20 câu Trắc nghiệm Phép nhân và phép chia các số tự nhiên (Cánh diều) có đáp án 2023 – Toán 6

812

Tailieumoi.vn xin giới thiệu tài liệu Trắc nghiệm Toán lớp 6 Bài 4: Phép nhân và phép chia các số tự nhiên sách Cánh diều. Tài liệu gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án với đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Toán lớp 6 Bài 4: Phép nhân và phép chia các số tự nhiên

Phần 1. Trắc nghiệm Phép nhân và phép chia các số tự nhiên

Câu 1: Thương của phép chia số 785 cho số 5 là:

A. 157

B. 175

C. 177

D. 155

Lời giải

Ta thực hiện phép chia 785 : 5 bằng cách đặt tính chia như sau:

Bài tập trắc nghiệm Phép nhân, phép chia các số tự nhiên có đáp án | Toán lớp 6 Cánh diều

Vậy 785 : 5 = 157. 

Chọn đáp án A. 

Câu 2: Số thích hợp điền vào dấu ? trong phép tính: a : 1 = ? là:

A. 1

B. 2

C. 

D. 

Lời giải

Ta có: a : 1 = a (Một số tự nhiên bất kì chia cho 1 thì bằng chính nó).

Chọn đáp án C.

Câu 3: Tìm số tự nhiên x, biết: (x – 5) . 1 000 = 0.

A. x = 5

B. x = 1 000

C. x = 7 

D. x = 5 000

Lời giải

Ta có: (x – 5) . 1 000 = 0 

          x – 5               = 0 : 1000

          x – 5               = 0 

          x                     = 0 + 5 

          x                     = 5 

Vậy x = 5.

Chọn đáp án A. 

Câu 4: Kết quả của phép tính 159 . 57 – 59 . 57 là: 

A. 57 

B. 157 

C. 570

D. 5 700

Lời giải

Ta có: 159 . 57 – 59 . 57 

= (159 – 59) . 57            (tính chất phân phối của phép nhân với phép trừ)

= 100 . 57 

= 5 700

Chọn đáp án D.

Câu 5: Số tự nhiên x nào dưới đây thỏa mãn: 2 021 . (x – 2 021) = 2 021.

A. 2 020

B. 2 021

C. 2 022

D. 2 023

Lời giải

Ta có: 2 021 . (x – 2 021) = 2 021

                      x – 2 021 = 2 021 : 2 021

                      x – 2 021 = 1 

                      x              = 1 + 2 021

                      x              = 2 022

Vậy x = 2 022. 

Chọn đáp án C. 

Câu 6: Kết quả của phép tính 12 . 100 + 100 . 36 – 100 . 19 là:

A. 29 000     

B. 3 800     

C. 290     

D. 2 900

Lời giải

Ta có: 

   12 . 100 + 100 . 36 – 100 . 19 

= 100 . 12 + 100 . 36 – 100 . 19

= 100 . (12 + 36 – 19)

= 100 . 29 = 2 900

Chọn đáp án D.

Câu 7: Thực hiện phép tính (56 . 35 + 56 . 18) : 53 ta được kết quả là:

A. 12     

B. 28     

C. 53     

D. 56

Lời giải

Ta có: (56 . 35 + 56 . 18) : 53 

= [56 . (35 + 18)] : 53

= 56 . 53 : 53 

= 56 . (53 : 53)

= 56 . 1

= 56

Chọn đáp án D.

Câu 8: Kết quả của phép tính 0 : a (với a ≠ 0) là:

A. 

B. 1

C. 2

D. a

Lời giải

Ta có: 0 : a = 0 (với a ≠ 0) 

Số 0 chia cho bất kì số tự nhiên nào khác 0 cũng bằng 0.

Chọn đáp án A.

Câu 9: Cho r là số dư trong phép chia a cho b (với b ≠ 0). Khi đó:

A. r = b 

B. r > b 

C. r > 0

D.  0 ≤ r <  b

Lời giải

Trong phép chia, số dư luôn lớn hơn hoặc bằng 0 và nhỏ hơn số chia.

Do đó: r là số dư của phép chia a cho b (với b ≠ 0) thì 0 ≤ r <  b.

Chọn đáp án D.

Câu 10: Thực hiện phép chia 1 245 cho 67 được số dư là:

A. 67

B. 39

C. 93

D. 29

Lời giải

Ta đặt tính chia như sau:

Bài tập trắc nghiệm Phép nhân, phép chia các số tự nhiên có đáp án | Toán lớp 6 Cánh diều

Vậy 1 245 : 67 = 18 (dư 39).

Chọn đáp án B.

Câu 11: Cho phép tính 12 × 5 = 60. Chọn câu sai. 

A. 12 là thừa số 

B. 5 là thừa số

C. 60 là tích

D. 60 là thương

Lời giải

Trong phép tính 12 × 5 = 60, có 12 và 5 là các thừa số và 60 là tích. 

Vậy đáp án A, B, C đúng và D sai.

Chọn đáp án D. 

Câu 12: Kết quả của phép tính 121 × 289 là:

A. 34 969

B. 34 699

C. 43 969

D. 32 969

Lời giải

Ta đặt tính để tính tích như sau: 

Bài tập trắc nghiệm Phép nhân, phép chia các số tự nhiên có đáp án | Toán lớp 6 Cánh diều

Vậy 121 × 289 = 34 969. 

Chọn đáp án A. 

Câu 13: Kết quả của phép tính 25 . 12 . 4 là:

A. 1 000

B. 1 200

C. 120 

D. 12 000

Lời giải

Ta có: 25 . 12 . 4 = 25 . 4 . 12 = (25 . 4) . 12 = 100 . 12 = 1 200

Chọn đáp án B. 

Câu 14: Phép chia a : b thực hiện được khi:

A. b là số tự nhiên bất kì

B. b = 0 

C. b ≠ 0 

D. b ≠ 1

Lời giải

Phép chia a : b thực hiện được khi số chia b phải khác 0, tức là b ≠ 0. 

Chọn đáp án C.

Câu 15: Cho phép tính: 10 789 : 123. Chọn kết luận đúng.

A. Số 10 789 được gọi là số bị chia

B. Số 123 được gọi là số bị chia

C. Số 10 789 được gọi là số chia

D. Số 123 được gọi là thương

Lời giải

Phép tính 10 789 : 123 có 10 789 là số bị chia và 123 là số chia. 

Chọn đáp án A.

Câu 16: Không tính giá trị cụ thể, hãy so sánh A = 1 987 657 . 1 987 655 và B = 1 987 656 . 1 987 656.

A. A > B     

B. A < B     

C. A ≤ B     

D. A = B

Lời giải

Ta có:

A = 1 987 657 . 1 987 655 

= (1 987 656 + 1) . 1 987 655

= 1 987 656 . 1 987 655 + 1 987 655

B = 1 987 656 . 1 987 656 

= 1 987 656 . (1 987 655 + 1) 

= 1 987 656 . 1 987 655 + 1 987 656

Vì 1 987 655 < 1 987 656 

Nên 1 987 656 . 1 987 655 + 1 987 655 < 1 987 656 . 1 987 655 + 1 987 656

Khi đó A < B.

Chọn đáp án B.

Câu 17. Kết quả của phép tính 879 . 2a + 879 . 5a + 879 . 3a là

A. 8 790     

B. 87 900a     

C. 8 790a     

D. 8 79a

Lời giải

Ta có: 

879 . 2a + 879 . 5a + 879 . 3a 

= 879 . (2a + 3a + 5a)

= 879 . (2 + 3 + 5)a

= 879 . 10a 

= 8 790a

Chọn đáp án C.

Câu 18: Một quyển vở kẻ ngang 200 trang có giá 18 000 đồng. Với 400 000 đồng, bạn có thể mua được nhiều nhất bao nhiêu quyển vở loại này?

A. 23 quyển vở

B. 22 quyển vở

C. 21 quyển vở

D. 20 quyển vở

Lời giải

Một quyển vở kẻ ngang 200 trang có giá 18 000 đồng, để biết với 400 000 đồng mua được bao nhiêu quyển vở như trên, ta cần thực hiện phép chia 400 000 cho 18 000, ta có:

400 000 : 18 000 = 22 (dư 4 000)

Dư 4 000 đồng không thể mua thêm một quyển vở được. 

Vậy với 400 000 đồng, bạn có thể mua được nhiều nhất 22 quyển vở. 

Chọn đáp án B. 

Câu 19: Một hình chữ nhật có chiều dài bằng 15 cm, diện tích bằng a cm2. Tính chiều rộng của hình chữ nhật này (là một số tự nhiên) nếu biết a là một số tự nhiên từ 126 đến 137. 

A. 8 cm

B. 9 cm 

C. 10 cm

D. 11 cm

Lời giải

Giả sử chiều rộng của hình chữ nhật là b (với b ∈ N* , b < 15).

Khi đó diện tích hình chữ nhật là S = 15b (cm2)

Mà đề bài cho diện tích hình chữ nhật bằng a cm2 và a là một số tự nhiên từ 126 đến 137 nên ta có: 126 ≤ a ≤ 137

Hay 126 ≤ 15b ≤ 137

Suy ra 126 : 15 ≤ b ≤ 137 : 15

Lại có: 126 : 15 = 8 (dư 6); 137 : 15 = 9 (dư 2)

Do đó b = 9 (t/m).

Vậy chiều rộng hình chữ nhật là 9 cm. 

Chọn đáp án B. 

Câu 20: Tính nhanh 125 . 1 975 . 4 . 8 . 25?

A. 1 975 000 000     

B. 1 975 000     

C. 19 750 000     

D. 197 500 000

Lời giải

Ta có: 

    125 . 1 975 . 4 . 8 . 25

= 1 975 . (125 . 8) . (25 . 4) 

= 1 975 . 1 000 . 100 

= 1 975 000 . 100

= 197 500 000. 

Chọn đáp án D.

Phần 2. Lý thuyết Phép nhân và phép chia các số tự nhiên

I. Phép nhân 

1. Phép nhân hai số tự nhiên

a x b = c 

(thừa số) x (thừa số) = (tích)

Ví dụ: 5 x 2 = 10; 20 x 3 = 60 

Quy ước: 

+ Trong một tích, ta có thể thay dấu nhân “x” bằng dấu chấm “.” 

Ví dụ: 5 x 2 = 5 . 2 

+ Trong một tích mà các thừa số đều bằng chữ hoặc chỉ có một thừa số bằng số, ta có thể không cần viết dấu nhân giữa các thừa số

Ví dụ: a x b = a . b = ab hoặc 4. a . b = 4ab

+ Khi nhân hai số có nhiều chữ số, thông thường đặt tính rồi tính, chú ý khi viết các tích riêng (tích riêng thứ hai lùi sang bên trái một cột so với tích riêng thứ nhất, tích riêng thứ ba lùi sang bên trái hai cột so với tích riêng thứ nhất,…)
Ví dụ: Đặt tính rồi tính: 341 x 157

         Lý thuyết Toán 6 Bài 4: Phép nhân và phép chia các số tự nhiên | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

Vậy 341 x 157 = 53 537.

2. Tính chất của phép nhân

Phép nhân các số tự nhiên có các tính chất sau:

+ Giao hoán:               a . b = b . a

+ Kết hợp:                  (a . b) . c = a . (b . c)

+ Nhân với số 1:         a . a = 1 . a = a

+ Phân phối đối với phép cộng và phép trừ:

a . (b + c) = a. b + a . c

a . (b – c) = a . b – a . c

Chú ý: Do tính chất kết hợp nên giá trị của biểu thức a. b. c có thể được tính theo một trong hai cách sau:

a . b. c = (a . b) . c hoặc a . b . c = a . (b . c)

Ví dụ: Tính một cách hợp lý: 

a) 20 . 36 . 5 

b) 34 . 28 + 34 . 72 

Lời giải:

a) 20 . 36 . 5 

= 20 . 5 . 36           (tính chất giao hoán)

= (20 . 5) . 36         (tính chất kết hợp)

= 100 . 36 

= 3 600 

b) 34 . 28 + 34 . 72 

= 34 . (28 + 72) 

= 34 . 100 

= 3 400 

II. Phép chia

1. Phép chia hết 

a : b = q       (b#0) 

(số bị chia) : (số chia) = (thương)

Ví dụ: 10 : 2 = 5; 30 : 5 = 6

Chú ý: 

+ Nếu a : b = q thì q = bq

+ Nếu a : b = q và q  0 thì a : q = b 

+ Thông thường, ta đặt tính chia để thực hiện phép chia.

Ví dụ: Đặt tính để tính thương: 139 004 : 236.

Lời giải: 

Ta có: 

   Lý thuyết Toán 6 Bài 4: Phép nhân và phép chia các số tự nhiên | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều 

Vậy 139 004 : 236 = 589. 

2. Phép chia có dư

Cho hai số tự nhiên a và b với  . Khi đó luôn tìm được đúng hai số tự nhiên q và r sao cho a = b . q + r, trong đó  .

Chú ý: 

+ Khi r = 0 ta có phép chia hết.

+ Khi r # 0  ta có phép chia có dư. Ta nói: a chia cho b được thương là q và số dư là r.

Kí hiệu: a : b = q (dư r)

Ví dụ: Đặt tính để tính thương và số dư của phép chia: 

5 125 : 320.

Lời giải: 

Ta có: 

Lý thuyết Toán 6 Bài 4: Phép nhân và phép chia các số tự nhiên | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều 

Vậy 5 125 : 320 = 16 (dư 5). 

Xem thêm các bài trắc nghiệm Toán lớp 6 Cánh Diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 3: Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên

Trắc nghiệm Bài 4: Phép nhân và phép chia các số tự nhiên

Trắc nghiệm Bài 5: Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên

Trắc nghiệm Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính

Trắc nghiệm Bài 7: Quan hệ chia hết. Tính chất chia hết

Đánh giá

0

0 đánh giá