Sách bài tập KHTN 8 Bài 13 (Kết nối tri thức): Khối lượng riêng

3.6 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 13: Khối lượng riêng hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 13: Khối lượng riêng

Bài 13.1 trang 41 Sách bài tập KHTN 8: Đổi các giá trị của khối lượng riêng dưới đây ra đơn vị g/cm3.

a) 11 300 kg/m3.            

b) 2 600 kg/m3.              

c) 1 200 kg/m3.              

d) 800 kg/m3.

Lời giải:

a) 11 300 kg/m3 = 11,3 g/cm3.                       

b) 2 600 kg/m3 = 2,6 g/cm3.                    

c) 1 200 kg/m3 = 1,2 g/cm3.                     

d) 800 kg/m3 = 0,8 g/cm3.

Bài 13.2 trang 41 Sách bài tập KHTN 8: Đổi các giá trị khối lượng riêng dưới đây ra đơn vị kg/m3.

a) 13,6 g/cm3.

b) 1,0 g/cm3.                     

c) 0,79 g/cm3.                   

d) 0,5 g/cm3.

Lời giải:

a) 13,6 g/cm3 = 13 600 kg/m3.                          

b) 1,0 g/cm3 = 1 000 kg/m3.                               

c) 0,79 g/cm3 = 790 kg/m3.                                

d) 0,5 g/cm3 = 500 kg/m3.

Bài 13.3 trang 41 Sách bài tập KHTN 8: Bảng dưới đây liệt kê khối lượng riêng của 7 vật liệu.

Vật liệu

Khối lượng riêng (g/cm3)

Nylon

1,2

Đá hoa cương

2,6

Gỗ tốt

0,8

Đồng

8,9

Chì

11,3

Vàng

19,3

Bạc

10,5

Dựa vào bảng số liệu trên, hãy:

a) Sắp xếp lại các vật liệu trên theo thứ tự khối lượng riêng từ nhỏ đến lớn.

b) Tính khối lượng 2 m3 (đặc) của đồng và chì.

Lời giải:

a) Gỗ tốt; nylon; đá hoa cương; đồng; bạc; chì; vàng.

b) mđồng = Dđồng . Vđồng = 8 900 . 2 =  17 800 kg;

mchì = Dchì . Vchì = 11 300 . 2 =  22 600 kg.

Bài 13.4 trang 41 Sách bài tập KHTN 8: Một khối hình hộp chữ nhật có kích thước 3 cm x 4 cm x 5 cm, khối lượng 48 g. Khối lượng riêng của vật liệu làm khối hình hộp là

A. 0,8 g/cm3.                  

B. 0,48 g/cm3.                

C. 0,6 g/cm3.                   

D. 2,88 g/cm3.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Thể tích của khối hình hộp chữ nhật là V = 3 . 4 . 5 = 60 cm3

Khối lượng riêng của vật liệu làm khối hình hộp là D=mV=4860=0,8g/cm3

Bài 13.5 trang 42 Sách bài tập KHTN 8: Một khối đá có thể tích 0,5 m3 và khối lượng riêng là 2 580 kg/m3. Khối lượng của khối đá là

A. 5 160 kg.                   

B. 1 290 kg.                   

C. 1 938 kg.                   

D. 0,1938 kg.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Khối lượng của khối đá là m = D . V = 2 580 . 0,5 = 1290 kg.

Bài 13.6 trang 42 Sách bài tập KHTN 8: Một cái dầm sắt có thể tích là 60 dm3, biết khối lượng riêng của sắt là 7,8 g/cm3. Tính khối lượng của dầm sắt này.

Lời giải:

Khối lượng của dầm sắt là m=D×V=7,8×60×1000=468000g=468kg

Bài 13.7 trang 42 Sách bài tập KHTN 8: Một bể nước có kích thước bên trong là 80 cm x 20 cm x 25 cm. Cho biết khối lượng riêng của nước là 1,0 g/cm3. Tính khối lượng nước trong bể chứa đầy nước.

Lời giải:

Thể tích của bể nước là V=80×20×25=40000cm3

Khối lượng nước trong bể là m=D×V=1×40000=40000g=40kg.

Bài 13.8 trang 42 Sách bài tập KHTN 8: Một đồng xu có khối lượng 0,9 g, được làm từ hợp kim có khối lượng riêng là 5,6 g/cm3. Tính thể tích của đồng xu.

Lời giải:

Thể tích của đồng xu là V=mD=0,95,60,16 cm3.

Bài 13.9 trang 42 Sách bài tập KHTN 8: Một vỏ chai có khối lượng riêng 100 g, có thể chứa được 500 cm3 chất lỏng khi đầy. Chai chứa đầy dầu ăn có khối lượng riêng 880 kg/m3.

a) Tính khối lượng của dầu chứa trong bình.

b) Tính khối lượng của cả chai khi chứa đầy dầu.

Lời giải:

Đổi 100 g = 0,1 kg

a) Khối lượng của dầu ăn: m=D×V=880×500106=0,44kg.

b) Khối lượng tổng cộng: m = 0,1 + 0,44 = 0,54 kg.

Bài 13.10 trang 42 Sách bài tập KHTN 8: Một người thợ xây cần 25 tấn cát trộn vữa. Mỗi bao cát chứa 0,5 m3 cát. Biết khối lượng riêng của cát là 2 500 kg/m3. Hỏi người này cần bao nhiêu bao cát như trên.

Lời giải:

Số bao cát cần dùng: n=mD×V0=250002500×0,5=20bao.

Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 12: Phân bón hóa học

Bài 13: Khối lượng riêng

Bài 14: Thực hành xác định khối lượng riêng

Bài 15: Áp suất trên một bề mặt

Bài 16: Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển

Bài 17: Lực đẩy Archimedes

Lý thuyết KHTN 8 Bài 13: Khối lượng riêng

I. Thí nghiệm

- Thí nghiệm 1 đã được thực hiện với các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị ba thỏi sắt có thể tích lần lượt là V, 2V, và 3V và cân điện tử để xác định khối lượng của từng thỏi sắt.

Bước 2: Ghi lại số liệu, tính tỉ số giữa khối lượng và thể tích V cho từng thỏi sắt, theo mẫu Bảng 13.1.

Bảng 13.1 cho thấy tỉ số giữa khối lượng và thể tích của ba thỏi sắt.

Lý thuyết KHTN 8 Bài 13 (Kết nối tri thức): Khối lượng riêng (ảnh 1)

- Nhận xét: Tỉ số khối lượng và thể tích của ba thỏi sắt không giống nhau, tức là khối lượng của mỗi thỏi sắt không tỉ lệ thuận với thể tích của nó. Điều này cho thấy khối lượng của một vật không phụ thuộc hoàn toàn vào thể tích của nó.

- Dự đoán: Tỉ số khối lượng và thể tích sẽ khác nhau với các vật liệu khác nhau, tuỳ thuộc vào mật độ của vật liệu đó.

Thí nghiệm 2:

- Chuẩn bị Ba thỏi sắt, nhôm, đồng có cùng thể tích là V1= V2 = V3 = V

- Tiến hành:

Bước 1: Dùng cân điện tử để xác định khối lượng của thỏi sắt, nhôm, đồng tương ứng

Bước 2: Tính tỉ số giữa khối lượng và thể tích 

Lý thuyết KHTN 8 Bài 13 (Kết nối tri thức): Khối lượng riêng (ảnh 1)

II. Khối lượng riêng, đơn vị khối lượng riêng

- Khối lượng riêng của một chất cho ta biết khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.

- Khối lượng riêng = khối lượng / thể tích

- Nếu lấy đơn vị của khối lượng là kg hoặc g và đơn vị tương ứng của thể tích là m³ hoặc cm³ thì đơn vị của khối lượng riêng là kg/m³ hoặc g/cm³ hay g/mL.

Ví dụ:

1 kg/m³ = 0,001 g/cm³

1 g/cm³ = 1 g/mL.

- Khi biết khối lượng riêng của một vật, ta có thể biết vật đó được cấu tạo bằng chất gì bằng cách đối chiếu với bảng khối lượng riêng của các chất.

Đánh giá

0

0 đánh giá