Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 28: Sự truyền nhiệt hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 8. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 28: Sự truyền nhiệt
Bài 28.1 trang 76 Sách bài tập KHTN 8: Cơ chế của sự dẫn nhiệt là
A. sự truyền nhiệt độ từ vật này sang vật khác.
B. sự truyền nhiệt năng từ vật này sang vật khác.
C. sự truyền nội năng từ vật này sang vật khác.
D. sự truyền động năng của các phân tử này sang các phân tử khác.
Lời giải:
Đáp án đúng là D
Cơ chế của sự dẫn nhiệt là sự truyền động năng của các phân tử này sang các phân tử khác.
Bài 28.2 trang 76 Sách bài tập KHTN 8: Bếp lửa truyền nhiệt năng ra môi trường xung quanh
A. chỉ bằng dẫn nhiệt.
B. chỉ bằng đối lưu.
C. chỉ bằng bức xạ nhiệt.
D. bằng cả dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt.
Lời giải:
Đáp án đúng là D
Bếp lửa truyền nhiệt năng ra môi trường xung quanh bằng cả dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt.
Bài 28.3 trang 76 Sách bài tập KHTN 8: Bức xạ nhiệt không phải là hình thức truyền nhiệt năng từ
A. Mặt Trời đến Trái Đất.
B. bếp lửa đến người đứng gần bếp.
C. đầu một thanh đồng được hơ nóng sang đầu kia.
D. dây tóc bóng đèn đến vỏ bóng đèn.
Lời giải:
Đáp án đúng là C
C là hình thức dẫn nhiệt.
Lời giải:
Tóc quấn quanh thanh đồng không cháy còn tóc quấn quanh thanh thuỷ tinh thì cháy. Đồng dẫn nhiệt tốt hơn tóc rất nhiều nên thu được hầu hết nhiệt năng do que diêm cung cấp, do đó tóc không đủ nóng để cháy. Tóc dẫn nhiệt tốt hơn thuỷ tinh nên thu được nhiều nhiệt năng do que diêm cung cấp, đủ nóng để cháy.
Lời giải:
Trong bóng, trấu hoặc mùn cưa có các khoảng trống chứa không khí nên chúng dẫn nhiệt kém.
Lời giải:
Giữa các lớp rạ hoặc giữa các lá cọ có những khoảng trống chứa không khí nên dẫn nhiệt kém.
Về mùa đông mái nhà lợp rạ hoặc lá cọ làm cho sự truyền nhiệt từ trong nhà ra ngoài chậm lại, giữ cho nhà ấm hơn nhà có mái lợp tôn là chất dẫn nhiệt tốt.
Ngược lại về mùa hè, những mái nhà này lại làm cho sự truyền nhiệt từ không khí nóng bên ngoài vào trong nhà chậm lại, giữ cho nhà mát hơn nhà có mái lợp tôn.
Lời giải:
Trong các ấm điện, dây đun đều được đặt ở phía dưới gần sát đáy ấm để khi đun nước sẽ xảy ra truyền nhiệt chủ yếu bằng đối lưu làm cho nước nhanh sôi.
Lời giải:
Vì các cửa kính cho tia nhiệt truyền qua, còn các cửa gỗ thì ngăn không cho tia nhiệt truyền qua.
a) Tại sao ngọn đèn vẫn tiếp tục cháy?
b) Tại sao khi lắp thông phong vào đèn dầu thì đèn sẽ sáng hơn (Hình 28.1)?
Lời giải:
a) Ngọn đèn vẫn tiếp tục cháy được là nhờ có sự đối lưu. Khi ngọn đèn cháy, không khí ở gần ngọn lửa nóng lên, còn không khí ở trên lạnh hơn và nặng hơn chuyển động xuống dưới tiếp tục cung cấp oxygen cho ngọn lửa.
b) Thông phong có tác dụng ngăn cản sự truyền nhiệt năng của ngọn lửa ra môi trường rộng rãi xung quanh, làm cho không khí ở gần ngọn lửa nóng lên nhiều hơn nên sự đối lưu diễn ra mạnh hơn.
Mặt khác thông phong còn có tác dụng ngăn không cho các dòng đối lưu phân tán ra ngoài mà tập trung vào ngọn lửa.
A. Đốt rừng để lấy đất canh tác.
B. Hoạt động của nhà máy nhiệt điện chạy bằng lò hơi đốt bằng than đá.
C. Sự phân hủy của các đống rác ở ngoài trời.
D. Cả ba hiện tượng trên.
Lời giải:
Đáp án đúng là D
Cả ba hiện tượng trên đều gây ra hiệu ứng nhà kính.
A. Khí nitrogen oxide (NO).
B. Khí methane (CH4).
C. Khí carbon dioxide (CO2).
D. Hơi nước (H2O).
Lời giải:
Đáp án đúng là C
Khí carbon dioxide (CO2) gây hiệu ứng nhà kính mạnh nhất.
Lời giải:
Chúng ta tiết kiệm điện năng sẽ làm giảm việc sản xuất điện năng từ các nhà máy nhiệt điện, làm giảm khí carbon dioxide do các nhà máy nhiệt điện thải ra không khí, góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính vì khí carbon dioxide (CO2) có trong không khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh nhất.
Lời giải:
Bão, lũ lụt, cháy rừng, băng tan làm nước biển dâng có thể làm một phần của lục địa sẽ biến mất,...
- Một đèn bàn dùng bóng đèn dây bóng (1).
- Một bát to bằng thủy tinh (2).
- Hai bát sứ nhỏ (3).
- Một số cục nước đá (4).
Lời giải:
– Cho một số cục nước đá bằng nhau vào hai chiếc bát sứ.
– Dùng bát to bằng thuỷ tinh úp vào một trong hai bát nước đá.
– Dùng đèn bàn chiếu trực tiếp vào hai bát nước đá.
– Quan sát hai bát nước đá và rút ra kết luận
a) Hiệu ứng nhà kính khí quyển là do:
A. Có bầu khí quyển của Trái Đất.
B. Bức xạ của Mặt Trời là bức xạ mạnh.
C. Bức xạ của Trái Đất là bức xạ yếu.
D. Cả 3 lí do trên.
b) Biện pháp nào sau đây không làm giảm hiệu ứng nhà kính?
A. Giảm nhà máy nhiệt điện.
B. Tăng nhà máy thủy điện.
C. Giảm sử dụng động cơ đốt trong.
D. Tăng đất trồng trọt bằng cách đốt rừng.
c) Đánh giá các nhận định dưới đây về hiệu ứng nhà kính.
Nhận định |
Đánh giá |
|
Đúng |
Sai |
|
a) Hiệu ứng nhà kính tạo điều kiện nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của các sinh vật trên Trái Đất. |
|
|
b) Tăng sử dụng động cơ đốt trong có thể làm giảm hiệu ứng nhà kính. |
|
|
c) Hiệu ứng nhà kính giúp điều hòa nhiệt độ trên Trái Đất, giúp giảm hạn hán và lũ lụt, giảm băng tan trên địa cực và nước biển dâng cao. |
|
|
d) Hạn chế dùng điện hiện nay là một biện pháp có thể làm giảm hiệu ứng nhà kính. |
|
|
d) Hãy kể tên và giải thích các hành động mà em và các thành viên khác trong gia đình có thể làm để góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính.
Lời giải:
a) Đáp án đúng là D.
A và C không sai nhưng chưa đầy đủ. Phải có đủ ba điều kiện A, B, C mới có hiệu ứng nhà kính.
B là sai vì nếu chỉ có bức xạ Mặt Trời thì không thể có hiệu ứng nhà kính.
b) Đáp án đúng là D.
D làm tăng hiệu ứng nhà kính vì tăng khí thải CO2.
c)
Nhận định |
Đánh giá |
|
Đúng |
Sai |
|
a) Hiệu ứng nhà kính tạo điều kiện nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của các sinh vật trên Trái Đất. |
X |
|
b) Tăng sử dụng động cơ đốt trong có thể làm giảm hiệu ứng nhà kính. |
|
X |
c) Hiệu ứng nhà kính giúp điều hòa nhiệt độ trên Trái Đất, giúp giảm hạn hán và lũ lụt, giảm băng tan trên địa cực và nước biển dâng cao. |
|
X |
d) Hạn chế dùng điện hiện nay là một biện pháp có thể làm giảm hiệu ứng nhà kính. |
X |
|
d) Để làm giảm hiệu ứng nhà kính ta cần làm giảm khí thải CO2 là chủ yếu. Em và các thành viên khác trong gia đình có thể làm để góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính là
- Tiết kiệm điện, tắt tất cả các thiết bị điện khi không sử dụng.
- Sử dụng các thiết bị có nhãn mác tiết kiệm điện.
- Sử dụng các phương tiện giao thông như xe đạp, xe máy điện, xe bus, …
Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 27: Thực hành đo năng lượng nhiệt bằng joulemeter
Bài 30: Khái quát về cơ thể người
Bài 32: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người
Lý thuyết KHTN 8 Bài 28: Sự truyền nhiệt
I. Dẫn nhiệt
- Hiện tượng dẫn nhiệt:
- Khi đầu A của thanh đồng AB được đốt nóng trong thí nghiệm, các nguyên tử đồng ở đầu A chuyển động nhanh lên, động năng tăng. Khi chúng va chạm với các nguyên tử bên cạnh có động năng nhỏ hơn, các nguyên tử ở đầu A truyền bớt động năng cho các nguyên tử này, làm cho động năng của chúng tăng. Thông qua va chạm các nguyên tử truyền năng lượng từ đầu A đến đầu B của thanh đồng.
Thí nghiệm:
- Chuẩn bị: Thanh đồng AB mắc vào giả thí nghiệm, các đinh a, b, c, d, e, gần bằng sắp vào thanh, và đèn cồn đặt dưới đầu A của thanh đồng.
- Kết quả thí nghiệm:
+ Các đinh a, b, c, d, e truyền năng lượng cho nhau thông qua va chạm, dẫn đến tất cả các đinh đều nóng lên.
+ Việc đinh rơi xuống chứng tỏ rằng các đinh đã nóng lên do truyền năng lượng cho nhau thông qua va chạm.
+ Các đinh rơi xuống lần lượt theo thứ tự a, b, c, d, e.
2. Vật dẫn nhiệt tốt, vật cách nhiệt tốt
- Vật dẫn nhiệt tốt và vật cách nhiệt tốt được xác định dựa trên khả năng dẫn nhiệt hoặc cản trở sự dẫn nhiệt của chất liệu.
- Khả năng dẫn nhiệt của một số chất và vật liệu được liệt kê và tính theo giá trị gần đúng.
Trong thí nghiệm đối lưu, sử dụng hai ống nghiệm đựng nước và đun nóng từng phần của ống để quan sát hiện tượng miếng sắp và viên sáp có bị nóng chảy hay không.
- Chất lỏng và khí dẫn nhiệt kém, tuy nhiên, khi đun nóng đáy ống nghiệm, nước trong ống nghiệm sẽ nóng lên. Điều này chứng tỏ chất lưu tuy dẫn nhiệt kém nhưng vẫn có thể truyền nhiệt tốt.
- Các dòng nước nóng và lạnh di chuyển ngược chiều nhau được gọi là dòng đối lưu. Sự đối lưu này là hiện tượng truyền nhiệt nhờ vào dòng chất lỏng di chuyển và gọi là sự đối lưu.
- Năng lượng được truyền từ Mặt Trời tới Trái Đất bằng bức xạ nhiệt
- Thí nghiệm chứng tỏ năng lượng nhiệt đã được truyền bằng tia nhiệt
- Chuẩn bị: một bình thuỷ tinh đã phủ đen, bên trong có đặt một nhiệt kế, đèn điện dây tóc, tấm gỗ dày
- Tiến hành: bố trí thí nghiệm như Hình 28.5, bật đèn, theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của nhiệt kế khi chưa đặt tấm gỗ (Hình 28.5a). Đặt tấm gỗ vào giữa đèn và bình thủy tinh (Hình 28.5b), theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của nhiệt kế.
2. Sự truyền nhiệt bằng bức xạ nhiệt
- Tia nhiệt có một số tính chất giống tia sáng như mang năng lượng, truyền thẳng, phản xạ, không truyền qua các vật chắn sáng...
- Vật nhận được tia nhiệt thì nóng lên. Hình thức truyền nhiệt này được gọi là bức xạ.
- Khả năng hấp thụ và phản xạ tia nhiệt của một vật phụ thuộc tỉnh chất mặt ngoài của nó. Mặt ngoài của vật càng xù xì và càng sẫm màu thì vật hấp thụ tia nhiệt càng mạnh; mặt ngoài của vật cùng nhẵn và càng sáng màu thì vật phản xạ tia nhiệt càng mạnh.
a) Hiệu ứng nhà kính và bức xạ nhiệt của Mặt Trời và Trái Đất
- Nhiệt độ trung bình của bề mặt Mặt Trời là khoảng 6000 °C, bức xạ nhiệt của Mặt Trời là những bức xạ mạnh có thể dễ dàng truyền qua lớp khí quyển Trái Đất và các chất rắn trong suốt khác.
- Nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái Đất chỉ khoảng 18 °C, bức xạ nhiệt của Trái Đất là những bức xạ yếu, không vượt qua được lớp khí quyển bao quanh Trái Đất, không vượt qua được ngay cả các lớp kính trong suốt.
- Sự khác nhau của hai loại bức xạ này đã được sử dụng để tạo ra hiệu ứng nhà kính và giúp cây trồng trong nhà lợp kính phát triển mạnh mẽ hơn.
b) Hiệu ứng nhà kính khí quyển
- Mặt Trời truyền về Trái Đất một lượng năng lượng khổng lồ dưới hình bức xạ nhiệt.
- Bầu khí quyển bao quanh Trái Đất giữ lại bức xạ nhiệt của Trái Đất làm cho bề mặt của Trái Đất và không khí bao quanh nóng lên.
- Hiệu ứng này của bầu khí quyển được gọi là hiệu ứng nhà kính khí quyển hoặc hiệu ứng nhà kính và khí carbon dioxide (CO2) đóng vai trò quan trọng nhất trong việc gây ra hiệu ứng nhà kính.