Nêu ý nghĩa của phép đối lập – tương phản và sự xuất hiện của câu hỏi trong hai câu đầu thuộc màn độc thoại Sống

403

Với giải Câu 2 trang 24 SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 5: Nhân vật và xung đột trong bi kịch giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Ngữ Văn 11 Bài 5: Nhân vật và xung đột trong bi kịch

Bài tập 1 trang 24 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc lại phần tóm tắt bi kịch Hăm lét và văn bản Sống, hay không sống đó là vấn đề trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr, 126 - 130) và trả lời các câu hỏi:

Câu 2 trang 24 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nêu ý nghĩa của phép đối lập – tương phản và sự xuất hiện của câu hỏi trong hai câu đầu thuộc màn độc thoại Sống, hay không sống - đó là vấn đề.

Trả lời:

- Sự đối lập, tương phản giữa sống và không sống, đúng hơn là giữa tồn tại và không tồn tại. “Sống” có nghĩa là “chịu đựng”, chấp nhận thực tế đảo điên, tệ hại; còn “không sống” thì gắn liền với việc phản kháng, “cầm vũ khí vùng lên” để chống lại hay cải tạo hoàn cảnh và hứng chịu kết cục bi thảm.

- Câu hỏi xuất hiện tiếp sau sự tương phản – đối lập nói trên có tác dụng nhấn mạnh nỗi thao thức, trăn trở thường trực của Hăm-lét về ý nghĩa của cuộc sống, về việc lựa chọn hành động phù hợp nhằm bảo vệ lẽ sống và lí tưởng nhân văn. Đồng thời, câu hỏi này cũng chứng tỏ: Đối với Hăm-lét, trách nhiệm với lí tưởng, với cuộc đời là một gánh nặng gần như vượt ngưỡng chịu đựng.

Đánh giá

0

0 đánh giá