Sách bài tập Lịch sử 10 Bài 12 (Cánh diều): Văn minh Văn Lang - Âu Lạc

5.2 K

Với giải sách bài tập Lịch sử 10 Bài 12: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch sử lớp 10 Bài 12: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc

Câu 1 trang 35 SBT Lịch sử 10Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc được hình thành ở khu vực nào sau đây?

A. Lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả.

B. Các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc.

C. Lưu vực sông Hồng và sông Thu Bồn.

D. Các tỉnh đồng bằng Nam Trung Bộ.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 2 trang 35 SBT Lịch sử 10: Điều kiện tự nhiên nào sau đây không phải là cơ sở hình thành nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc?

A. Vị trí địa lí thuận lợi cho giao lưu, tiếp xúc với các thể văn minh.

B. Đất đai phì nhiêu, máu tử, có nhiều sông lớn.

C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi.

D. Địa hình chủ yếu là núi với nhiều cảnh quan đẹp.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 3 trang 35 SBT Lịch sử 10: Cơ sở kinh tế tác động đến sự hình thành nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc là

A. kinh tế thủ công nghiệp, thượng nghiệp đóng vai trò chủ đạo.

B. hoạt động thương mại đường biến phát triển từ sớm.

C. các tuyến đường biển thúc đẩy kinh tế thương mại phát triển.

D. trồng trọt, chăn nuôi phát triển, đặc biệt là nghệ thông trồng lúa nước.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 4 trang 36 SBT Lịch sử 10: Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc được hình thành trên cơ sở xã hội nào sau đây?

A. Sự phân hoá giữa các tầng lớp xã hội.

B. Sự xuất hiện tầng lớp quý tộc mới giàu có và nhiều thể lực.

C. Của cải dư thừa, xuất hiện giai cấp phong kiến.

D. Mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân tự do và nô tì.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 5 trang 36 SBT Lịch sử 10: Đặc trưng về cư trú và di chuyển của cư dân trong nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc là

A. ở nhà sàn, di chuyển bằng Voi, ngựa.

B. ở nhà sàn, di chuyển trên sông nước chủ yếu bằng thuyền, bè.

C. ở nhà trệt, di chuyển bằng xe, ngựa.

D. ở nhà trệt, di chuyển trên sông, suối bằng thuyền, bè.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 6 trang 36 SBT Lịch sử 10: Nội dung nào sau đây không thể hiện nét tiêu biểu về đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc?

A. Có nghi thức thờ thần Huỷ diệt, thần Sáng tạo.

B. Hoạt động âm nhạc, ca múa có vị trí quan trọng trong đời sống.

C. Có tục thờ cúng tổ tiên, anh hùng, thủ lĩnh

D. Có tục ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 7 trang 36 SBT Lịch sử 10: Những biểu hiện vào sau đây cho thấy nước Âu Lạc có bước phát triển hơn so với nước Văn Lang?

A. Lãnh thổ mở rộng, có thể sử dụng thỏ bắn trăm phát trăm trúng, có thành luỹ vừa là kinh thành, vừa là kinh đô, vừa là căn cứ quân sự vững chắc.

B. Dân số gia tăng gấp đôi, lãnh thổ mở rộng về phía đông, có kĩ thuật quân sự ngày càng hiện đại.

C. Bộ máy hành chính hoàn thiện, dân số gia tăng, có luật pháp thành văn và quân đội chính quy.

D. Lãnh thổ mở rộng, biết sử dụng nó có thể bắn nhiều mũi tên một lần, có thành luỹ vừa là kinh đô vừa là căn cứ quân sự vững chắc.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 8 trang 36 SBT Lịch sử 10: Chọn từ cho sẵn dưới đây đặt vào chỗ chấm (...) trong đoạn văn, thể hiện đời sống tinh thần của cư dân trong nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc: A. đấu vật, B. tổ tiên, C. nhuộm răng, D. nông nghiệp, E. Mặt Trời, G. tự nhiên.

Tín ngưỡng sùng bái các lực lượng ……..(1) thể hiện qua các nghi thức như: thờ thần ……...(2), thần núi, thần sông; thờ cúng ……....(3), anh hùng, thủ lĩnh; thực hành lễ nghi ……….(4) cầu mong mùa màng bội thu. Trong các dịp lễ hội, cư dân thường tổ chức đua thuyền, ……….(5). Phong tục tập quán có những nét đặc sắc như tục ăn trầu, ……....(6), xăm mình

Trả lời:

Tín ngưỡng sùng bái các lực lượng (1) tự nhiên thể hiện qua các nghi thức như: thờ thần (2) Mặt Trời, thần núi, thần sông; thờ cúng (3) tổ tiên, anh hùng, thủ lĩnh; thực hành lễ nghi (4) nông nghiệp cầu mong mùa màng bội thu. Trong các dịp lễ hội, cư dân thường tổ chức đua thuyền, (5) đấu vật. Phong tục tập quán có những nét đặc sắc như tục ăn trầu, (6) nhuộm răng xăm mình.

Câu 9 trang 37 SBT Lịch sử 10: Quan sát hình 12, hãy: Cho biết đây là hình ảnh của lễ hội nào?

- Tìm hiểu và giới thiệu về lễ hội đó.

Sách bài tập Lịch sử 10 Bài 12: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Hình 12. Hình ảnh lễ hội Đền Hùng (Phú Thọ).

- Giới thiệu về lễ hội Đền Hùng:

+ Lễ hội diễn ra từ ngày 01  đến hết ngày 10 tháng 3 âm lịch. Việc tế lễ được tổ chức rất trọng thể vào ngày chính hội (10/3), bắt đầu bằng lễ dâng hương có đại diện của Nhà nước, tại đền Thượng là nơi xưa kia vua Hùng tế trời đất. Ðồ tế lễ ngoài mâm ngũ quả còn có bánh chưng, bánh dày để nhắc lại sự tích Lang Liêu, cũng là nhắc nhở công đức các vua Hùng đã dạy dân trồng lúa.

+ Phần rước, có nhiều cuộc rước thần, rước voi, rước kiệu... của các làng Tiên Cương, Hy Cương, Phượng Giao, Cổ Tích...

+ Sau tế lễ còn có múa hát xoan (ở đền Thượng), hát ca trù (ở đền Hạ) và nhiều trò chơi khác.

+ Hội đền Hùng không chỉ thu hút khách thập phương đến dự lễ bởi những nét sinh hoạt văn hoá đặc sắc mà còn ở tính thiêng liêng của một cuộc hành hương trở về cội nguồn dân tộc của các thế hệ người Việt Nam. Ðến hội, mỗi người đều biểu hiện một tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ về quê cha đất tổ. Ðây là một tín ngưỡng đã ăn sâu vào tâm thức mỗi con người Việt Nam, cho dù họ ở bất cứ nơi đâu.s

Câu 10 trang 37 SBT Lịch sử 10Em hãy lí giải vì sao nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc còn được gọi là nền văn minh sông Hồng?

Trả lời:

- Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc còn được gọi là nền văn minh sông Hồng do nền văn minh này hình thành và phát triển chủ yếu ở lưu vực sông Hồng.

Bài giảng Lịch sử 10 Bài 12: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc - Cánh diều

Xem thêm các bài giải SBT Lịch sử lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 11: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại

Bài 12: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc

Bài 13: Văn minh Chăm - pa. Văn minh Phù Nam

Bài 14: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt

Bài 15: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt

Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 12: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc

1. Cơ sở hình thành

1.1. Điều kiện tự nhiên

- Nét chính về điều kiện tự nhiên:

+ Phạm vi: lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả (vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay).

+ Vị trí địa lí: phía bắc tiếp giáp với Trung Quốc ngày nay và phía đông giáp biển.

+ Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi dày đặc; có nhiều dòng sông lớn, như: sông Hồng, sông Mã, sông Cả…

+ Địa hình: có nhiều vùng đồng bằng màu mỡ.

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

+ Tài nguyên khoáng sản phong phú (sắt, đồng, chi, thiếc,...)

- Tác động:

+ Vị trí địa lí thuận lợi, thúc đẩy sự giao lưu, tiếp xúc với các nền văn minh khác

+ Thuận lợi cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất của cư dân

+ Tài nguyên khoáng sản phong phú là cơ sở để cư dân chế tác các loại hình công cụ lao động và đồ dùng sinh hoạt

1.2. Cơ sở xã hội

- Xã hội có sự phân hoá thành: tầng lớp quý tộc, nông dân tự do, nô tì

+ Quý tộc là những người giàu, có thế lực.

+ Nông dân tự do sinh sống trong các công xã nông thôn và chiếm đại đa số dân cư.

+ Nô tì là tầng lớp thấp nhất trong xã hội.

- Quá trình giao lưu, trao đổi sản phẩm đã hình thành mối liên kết giữa các cộng đồng cư dân Việt cổ.

2. Những thành tựu tiêu biểu

2.1. Đời sống vật chất

- Nguồn lương thực, thực phẩm chủ yếu của cư dân bao gồm: gạo nếp, gạo tẻ, các loại rau, củ, quả, gia súc, gia cầm (lợn, gà, vịt,...) và các loại thuỷ sản (cá, tôm, cua,...)

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 12: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc

Làm bánh chưng,bánh giày (minh họa)

- Về trang phục:

+ Ngày thường: nam giới đóng khố, mình trần; nữ mặc áo, váy, yếm che ngực và đều đi chân đất.

+ Vào dịp lễ hội, trang phục có thêm đồ trang sức, như vòng, nhân, khuyên tai, mũ gắn lông vũ,...

- Nhà ở phổ biến là kiểu nhà sản làm bằng gỗ, tre, nứa, lá.

- Phương thức di chuyển trên sông nước chủ yếu là dùng thuyền, bè.

2.2. Đời sống tinh thần

- Người Việt cổ có trình độ thẩm mĩ và tư duy khá cao, thể hiện qua: nghệ thuật điêu khắc, kĩ thuật luyện kim, kĩ thuật làm đồ gốm; hoa văn trang trí trên đồ đồng, đồ gốm.

- Âm nhạc, ca múa có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của cư dân với các loại nhạc cụ như trống đồng, chiêng, cổng, chuông, các hoạt động hát múa….

- Tín ngưỡng:

+ Sùng bái các lực lượng tự nhiên (thờ thần Mặt Trời, thần núi, thần sông..);

+ Thờ cúng tổ tiên, anh hùng, thủ lĩnh…

+ Thực hành lễ nghi nông nghiệp cầu mong mùa màng bội thu.

- Trong các dịp lễ hội, cư dân thường tổ thức đua thuyền, đấu vật.

- Phong tục tập quán có những nét đặc sắc như tục ăn trâu, nhuộm răng, xăm mình,...

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 12: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc

Người Việt cổ thích ca múa trong dịp lễ hội (minh họa)

2.3. Tổ chức xã hội và nhà nước

a. Tổ chức xã hội:

- Người Việt cổ quần tụ trong xóm làng (chiêng, chạ, mường, bản,...), gồm nhiều gia đình, dòng họ sinh sống trên cùng một khu vực.

- Cư dân đoàn kết đắp đê, trị thuỷ, khai hoang mở rộng địa bàn cư trú và canh tác.

b. Tổ chức nhà nước:

- Thời Văn Lang:

+ Kinh đô đặt tại Phong Châu (Phú Thọ).

+ Tổ chức nhà nước đơn gian: đứng đầu nhà nước là Vua Hùng, giúp việc có các Lạc Hầu. Cả nước chia làm 15 bộ do Lạc tướng cai quản, dưới bộ là các chiềng, chạ do Bồ chính phụ trách.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 12: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc

- Thời Âu Lạc:

+ Kinh đô đặt ở Phong Khê (Hà Nội)

+ Bộ máy nhà nước cơ bản giống với thời Văn Lang.

+ Các đơn vị hành chính địa phương không có nhiều thay đổi so với nước Văn Lang.

+ Nhà nước Âu Lạc đã có nhiều điểm tiến bộ hơn so với nước Văn Lang, như: lãnh thổ mở rộng hơn; có vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố

Đánh giá

0

0 đánh giá