Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học
A. electron.
B. proton.
C. neutron.
D. neutron và electron.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Số proton là số đặc trưng của một nguyên tố hóa học.
Bài 3.2 trang 8 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hiện nay, số nguyên tố hóa học trong tự nhiên là
A. 110.
B. 102.
C. 98.
D. 82.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Hiện nay có 98 nguyên tố hóa học trong tự nhiên.
Bài 3.3 trang 8 SBT Khoa học tự nhiên 7: Kí hiệu hóa học của kim loại calcium là
A. Ca. B. Zn.
C. Al. D. C.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Kí hiệu hóa học của kim loại calcium là: Ca.
Bài 3.4 trang 8 SBT Khoa học tự nhiên 7: Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử cùng loại có …
A. cùng số neutron trong hạt nhân.
B. cùng số proton trong hạt nhân.
C. cùng số electron trong hạt nhân.
D. cùng số proton và neutron trong hạt nhân.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân.
Bài 3.5 trang 8 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hoàn thành bảng sau:
Lời giải:
Lời giải:
Chất khí X là khí helium.
Trong đời sống, helium có nhiều ứng dụng như: sử dụng làm nhiên liệu để làm mát do nhiệt độ thấp. Độ dẫn nhiệt đặc biệt rất cao trong sản xuất chất bán dẫn. Helium được sử dụng trong việc tạo ra màn hình LCD, trong quá trình chế tạo các chip bán dẫn …
Em hãy tra cứu từ sách vở, tạp chí hay internet để:
a) Tìm hiểu nguyên tố này là gì, tên gọi và kí hiệu hóa học được viết như thế nào;
b) Giới thiệu vài ứng dụng trong đời sống của hai vật thể nêu trên.
Lời giải:
a) Kim cương và than chì (graphite) có tính chất trái ngược nhau nhưng lại thuộc cùng nguyên tố carbon, kí hiệu hóa học là C.
b) Một số ứng dụng của kim cương: làm đồ trang sức, chế tạo mũi dao cắt kim loại, cắt kính …
Một số ứng dụng của than chì: làm nhiên liệu, chế tạo điện cực, bút chì …
Lời giải:
Theo bài ra ta có:
(NTK Mg). 4 = (NTK X).3
⇔ 24 . 4 = (NTK X).3 ⇔ NTK X = 32 (amu).
Vậy nguyên tố X là lưu huỳnh (sulfur), kí hiệu là S.
Bài 3.9 trang 9 SBT Khoa học tự nhiên 7: Cho biết sơ đồ nguyên tử của bốn nguyên tố như sau:
Hãy viết tên và kí hiệu hóa học của 4 nguyên tố.
Lời giải:
a) Nguyên tố beryllium, kí hiệu là Be.
b) Nguyên tố boron, kí hiệu là B.
c) Nguyên tố magnesium, kí hiệu là Mg.
d) Nguyên tố phosphorus, kí hiệu là P.
Bài 3.10 trang 9 SBT Khoa học tự nhiên 7: Cho biết sơ đồ hai nguyên tử như hình dưới đây:
a) Nêu sự giống và khác nhau về thành phần hạt nhân của hai nguyên tử.
b) Giải thích vì sao nói được hai nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học. Viết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố đó.
Lời giải:
a) Sự giống và khác nhau về thành phần hạt nhân của hai nguyên tử:
- Giống nhau: Đều có 2 proton trong hạt nhân.
- Khác nhau: Số neutron của mỗi nguyên tử là khác nhau (một nguyên tử có 2 neutron; một nguyên tử có 1 neutron).
b) Hai nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học vì có cùng số proton trong hạt nhân.
Nguyên tố hóa học này là helium. Kí hiệu He.
Lời giải:
Nguyên tố là sự khởi đầu và kết thúc của vạn vật. Các nguyên tố hóa học có vai trò rất quan trọng đối với sự sống và phát triển của con người. Bốn nguyên tố carbon (C), oxygen (O), hydrogen (H) và nitrogen (N) chiếm khoảng 96% trọng lượng cơ thể người, các nguyên tố phosphorous (P), lưu huỳnh (sulfur, S), calcium (Ca) và potassium (K) … chiếm xấp xỉ 4%. Một số nguyên tố hóa học tồn tại trong cơ thể người với hàm lượng rất nhỏ nhưng lại là nguyên tố cần thiết cho con người như Fe (iron); I (iodine)…
Lời giải:
- Muối ăn đã được chế biến có thành phần bao gồm 2 nguyên tố chủ yếu là sodium và chlorine.
- Trong muối có chứa natri (sodium) – chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể. Muối thường được loại bỏ ra khỏi cơ thể thông qua tuyến mồ hôi và đi tiểu và được đưa vào cơ thể từ muối có trong thực phẩm chúng ta ăn. Cách sử dụng muối ăn khoa học:
+ Chỉ nên ăn dưới 6 gam muối mỗi ngày. Đối với người cao huyết áp, tim mạch chỉ nên dùng tối đa 2 – 4 gam muối/ ngày.
+ Trẻ em, người già và phụ nữ có thai nên dùng ở tỉ lệ thấp hơn. Sử dụng muối không đúng liều lượng có thể gây ra nhiều bệnh tật nên thận trọng không ăn quá nhạt hoặc quá mặn.
Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Bài 5: Phân tử - đơn chất - hợp chất
Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học
Lý thuyết KHTN 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học
I. Nguyên tố hóa học
1. Khái niệm về nguyên tố hóa học
- Tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân được gọi là nguyên tố hóa học.
- Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học đều có tính chất hóa học giống nhau.
- Như vậy, số proton là đặc trưng cho nguyên tố hóa học.
Ví dụ: 3 nguyên tử dưới đây đều có 1 proton trong hạt nhân, cùng thuộc về nguyên tố hydrogen.
Chú ý: Các nguyên tử cùng loại có thể có số neutron khác nhau.
2. Số lượng các nguyên tố hóa học hiện nay
- Hiện nay, đã có hơn 118 nguyên tố hóa học được xác định. Trong đó có 98 nguyên tố được tìm thấy trong tự nhiên, các nguyên tố còn lại là sản phẩm được con người tạo ra từ phản ứng hạt nhân.
- Các nguyên tố hóa học có vai trò rất quan trọng cho sự sống và phát triển của con người.
Chú ý:
- Nguyên tố phổ biến nhất trong lớp vỏ Trái Đất là oxygen.
- Nguyên tố phổ biến nhất trong vũ trụ là hydrogen, thứ hai là helium.
- Nguyên tố calcium chiếm khoảng 2% khối lượng cơ thể người, đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, hoạt động của hệ cơ và thần kinh nói chung; có vai trò quan trọng trong cấu tạo của hệ xương.
- Nguyên tố phosphorus chiếm khoảng 1% khối lượng của cơ thể người. Nguyên tố này có các chức năng sinh lý như: cùng calcium cấu tạo nên xương, răng, hóa hợp với protein, lipid và glucid để tham gia cấu tạo nên tế bào và đặc biệt là màng tế bào.
- Iodine là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển thể chất, tinh thần và giúp điều hòa chuyển hóa năng lượng, ngăn ngừa bệnh bướu cổ ở người.
II. Kí hiệu hóa học
- Để thuận lợi cho việc học tập và nghiên cứu, IUPAC đã thống nhất tên gọi và kí hiệu hóa học của các nguyên tố.
- Kí hiệu hóa học được sử dụng để biểu diễn một nguyên tố hóa học và chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó.
- Kí hiệu hóa học được biểu diễn bằng một hay hai chữ cái (chữ cái đầu tiên viết in hoa và nếu có chữ cái thứ hai thì viết thường).
Mở rộng: Một số kí hiệu hóa học có nguồn gốc từ tên gọi của các nguyên tố theo hướng Latin.