Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Luyện tập Hình thang cân (2022) - Toán 8 theo mẫu Giáo án môn Toán học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Toán học lớp 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Giáo án Luyện tập Toán 8 Bài 3: Hình thang cân
A. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- HS phát biểu được và nắm vững, củng cố các định nghĩa, các tính chất của hình thang, các dấu hiệu nhận biết của hình thang cân.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết hình thang cân, biết vẽ hình thang cân, biết sử dụng các định nghĩa, các tính chất của hình thang, các dấu hiệu nhận biết, các tính chất vào chứng minh các đoạn thằng bằng nhau, các góc bằng nhau dựa vào dấu hiệu đã học. Biết cách chứng minh 1 tứ giác là hình thang cân theo điều kiện cho trước. Rèn luyện cách phân tích xác định phương hướng chứng minh.
3. Thái độ:
- Rèn tư duy suy luận ra được 4 góc ngoài của tứ giác là 360o.
4. Phát triển năng lực:
- Năng lực giải quyết vấn đề: HS phân tích được tình huống học tập, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề, đề xuất được giải pháp giải quyết, nhận ra được sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện.
- Năng lực tính toán: HS biết tính toán cho phù hợp.
- Năng lực hợp tác: HS biết hợp tác, hỗ trợ nhau trong nhóm để hoàn thành phần việc được giao ; biết nêu những mặt được và mặt thiếu sót của cá nhân và cả nhóm.
- Năng lực vẽ hình + chứng minh hình học.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Compa, thước, bảng phụ..
2. Học sinh:
- Compa, thước, bảng nhóm.
C. Phương pháp
- Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, ...
D. Tiến trình dạy học
1. Tổ chức lớp: Kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ:
- HS1: Phát biểu định nghĩa hình thang cân và các tính chất của nó.
- HS2: Muốn c/m 1 hình thang nào đó là hình thang cân thì ta phải chứng minh những điều kiện nào?
- HS3: Muốn c/m 1 tứ giác nào đó là hình thang cân thì ta phải chứng minh như thế nào?
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Ghi bảng |
---|---|---|
Hoạt động 1: Khởi động (12’) |
||
- Cho HS chữa bài 15 (trang 75) - GV kiểm bài làm ở nhà của một vài HS - Cho HS nhận xét ở bảng - Đánh giá; khẳng định những chỗ làm đúng; sửa lại những chỗ sai của HS và yêu cầu HS nhắc lại cách c/m 1 tứ giác là hthang cân - Qua bài tập, rút ra một cách vẽ hình thang cân? |
- Một HS vẽ hình; ghi GT-KL một HS trình bày lời giải - Cả lớp theo dõi - HS nêu ý kiến nhận xét, góp ý bài làm trên bảng - HS sửa bài vào vở - HS nhắc lại cách chứng minh hình thang cân - HS nêu cách vẽ hình thang cân từ một tam giác cân |
Bài 15 trang 75 Sgk
|
Hoạt động 2: Luyện tập (28’) |
||
- Cho HS đọc đề bài, GV vẽ hình lên bảng, gọi HS tóm tắt gt-kl - Chứng minh ABCD là hình thang cân như thế nào? - Với điều kiện , ta có thể chứng minh được gì? => - Cần chứng minh thêm gì nữa? => ? - Từ đó => ? - Gọi 1 HS giải; HS khác làm vào nháp - Cho HS nhận xét ở bảng - GV hoàn chỉnh bài cho HS |
- HS đọc đề bài, vẽ hình và tóm tắt Gt-Kl. - Hình thang ABCD có AC=BD DODC cân => OD=OC - Cần chứng minh DOAB cân => OA=OB AC=BD Gọi O là giao điểm của AC và BD, ta có:
- Nhận xét bài làm ở bảng - Sửa bài vào vở |
Bài 17 trang 75 Sgk
Giải Gọi O là giao điểm của AC và BD, ta có:
Bài 18 trang 75 Sgk
|
Hoạt động 3: Vận dụng (3’) |
||
- Gọi HS nhắc lại các kiến thức đã học trong §2, §3. - Chốt lại cách chứng minh hình thang cân |
- HS nêu định nghĩa hình thang, hình thang cân. Tính chất và dấu hiệu nhận biết hình thang cân |
|
Hoạt động 4: Mở rộng (2’) |
||
- Ôn kiến thức về hình thang, hình thang cân - Bài tập 16 trang 75 Sgk ! Sử dụng dấu hiệu nhận biết - Bài tập 19 trang 75 Sgk |
- HS nghe dặn - HS ghi chú vào vở |
- Bài tập 16 trang 75 Sgk - Bài tập 19 trang 75 Sgk |
4. Hướng dẫn học sinh tự học (1p)
- Làm các bài tập 17, 19(SGK)
- Đọc bài đường trung bình của tam giác, của hình thang.