Giải SBT Hóa học 11 trang 85 Chân trời sáng tạo

301

Với lời giải SBT Hóa học 11 trang 85 chi tiết trong Bài 17: Phenol Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Hóa học 11 Bài 17: Phenol

Bài 17.14 trang 85 Sách bài tập Hóa học 11: Trong công nghiệp, ngoài phương pháp điều chế phenol từ cumene hoặc từ nhựa than đá, người ta còn thực hiện điều chế bằng phản ứng, thuỷ phân dẫn xuất chlorobenzene với dung dịch NaOH đặc, ở nhiệt độ 350 °C, áp suất cao (quy trình Dow), sản phẩm hữu cơ là muối sodium phenolate, acid hoá bằng dung dịch HCl, thu được phenol.

a) Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.

b) Tại sao khi thuỷ phân chlorobenzene không tạo thành sản phẩm trực tiếp phenol, mà tạo thành sodium phenolate?

Lời giải:

a) Phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra:

Trong công nghiệp, ngoài phương pháp điều chế phenol từ cumene hoặc từ nhựa than đá

b) Chlorobenzene tác dụng với NaOH, xảy ra phản ứng thế Cl bằng nhóm -OH tạo thành phenol, là một acid, phenol tác dụng với NaOH tạo thành muối sodium phenolate ngay sau đó.

Bài 17.15 trang 85 Sách bài tập Hóa học 11: Hằng số phân li acid Ka của một số hợp chất được thể hiện trong bảng dưới đây:

Hợp chất

Ka

(phân li trong H2O, 25oC)

Phenol

1,0 × 10-10

2-methylphenol

6,3 × 10-11

2-chlorophenol

7,8 × 10-9

2-nitrophenol

6,8 × 10-8

2,4-dinitrophenol

1,1 × 10-4

2,4,6- trinitrophenol (piric acid)

0,4

Carbonic acid

H2CO3HCO3+H+HCO3CO32+H+

 

5,0 × 10-7

5,0 × 10-11

a) Sắp xếp theo thứ tự giảm dần tính acid của các hợp chất phenol.

b) Trong các chất trên, chất nào tác dụng được với Na2CO3 sinh ra khí CO2? Giải thích.

Lời giải:

Hằng số phân li acid (Ka) càng lớn, tính acid càng mạnh.

a) Thứ tự giảm dần tính acid của các hợp chất: 2,4,6-trinitrophenol >

2,4-dinitrophenol > 2-nitrophenol > 2-chlorophenol > phenol > 2-methylphenol.

b) Hằng số phân li acid của quá trình :

H2CO3HCO3 + H+             Ka= 5×107

Chất phản ứng với Na2CO3 sinh ra khí CO2 phải có tính acid mạnh hơn proton thứ nhất của H2CO3 hoặc có Ka lớn hơn 5×10-7.

Vậy chất phản ứng với Na2CO3 sinh ra khí CO2 là 2,4,6-trinitrophenol và 2,4-dinitrophenol.

Đánh giá

0

0 đánh giá