25 câu Trắc nghiệm Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên (Cánh diều) có đáp án 2023 – Toán 6

1.3 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu tài liệu Trắc nghiệm Toán lớp 6 Bài 5: Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên sách Cánh diều. Tài liệu gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án với đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Toán lớp 6 Bài 5: Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên

Phần 1. Trắc nghiệm Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên

Câu 1: Viết tích 10 . 10 . 10 . 100 dưới dạng lũy thừa cơ số 10, ta được:

A. 104

B. 105

C. 106

D. 107

Lời giải

Ta có: 10 . 10 . 10 . 100 = 10 . 10 . 10 . 10 . 10 = 105

Chọn đáp án B. 

Câu 2: Với a ≠ 0 và , ta có: am : an = ?

A. am : n 

B. 

C. am – n 

D. am + n

Lời giải

Theo công thức chia hai lũy thừa cùng cơ số, ta có: 

am : an = am – n  (với a ≠ 0 và m ≥ n )

Chọn đáp án C.

Câu 3: Tính giá trị của lũy thừa 54 ta được:

A. 20

B. 25 

C. 125

D. 625

Lời giải

Ta có: 54 = 5 . 5 . 5 . 5 = 25 . 5 . 5 = 125 . 5 = 625 

Chọn đáp án D. 

Câu 4: Viết 73 . 77 dưới dạng một lũy thừa ta được:

A. 721

B. 710

C. 74

D. 71

Lời giải

Áp dụng công thức nhân hai lũy thừa cùng cơ số, ta có: 73 . 77 = 73 + 7 = 710.

Chọn đáp án B. 

Câu 5: Viết 189 : 183 dưới dạng một lũy thừa ta được:

A. 1812

B. 183

C. 186

D. 1810

Lời giải

Áp dụng công thức chia hai lũy thừa cùng cơ số, ta có: 189 : 183 = 189 – 3 = 186.

Chọn đáp án C. 

Câu 6: Viết tích sau dưới dạng lũy thừa:  6 . 6 . 6 . 6 . 6 

A. 66

B. 65

C. 56

D. 64

Lời giải

Ta có: 6.6.6.6.6 = 65 (tích của 5 thừa số 6).

Chọn đáp án B.

Câu 7: Chọn câu đúng.

A. a. an = am + n

B. a . a . a . a . a = 5a

C. a. an = am.n

D. a1 = 1

Lời giải

Ta có với a, m, n ∈ N  thì:

+) a. an = am + n (nhân hai lũy thừa cùng cơ số) nên A đúng và C sai.

+) a . a . a . a . a = a5 (tích của 5 thừa số a) nên B sai.

+) a1 = a nên D sai.

Chọn đáp án A.

Câu 8: Chọn câu sai. Cho lũy thừa: 25 thì

A. 2 là cơ số

B. 5 là số mũ

C. 2 là số mũ

D. 25 = 32

Lời giải

Ta có: với lũy thừa 25 thì 2 được gọi là cơ số, 5 được gọi là số mũ nên đáp án A, B đúng và đáp án C sai. 

Lại có: 25 = 2 . 2 . 2 . 2 . 2 = 4 . 2 . 2 . 2 = 8 . 2 . 2 = 16 . 2 = 32 nên đáp án D đúng.

Chọn đáp án C. 

Câu 9: Chọn câu sai. 3được đọc là:

A. ba mũ tám

B. ba lũy thừa tám

C. lũy thừa bậc tám của ba

D. tám mũ ba

Lời giải

Ta có: 38 đọc là “ba mũ tám” hoặc “ba lũy thừa tám” hoặc “lũy thừa bậc tám của ba” nên đáp án A, B, C đúng và D sai.

Chọn đáp án D. 

Câu 10: Viết số 81 dưới dạng lũy thừa. Chọn câu sai.

A. 34

B. 92

C. 811

D. 29

Lời giải

Ta có: 81 = 811

81 = 9 . 9 = 92 

81 = 3 . 3 . 3 . 3 = 34 

Vậy viết 81 dưới dạng lũy thừa, ta được: 81 = 811 = 92 = 34

Do đó đáp án A, B, C đúng và D sai.

Chọn đáp án D.

Câu 11: Chọn đáp án sai.

A. 53 < 35

B. 34 > 25

C. 43 = 26

D. 43 > 82

Lời giải

Ta có:

     +) 53 = 125; 35 = 243 suy ra 53 < 35 nên A đúng.

     +) 34 = 81; 25 = 32 suy ra 34 > 25 nên B đúng.

     +) 43 = 64; 26 = 64 suy ra 43 = 26 nên C đúng.

     +) 43 = 64; 82 = 64 suy ra 43 = 82 nên D sai.

Chọn đáp án D.

Câu 12: Tìm số tự nhiên n thỏa mãn 3n = 81.

A. n = 2     

B. n = 3     

C. n = 4     

D. n = 8

Lời giải

Ta có: 34 = 81 nên 3n = 34, do đó n = 4. 

Chọn đáp án C.

Câu 13: Viết cấu tạo số 2 017 dưới dạng tổng các lũy thừa của 10 là:

A. 2 017 = 2 . 104 + 102 + 7 . 100

B. 2 017 = 2 . 103 + 10 + 7 . 100

C. 2 017 = 2 . 104 + 102 + 7 . 10

D. 2 017 = 2 . 103 + 102 + 7 . 100

Lời giải

Ta có: 2 017 = 2 . 1 000 + 0 . 100 + 1 . 10 + 7 . 1 = 2 . 103 + 10 + 7 . 100.

Chọn đáp án B.

Câu 14: Viết kết quả phép tính 63 . 2 . 64 . 3 dưới dạng một lũy thừa ta được:

A. 66 

B. 67

C. 68

D. 69

Lời giải

Ta có: 63 . 2 . 64 . 3 = (63 . 64) . (2 . 3) = 63 + 4 . 6 = 67 . 61 = 67 + 1 = 68

Chọn đáp án C. 

Câu 15: Chọn kết luận đúng trong các kết luận sau:

A. 3. 34 = 312

B. 30 = 0

C. 42 : 23 = 2

D. 55 : 5 = 14

Lời giải

Ta có:

3. 34 = 33 + 4 = 37 nên đáp án A sai

30 = 1 (quy ước) nên đáp án B sai

42 : 23 = 4 . 4 : 23 = 2 . 2 . 2 . 2 : 23 = 24. 23 = 24 – 3 = 21 = 2 nên C đúng

55 : 5 = 55 – 1 = 54 ≠ 14 nên D sai

Chọn đáp án C.

Câu 16: Chọn đáp án đúng?

A. 5. 5. 54 = 510

B. 5. 5. 25 = 57

C. 5. 5 = 253

D. 51 = 1

Lời giải

Ta có:

+) 5. 5. 54 = 52 + 3 + 4 = 59 nên đáp án A sai.

+) 5. 5. 25 = 5. 5. 5 . 5 = 5. 5. 52 = 52 + 3 + 2 = 57 nên đáp án B đúng.

+) 5. 5 = 53 + 1 = 54 nên đáp án C sai.

+) 51 = 5 nên đáp án D sai.

Chọn đáp án B.

Câu 17: Tính 24 + 16 ta được kết quả dưới dạng lũy thừa là?

A. 220

B. 24

C. 25

D. 210

Lời giải

Ta có: 24 + 16 = 24 + 2 . 2 . 2 . 2 = 24 + 24 = 2 . 24 = 21 + 4 = 25

Chọn đáp án C.

Câu 18: Số tự nhiên được biểu diễn bởi 2 . 103 + 7 . 102 + 8 . 10 + 7 . 100  là:

A. 2 787

B. 2 7870

C. 278

D. 2 780

Lời giải

Ta có:

   2 . 103 + 7 . 102 + 8 . 10 + 7 . 100

= 2 . 1 000 + 7 . 100 + 8 . 10 + 7 . 1

= 2 000 + 700 + 80 + 7 = 2 787

Chọn đáp án A

Câu 19: Số tự nhiên n thỏa mãn 2n = 42 là:

A. n = 3

B. n = 4

C. n = 5

D. n = 6

Lời giải

Ta có:

42 = 4 . 4 = 2 . 2 . 2 . 2 = 24

Vì 2n = 42 nên 2n = 24

Vậy n = 4.

Chọn đáp án B

Câu 20: Viết kết quả phép tính 122 . 2 . 125 . 6 dưới dạng một lũy thừa, ta được:

A. 129

B. 128

C. 127

D. 126

Lời giải

Ta có: 122 . 2 . 125 . 6 = 122 . 125 . (2 . 6) = 122 + 5 . 12 = 127 . 121 = 127 + 1 = 128.

Chọn đáp án B. 

Câu 21: Tìm số tự nhiên n thỏa mãn 25n : 253 = 255?

A. n = 3     

B. n = 6     

C. n = 7     

D. n = 8

Lời giải

Ta có: 25n : 253 = 255

Vì 25n : 253 = 25n – 3 

Nên ta được: 25n – 3 = 255 

Do đó: n – 3 = 5 

Suy ra: n = 5 + 3 = 8 

Vậy n = 8.

Chọn đáp án D. 

Câu 22: Tìm số tự nhiên n thỏa mãn 4n = 4. 45?

A. n = 32     

B. n = 16     

C. n = 8     

D. n = 4

Lời giải

Ta có: 4. 45 = 43 + 5 = 48 nên 4n = 48 suy ra n = 8.

Chọn đáp án C.

Câu 23: Tìm số tự nhiên m thỏa mãn 202018 < 20m < 202020 ?

A. m = 2 020     

B. m = 2 019     

C. m = 2 018     

D. m = 20

Lời giải

Ta có: 202018 < 20m < 202020

Suy ra: 2 018 < m < 2 020

Mà m là số tự nhiên nên m = 2 019. 

Vậy m = 2 019.

Chọn đáp án B.  

Câu 24: Không tính các lũy thừa, hãy so sánh A và B với A = 2711 và B = 818.

A. A = B 

B. A > B 

C. A < B 

D. A ≤ B 

Lời giải

Ta có: A = 2711 = (3 . 3 . 3)11 = (33)11 = Bài tập trắc nghiệm Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên có đáp án | Toán lớp 6 Cánh diều = Bài tập trắc nghiệm Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên có đáp án | Toán lớp 6 Cánh diều = 33 . 11 = 333 

Lại có: B = 818 = (3 . 3 . 3 . 3)8 = (34)8 = Bài tập trắc nghiệm Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên có đáp án | Toán lớp 6 Cánh diều = Bài tập trắc nghiệm Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên có đáp án | Toán lớp 6 Cánh diều = 34 . 8 = 332 

Vì 33 > 32 nên 333 > 332 hay 2711 > 818

Vậy A > B. 

Chọn đáp án B. 

Câu 25: Chữ số tận cùng của số 475 là:

A. 7

B. 5

C. 4

D. 1

Lời giải

Ta có: 47 . 47 = 47 . (40 + 7) = 47 . 40 + 47 . 7 

                     = 47 . 40 + (40 + 7) . 7 

                     = 47 . 40 + 40 . 7 + 7 . 7 

Suy ra 47 . 47 có chữ số tận cùng như chữ số tận cùng của 7 . 7 = 49.

Do đó 472 có chữ số tận cùng là 9

Tương tự (472)2 có chữ số tận cùng của 92 = 81.

Mà (472)2 = 472 . 472 = 47 . 47 . 47 . 47 = 474 

Do đó 474 có chữ số tận cùng là 1. 

Vậy 475 = 474 . 47 có chữ số tận cùng là 1 . 7 = 7. 

Chọn đáp án A. 

Phần 2. Lý thuyết Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên

I. Phép nâng lên lũy thừa 

Lũy thừa bậc n của a, kí hiệu  , là tích của n thừa số a:

Lý thuyết Toán 6 Bài 5: Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

Trong đó:

a được gọi là cơ số

           n được gọi là số mũ.

Quy ước:   a1=a

Phép nhân nhiều thừa số bằng nhau gọi là phép nâng lên lũy thừa.

Chú ý: 

+ an  đọc là “a mũ n” hoặc “a lũy thừa n” hoặc “lũy thừa bậc n của a”.

+ a2  còn được gọi là “a bình phương” hay “bình phương của a”.

+ a3 còn được gọi là “a lập phương” hay “lập phương của a”.

Ví dụ: 

7 . 7 . 7 . 7 = 74 (đọc là 7 mũ 4 hoặc là 7 lũy thừa 4, hoặc lũy thừa bậc bốn của 7)

16 = 2 . 2 . 2 . 2 = 24 

Lưu ý: Với n là số tự nhiên khác 0, ta có: Lý thuyết Toán 6 Bài 5: Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

Ví dụ: 105 = 10 . 10 . 10 . 10 . 10 = 100 000  

II. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số

Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và cộng các số mũ: 

am . an = am + n 

Ví dụ: 

+) 2. 24 = 23 + 4 = 27

+) a. a1 = a2 + 1 = a3

+) 4. 45 = 42 + 5 = 47

III. Chia hai lũy thừa cùng cơ số 

Khi chia hai lũy thừa cùng cơ số (khác 0), ta giữ nguyên cơ số và trừ các số mũ:

am : an = am - n  (a # 0, m ≥ n)

Quy ước: a0 = 1 (a # 0) . 

Ví dụ:
 
+ 97 : 93 = 97 - 3 = 94

+ 76 : 7 = 76 : 71 = 76 - 1 = 75

+ 33 : 33 = 33 - 3 = 30 = 1

Xem thêm các bài trắc nghiệm Toán lớp 6 Cánh Diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 4: Phép nhân và phép chia các số tự nhiên

Trắc nghiệm Bài 5: Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên

Trắc nghiệm Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính

Trắc nghiệm Bài 7: Quan hệ chia hết. Tính chất chia hết

Trắc nghiệm Bài 8: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5

Đánh giá

0

0 đánh giá