giải SBT Hóa học 11 trang 30 Cánh diều

216

Với lời giải SBT Hóa học 11 trang 30 chi tiết trong Bài 9: Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ Cánh diều giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Hóa học 11 Bài 9: Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ

Bài 9.8 trang 30 SBT Hóa học 11: Vì sao phải cô lập và tinh chế các hợp chất hoá học? Kể tên một số phương pháp về việc áp dụng các phương pháp này để tinh chế chất hoá học trong đời sống. Tìm hiểu và nêu ví dụ minh hoạ được dùng tinh chế chất hữu cơ mà em biết. 

Lời giải:

Các hợp chất hoá học có sẵn trong tự nhiên hoặc tạo thành trong các phản ứng hoá học thường không ở dạng tinh khiết mà lẫn với chất khác. Cô lập và tinh chế nhằm có được chất mong muốn ở dạng tinh khiết.

Một số phương pháp dùng tinh chế chất hữu cơ: phương pháp kết tinh, phương pháp chiết, phương pháp chưng cất, phương pháp sắc kí,...

Ví dụ: Để có được đường saccharose, người ta lấy nước ép mía đem cô đặc rồi kết tinh để được tinh thể đường.Để có được rượu (dung dịch ethanol) từ hỗn hợp lên men của “cơm rượu”, người ta tiến hành chưng cất lấy rượu khỏi phần “bã rượu”.

Bài 9.9 trang 30 SBT Hóa học 11: Thêm hexane (một hydrocarbon trong phân tử có 6 nguyên tử carbon) vào dung dịch iodine trong nước, lắc đều rồi để yên. Sau đó thu lấy lớp hữu cơ, làm bay hơi dung môi để thu lấy iodine.

Giải SBT Hóa 11 Bài 9 (Cánh diều): Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ (ảnh 2)

a) Phương pháp nào đã được sử dụng để thu lấy iodine từ dung dịch iodine trong nước trong quy trình được mô tả ở trên?

b) Hình 9.2 mô tả hiện tượng xảy ra trong dụng cụ dùng thu lấy iodine trong thí nghiệm trên. Cho biết tên của dụng cụ này.

c) Mô tả cách làm để tách riêng phần nước và phần hữu cơ từ dụng cụ ở Hình 9.2.

d) Giải thích sự khác nhau về màu sắc của lớp nước và lớp hữu cơ trong dụng cụ trên trước và sau khi lắc.

Lời giải:

a) Phương pháp sử dụng để thu lấy iodine từ dung dịch iodine trong nước là phương pháp chiết lỏng – lỏng.

b) Dụng cụ sử dụng là: phễu chiết.

c) Cách làm: Mở khoá phễu chiết, phần nước ở dưới sẽ thoát ra, lần lượt thu lấy phần nước và phần hữu cơ riêng biệt.

d) Do iodine tan tốt trong hexane hơn, nên ở lớp hữu cơ nồng độ iodine cao hơn và tạo thành dung dịch có màu tím.

Bài 9.10 trang 30 SBT Hóa học 11: Để tinh chế chất hữu cơ rắn chứa tạp chất, người ta hoà tan chất rắn trong dung môi thích hợp rồi lọc bỏ tạp chất không tan (Hình 9.3)

a) Đưa các chú thích trên hình (đã cho trong khung) vào các vị trí (A, B, C, D, E, F) cho phù hợp.

b) Để yên nước lọc một thời gian nhưng chưa thấy chất rắn kết tinh như mong muốn. Yếu tố nào có thể là nguyên nhân của hiện tượng này?

c) Cần làm gì để có thể có được chất rắn kết tinh từ dung dịch thu được ở trường hợp b).

d) Cho biết tên của phương pháp đã sử dụng để tinh chế chất rắn ở trên.

Giải SBT Hóa 11 Bài 9 (Cánh diều): Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ (ảnh 3)

Lời giải:

a)

Dung dịch ban đầu: F;

Giấy lọc: A;

Phễu lọc: B;

Bình lọc: C;

Nước lọc: D;

Tạp chất: E.

b) Chất rắn chưa kết tinh có thể do dung dịch nước lọc chưa đạt đến nồng độ có thể kết tinh ở nhiệt độ thường.

c) Để thu được chất rắn kết tinh, ta cần làm lạnh dung dịch nước lọc và để yên để chất rắn kết tinh. Nếu không thấy kết tinh, cần cô đuổi một phần dung môi, sau đó để nguội cho kết tinh.

d) Phương pháp kết tinh lại.

Đánh giá

0

0 đánh giá