Giải SBT Toán 11 trang 117 Tập 1 Cánh diều

127

Với lời giải SBT Toán 11 trang 117 Tập 1 chi tiết trong Bài 6: Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình không gian sách Cánh diều giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán 11 Bài 6: Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình không gian

Bài 47 trang 117 SBT Toán 11Trong các Hình 44a, b, c, có bao nhiêu hình có thể là hình biểu diễn cho hình chóp tứ giác?

Trong các Hình 44a, b, c, có bao nhiêu hình có thể là hình biểu diễn cho hình chóp tứ giác?    A. 3.  B. 2.  C. 1.  D. 0.  (ảnh 1)

A. 3.

B. 2.

C. 1.

D. 0.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Các hình đã cho đều có thể là hình biểu diễn cho hình chóp tứ giác.

Bài 48 trang 117 SBT Toán 11Hình biểu diễn của hai đường thẳng cắt nhau có thể là hai đường thẳng song song được không? Vì sao?

Lời giải:

Giả sử hai đường thẳng a, b cắt nhau tại O và hình chiếu song song của a, b, O lần lượt là a', b', O'. Như vậy, O′ thuộc a', O' thuộc b'. Do đó a, b’ không thể song song vì có ít nhất một điểm chung O'.

Bài 49 trang 117 SBT Toán 11Hình biểu diễn của hai đường thẳng chéo nhau có thể là hai đường thẳng song song được không? Vì sao?

Lời giải:

Hình biểu diễn của hai đường thẳng chéo nhau có thể là hai đường thẳng song song được không? Vì sao?  (ảnh 1)

Giả sử a và b là hai đường thẳng chéo nhau có hình chiếu song song lần lượt là a' và b' lên một mặt phẳng.

Nếu mặt phẳng (a, a') và mặt phẳng (b, b') song song với nhau thì a' // b'.

Vậy hình chiếu song song của hai đường thẳng chéo nhau có thể song song với nhau.

Bài 50 trang 117 SBT Toán 11Vẽ hình biểu diễn của hình lăng trụ có đáy là tam giác đều.

Lời giải:

Vì tam giác bất kì có thể xem là hình biểu diễn của tam giác đều, do đó, hình biểu diễn của hình lăng trụ có đáy là tam giác đều có thể biểu diễn như hình vẽ dưới đây:

Vẽ hình biểu diễn của hình lăng trụ có đáy là tam giác đều.  (ảnh 1)

Bài 51* trang 117 SBT Toán 11Cho tứ diện ABCD có M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, CD. Xác định ảnh của tứ diện ABCD qua phép chiếu song song có phương chiếu là đường thẳng MN, mặt phẳng chiếu là mặt phẳng (Q) bất kì cắt đường thẳng MN.

Lời giải:

Cho tứ diện ABCD có M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, CD. Xác định ảnh của tứ diện ABCD qua phép chiếu song song có phương chiếu là đường thẳng MN, mặt phẳng chiếu là mặt phẳng (Q) bất kì cắt đường thẳng MN.  (ảnh 1)

Gọi f là phép chiếu song song có phương chiếu là đường thẳng MN, mặt phẳng chiếu là mặt phẳng (Q) bất kì cắt đường thẳng MN.

Gọi A', B', C', D' là ảnh của A, B, C, D; I là ảnh của M, N qua phép chiếu f.

Vì M là trung điểm của AB nên I là trung điểm của A'B'; N là trung điểm của CD nên I là trung điểm của C'D'. Do đó tứ giác A'C'B'D' là hình bình hành.

Vậy ảnh của tứ diện ABCD qua phép chiếu song song f là hình bình hành A'C'B'D' cùng với hai đường chéo A'B', C'D' của nó.

Đánh giá

0

0 đánh giá