Với giải Câu 3 trang 26 SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 5: Nhân vật và xung đột trong bi kịch giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Ngữ Văn 11 Bài 5: Nhân vật và xung đột trong bi kịch
Bài tập 3 trang 26 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc lại đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 132 – 140) và trả lời các câu hỏi:
Câu 3 trang 26 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Các nhân vật phụ như Nguyễn Vũ, Lê Trung Mại, đám cung nữ, quân khởi loạn, Ngô Hạch có vai trò gì trong đoạn trích?
Trả lời:
Các nhân vật phụ tuy xuất hiện một cách thoáng qua trong đoạn trích nhưng có vai trò thúc đẩy các xung đột, mâu thuẫn, tạo nên kịch tính cho câu chuyện. Đồng thời, sự đối lập trong cách phản ứng, hành xử của các nhân vật phụ này với thái độ can đảm, đầy tự trọng của Vũ Như Tô và Đan Thiềm làm nổi bật tính cách của các nhân vật chính. Mặt khác, thông qua các nhân vật phụ mang tính chất phản diện, Nguyễn Huy Tưởng cũng tái hiện một bức tranh xã hội rối loạn, nhiễu nhương, thể hiện sự phê phán của ông đối với cái tàn ác, tầm thường, giả dối, mù quáng.
Xem thêm lời giải Sách bài tập Ngữ văn 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu 5 trang 26 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Không khí lịch sử được tái hiện như thế nào trong đoạn trích?..
Câu 7 trang 28 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Thông điệp mà bạn nhận được sau khi đọc đoạn trích là gì?...
Câu 5 trang 29 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Phân tích ý nghĩa sự lựa chọn hành động của Prô-mê-tê...
Câu 1 trang 29 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Sân khấu kịch Việt Nam trong đời sống văn hoá đương đại...
Câu 2 trang 29 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Giá trị của di sản đối với đời sống văn hoá đương đại...
Câu 3 trang 29 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Việc theo đuổi lí tưởng của người trẻ trong xã hội ngày nay...
Câu 1 trang 29 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Sân khấu kịch Việt Nam trong đời sống văn hoá đương đại...
Câu 2 trang 29 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Giá trị của di sản đối với đời sống văn hoá đương đại...