Sách bài tập KHTN 8 Bài 16 (Kết nối tri thức): Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển

5.1 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 16: Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 16: Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển

Bài 16.1 trang 45 Sách bài tập KHTN 8: Chọn câu sai.

A. Áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.

B. Vật nhúng càng sâu trong chất lỏng thì áp suất do chất lỏng tác dụng lên vật càng lớn.

C. Đơn vị đo áp suất chất lỏng là N/m3.

D. Đơn vị đo áp suất chất lỏng là Pa.

Lời giải:

Đáp án đúng là C

A, B, D đúng.

Bài 16.2 trang 45 Sách bài tập KHTN 8: Phát biểu nào sau đây về áp suất chất lỏng là không đúng?

A. Áp suất chất lỏng gây ra trên mặt thoáng bằng 0.

B. Chất lỏng chì gây ra áp suất ở đáy bình chứa.

C. Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương.

D. Áp suất chất lỏng phụ thuộc vào bản chất và chiều cao cột chất lỏng

Lời giải:

Đáp án đúng là B

B không đúng vì áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.

Bài 16.3 trang 45 Sách bài tập KHTN 8: Hình 16.1 mô tả thí nghiệm dùng áp kế đo áp suất trong lòng một chất lỏng đứng yên. Kết quả thí nghiệm cho ta kết luận gì về áp suất tại những điểm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang trong lòng chất lỏng?

Hình 16.1 mô tả thí nghiệm dùng áp kế đo áp suất trong lòng một chất lỏng đứng yên

Lời giải:

Trong một chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang trong lòng chất lỏng có độ lớn như nhau.

Bài 16.4 trang 45 Sách bài tập KHTN 8: Thí nghiệm Hình 16.2 cho thấy nước chảy ra từ chai ở vị trí 3 mạnh nhất rồi đến vị trí 2 và yếu nhất là vị trí 1. Kết quả này cho ta kết luận gì về sự phụ thuộc của áp suất chất lỏng vào độ cao của cột chất lỏng?

Thí nghiệm Hình 16.2 cho thấy nước chảy ra từ chai ở vị trí 3 mạnh nhất rồi đến vị trí 2

Lời giải:

Áp suất chất lỏng phụ thuộc vào độ cao của cột chất lỏng tính từ điểm đang xét tới mặt thoáng của chất lỏng: Cột chất lỏng càng cao thì áp suất chất lỏng càng lớn.

Bài 16.5 trang 45 Sách bài tập KHTN 8: Hãy so sánh áp suất tại các điểm A, B, C trong Hình 16.3.

Hãy so sánh áp suất tại các điểm A, B, C trong Hình 16.3

Lời giải:

So với mặt thoáng chất lỏng, ta có: hA > hB > hC.

Do vậy, pA > pB > pC.

Bài 16.6 trang 46 Sách bài tập KHTN 8: Hãy giải thích tại sao khi xây dựng các con đập người ta lại xây phần chân đập rộng hơn phần trên mặt (Hình 16.4).

Hãy giải thích tại sao khi xây dựng các con đập người ta lại xây phần chân đập rộng hơn

Lời giải:

Phần chân đập được xây dựng rộng hơn để diện tích mặt đập bị nước ép vào tăng lên, do đó đập sẽ chịu áp suất nhỏ đi. Đồng thời, thiết kế như vậy làm tăng độ vững chắc cho đập.

Bài 16.7 trang 46 Sách bài tập KHTN 8: Hãy so sánh áp suất và áp lực của chất lỏng tác dụng lên đáy các bình a, b, c ở Hình 16.5. Biết chất lỏng trong các bình là cùng loại.

Hãy so sánh áp suất và áp lực của chất lỏng tác dụng lên đáy các bình a, b, c ở Hình 16.5

Lời giải:

- Áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy các bình a, b, c bằng nhau do cùng chất lỏng và cùng độ cao cột chất lỏng.

- Áp lực do chất lỏng tác dụng lên đáy bình b lớn nhất, tiếp đến bình a và cuối cùng là bình c vì p=FS nên cùng áp suất thì diện tích đáy càng lớn thì áp lực càng lớn.

Bài 16.8 trang 46 Sách bài tập KHTN 8: Tại sao khi lặn xuống nước ta lại có cảm giác tức ngực? Người thợ lặn chuyên nghiệp phải khắc phục bằng cách nào?

Lời giải:

Càng sâu trong lòng chất lỏng áp suất càng tăng, nên độ chênh lệch áp suất giữa nước và cơ thể càng lớn. Do vậy, dẫn đến cảm giác bị tức ngực.

Cách khắc phục: mặc trang phục chuyên dụng, luyện tập để thích nghi,...

Bài 16.9 trang 46 Sách bài tập KHTN 8: Một bình kín có dạng hình nón cụt, bên trong chứa một lượng nước (Hình 16.6). Đặt bình theo phương thẳng đứng. So sánh áp suất do nước tác dụng lên đáy bình trong hai trường hợp: đặt đáy lớn xuống dưới và đặt đáy nhỏ xuống dưới.

Một bình kín có dạng hình nón cụt, bên trong chứa một lượng nước (Hình 16.6)

Lời giải:

Khi đặt cho đáy lớn xuống dưới thì đáy lớn chịu một áp suất là p1 độ cao cột chất lỏng là h1.

Khi đặt cho đáy nhỏ xuống dưới thì đáy nhỏ chịu một áp suất là p2, độ cao cột chất lỏng là h2.

Vì thể tích nước trong bình không đổi nên h2 > h1 => p2 > p1

Bài 16.10 trang 46 Sách bài tập KHTN 8: Trường hợp nào sau đây không do áp suất khí quyển gây ra?

A. Hút sữa từ cốc vào miệng bằng một ống nhựa nhỏ.

B. Cắm một ống thuỷ tinh nhỏ hở hai đầu ngập trong nước, rồi lấy ngón tay bịt kín đầu phía trên và kéo ống ra khỏi nước, thấy nước không chảy ra khỏi ống.

C. Trên nắp ấm trà thường có một lỗ hở nhỏ để khi rót nước sẽ chảy ra liên tục từ vòi ấm.

D. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ

Lời giải:

Đáp án đúng là D

D là trường hợp chất khí nở ra vì nhiệt.

Bài 16.11 trang 46 Sách bài tập KHTN 8: Trường hợp nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?

A. Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng bay sẽ phồng lên.

B. Khi bị xì hơi, quả bóng bay xẹp lại.

C. Ấn tay vào quả bóng bay, quả bóng bị lõm xuống.

D. Khi được bơm, lốp xe đạp phồng lên.

Lời giải:

Đáp án đúng là B

B – do áp suất khí quyển lớn hơn áp suất trong quả bóng nên áp suất khí quyển tác dụng lên mọi phía làm quả bóng bị xẹp lại.

Bài 16.12 trang 47 Sách bài tập KHTN 8: Các bọt bong bóng xà phòng thường có dạng hình cầu bởi vì

A. không khí bị giữ bên trong bọt có áp suất lớn.

B. không khí bị giữ bên trong bọt có áp suất thấp.

C. không khí bị giữ trong bọt tác dụng áp suất như nhau theo mọi hướng.

D. không khí bị giữ trong bọt không tác dụng áp suất lên màng bong bóng.

Lời giải:

Đáp án đúng là C

Các bọt bong bóng xà phòng thường có dạng hình cầu bởi vì không khí bị giữ trong bọt tác dụng áp suất như nhau theo mọi hướng.

Bài 16.13 trang 47 Sách bài tập KHTN 8: Áp suất khí quyển

Áp suất khí quyển là áp suất do lớp không khí bao quanh Trái Đất tác dụng lên mọi vật trên Trái Đất.

Càng lên cao áp suất càng giảm. Điều này dễ dàng nhận thấy khi chúng ta đi máy bay khi vừa cất cánh, sự chênh lệch áp suất làm chúng ta khó thở, ù tai, cảm thấy khó chịu hơn,… bởi chúng ta đang quen sống trong môi trường áp suất không khí 1 atm.

Người ta đo được áp suất khí quyển gần mặt đất là 1 atm (1 atm = 1,013.1 o5 N/m2), tức là cứ mỗi mét vuông thì khí quyển đã "đè lên" với một áp lực hơn 10 000 N. Diện tích bề mặt con người khoảng 2 m2. Như vậy, cơ thể người phải chịu một áp lực tương đương với 20 000 N. Nhưng tại sao chúng ta không bị khí quyển "bóp bẹp"?

Trong cơ thể con người, các chất rắn, chất lỏng và chất khí thuộc các bộ phận cũng có áp suất gây ra một áp lực tương đương với áp lực bên ngoài của khí quyển. Do đó có sự cân bằng áp lực, nên chúng ta không cảm thấy tác dụng gì của áp suất khí quyển.

a) Phát biểu nào sau đây về áp suất khí quyển là đúng?

A. Độ lớn áp suất khí quyển luôn bằng nhau ở mọi nơi.

B. Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm.

C. Càng lên cao áp suất khí quyển càng tăng.

D. Áp suất khí quyển ở cùng một độ cao tại mọi nơi trên Trái Đất đều bằng nhau

b) Nội dung nào sau đây nói về áp suất khí quyển là không đúng?

A. Con người và vạn vật trên Trái Đất đều chịu áp suất khí quyển theo mọi phương.

B. Con người và vạn vật trên Trái Đất đều chịu áp suất khí quyển chỉ theo phương thẳng đứng.

C. Áp suất khí quyển tác dụng theo mọi phương.

D. Đơn vị đo áp suất khí quyển là Pa hoặc mmHg

c) Tại sao khi xuống hang sâu không có nước, ta vẫn bị tức ngực?

d) Tại sao các nhà du hành vũ trụ đi ra ngoài khoảng không vũ trụ phải mặc bộ trang phục chuyên dụng?

Lời giải:

a, Đáp án đúng là B

Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm vì lên cao không khí càng loãng.

b, Đáp án đúng là B

B sai vì con người và vạn vật trên Trái Đất đều chịu áp suất khí quyển theo mọi phương.

c, Càng xuống sâu áp suất khí quyển càng tăng, nên khi xuống hang sâu không có nước, ta vẫn bị tức ngực.

d, Trong cơ thể và cả trong máu của con người đều có không khí. Con người sống trong sự cân bằng giữa áp suất bên trong và bên ngoài cơ thể. Khi con người từ tàu vũ trụ ra khoảng không, áp suất từ bên ngoài tác dụng lên cơ thể là rất nhỏ có thể coi xấp xỉ bằng 0. Con người không thể chịu được sự phá vỡ cân bằng áp suất như vậy và sẽ chết. Trang phục chuyên dụng của nhà du hành vũ trụ có tác dụng giữ cho áp suất bên trong nó có độ lớn xấp xỉ bằng áp suất khí quyển bình thường trên mặt đất.

Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 15: Áp suất trên một bề mặt

Bài 16: Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển

Bài 17: Lực đẩy Archimedes

Bài 18: Tác dụng làm quay của lực. Moment lực

Bài 19: Đòn bẩy và ứng dụng

Bài 20: Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát

Lý thuyết KHTN 8 Bài 16: Áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển

I. Áp suất chất lỏng

1. Tác dụng của áp suất chất lỏng lên vật đặt trong nó

Thí nghiệm 1:

Chuẩn bị: 

Một bình hình trụ có đáy C và các lỗ A, B ở thành bình được bịt bằng một màng cao su mỏng.

Một bình lớn trong suốt chứa nước, chiều cao khoảng 50 cm.

Tiến hành:

- Nhúng bình trụ vào nước, mô tả hiện tượng xảy ra đối với các màng cao su.

- Giữ nguyên độ sâu của bình trụ trong nước, di chuyển từ từ bình trụ đến các vị trí khác, mô tả hiện tượng xảy ra với các màng cao su.

- Nhúng bình trụ vào nước sâu hơn (tối thiểu 10 cm), mô tả hiện tượng xảy ra với các màng cao su.

- Quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi.

Lý thuyết KHTN 8 Bài 16 (Kết nối tri thức): Áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển (ảnh 1)

2. Áp suất tác dụng vào chất lỏng được truyền nguyên vẹn theo mọi hướng

Thí nghiệm 2:

- Pit-tông (1) có tiết diện lớn gấp hai lần tiết diện của pit-tông (2).

- Đặt 4 quả nặng lên pit-tông (1) sẽ làm tăng áp suất tác dụng lên chất lỏng và pit-tông (2) dịch chuyển lên trên.

- Để hai pit-tông trở về vị trí ban đầu cần đặt 2 quả nặng lên pit-tổng (2).

- Đặt 2 quả nặng lên pit-tông (1) sẽ cần đặt 1 quả nặng lên pit-tông(2) để trở về vị trí ban đầu.

- Kết luận: Áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng. (Tính chất này đã được nhà bác học Pascan tìm ra qua thí nghiệm)

II. Áp suất khí quyển

1. Sự tồn tại của áp suất khí quyển

a) Khí quyển và áp suất khí quyển

- Bao bọc quanh Trái Đất là một lớp không khí dày tới hàng nghìn kilômét, gọi là khí quyển. Áp suất do lớp không khí bao quanh Trái Đất tác dụng lên mọi vật trên Trái Đất gọi là áp suất khí quyển, và nó tác dụng theo mọi phương.

b) Thí nghiệm chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển

- Chuẩn bị: Một cốc thuỷ tinh, một bình nước, một tấm nylon cứng, khay đựng dụng cụ thí nghiệm.

- Tiến hành: Rút đầy nước vào cốc, đặt tấm nylon cứng che kín miệng cốc, rồi dùng tay giữ chặt tấm nylon cứng trên miệng cốc và từ từ úp ngược miệng cốc xuống. Sau đó từ từ đưa nhẹ tay ra khỏi miệng cốc, quan sát xem tấm nylon có bị nước đầy rời khỏi miệng cốc không. Thí nghiệm này chứng minh sự tồn tại của áp suất khí quyển từ dưới lên.

2. Một số ảnh hưởng và ứng dụng của áp suất không khí

a) Sự tạo thành tiếng động trong tai khi thay đổi áp suất đột ngột

- Vòi tai có nhiệm vụ điều hòa và cân bằng áp suất hai bên màng nhĩ.

- Thay đổi áp suất đột ngột như khi máy bay cất và hạ cánh có thể làm mất cân bằng áp suất hai bên màng nhĩ.

- Tiếng động trong tai hoặc triệu chứng ù tai có thể xảy ra.

- Cử động nuốt hoặc ngáp giúp cân bằng lại áp suất, tránh gây ra tiếng động trong tai hoặc bị ù tai.

b) Một số ứng dụng về áp suất không khi trong đời sống:

- Giác mút: Ứng dụng áp suất không khí để giúp giác mút bám chắc vào kính hoặc tưởng.

- Bình xịt nước: Sử dụng áp suất không khí để tạo áp lực đối với nước trong bình và đẩy nước ra ngoài thông qua đường ống nối với vòi phun.

- Tàu đệm: Sử dụng khí nén áp suất cao để nâng tàu khỏi mặt đất hay mặt nước, giảm ma sát khi tàu di chuyển. Các quạt bơm khí công suất lớn được sử dụng để tăng áp suất không khí trong thân tàu.

Đánh giá

0

0 đánh giá