Vở kịch đã được kết thúc như thế nào? Kết thúc đó cho thấy đặc trưng gì của thể loại bi kịch

465

Với giải Câu 1 trang 26 SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 5: Nhân vật và xung đột trong bi kịch giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Ngữ Văn 11 Bài 5: Nhân vật và xung đột trong bi kịch

Bài tập 3 trang 26 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc lại đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 132 – 140) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 26 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Vở kịch đã được kết thúc như thế nào? Kết thúc đó cho thấy đặc trưng gì của thể loại bi kịch?

Trả lời:

- Ở phần kết thúc của vở kịch, Vũ Như Tô tuyệt vọng khi chứng kiến Cửu Trùng Đài bị bốc cháy và yêu cầu quân sĩ dẫn ra pháp trường, chấp nhận cái chết. Kết thúc này rất đột ngột, bất ngờ vì trước đó Vũ Như Tô một mực muốn được sống để xây dựng Cửu Trùng Đài. Kết thúc này cũng hết sức bi đát, khi cuối cùng, Cửu Trùng Đài, giấc mơ lớn của Vũ Như Tô, biểu tượng của cái đẹp thuần khiết đã sụp đổ, cái ác hoành hành, cái tầm thường giả dối lên ngôi, nhân vật Vũ Như Tô – người nghệ sĩ tài năng, cương trực, can trường cuối cùng phải chịu một cái chết oan khuất.

- Kết thúc này cho thấy đặc trưng của bi kịch. Thứ nhất, sắc thái thẩm mĩ bao trùm trong các tác phẩm bi kịch là cái bi, được gợi nên qua sự thất bại và cái chết của cái đẹp, cái cao cả. Thứ hai, đặc điểm nổi bật của bi kịch là kịch tính, sự căng thẳng của những mâu thuẫn, xung đột được đẩy lên tới mức cao trào, sự bất ngờ của những cú ra đột ngột trong hành động nhân vật.

Đánh giá

0

0 đánh giá