Giải SGK Toán 6 Bài 5 (Cánh diều): Phép tính luỹ thừa với số mũ tự nhiên

Với giải bài tập Toán lớp 6 Bài 5: Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên chi tiết bám sát nội dung sgk Toán 6 Tập 1 Cánh diều giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Toán 6. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán 6 Bài 5: Phép tính luỹ thừa với số mũ tự nhiên

Video giải Toán 6 Bài 5: Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên - Cánh diều

Trả lời câu hỏi giữa bài

Giải Toán 6 trang 22 Tập 1 Cánh diều

Câu hỏi khởi động trang 22 Toán lớp 6 Tập 1: Vi khuẩn E.coli trong điều kiện nuôi cấy thích hợp cứ 20 phút lại phân đôi một lần

(Nguồn: sinh học 10, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010)

Vi khuẩn E.coli trong điều kiện nuôi cấy thích hợp cứ 20 phút lại phân đôi một lần

Giả sử lúc đầu có 1 vi khuẩn. Sau 120 phút có bao nhiêu vi khuẩn?

Lời giải:

+) Trước khi chưa học bài Lũy thừa, em giải quyết bài toán trên như sau: 

Vì cứ sau 20 phút, vi khuẩn lại phân đôi 1 lần nên sau 20 phút đầu, từ 1 vi khuẩn ta có 2 vi khuẩn.

Sau 20 phút tiếp theo (tức là sau 40 phút), từ 2 vi khuẩn phân đôi thành 2 . 2 = 4 vi khuẩn.

Sau 20 phút tiếp (tức là sau 60 phút), từ 4 vi khuẩn phân đôi thành 4 . 2 = 8 vi khuẩn.

Sau 20 phút tiếp (tức là sau 80 phút), từ 8 vi khuẩn phân đôi thành 8 . 2 = 16 vi khuẩn.

Tiếp tục sau 20 phút nữa (tức là sau 100 phút), từ 16 vi khuẩn phân đôi thành 16 . 2 = 32 vi khuẩn.

Sau 20 phút nữa (tức là sau 120 phút), từ 32 vi khuẩn phân đôi thành 32 . 2 = 64 vi khuẩn. 

Vậy sau 120 phút có tất cả 64 vi khuẩn. 

+) Sau khi học xong bài Lũy thừa, em có thể giải quyết bài toán như sau: 

120 phút hơn 20 phút số lần là: 120 : 20 = 6 (lần)

Cứ sau 20 phút, vi khuẩn lại phân đôi 1 lần, tức là gấp 2 lần số lượng ban đầu. 

Vậy sau 120 phút, có tất cả: 26 = 64 vi khuẩn.

Hoạt động 1 trang 22 Toán lớp 6 Tập 1: Người ta viết gọn tổng của nhiều số hạng bằng nhau thành phép nhân, chẳng hạn: 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 2.6.

Ta cũng có thể viết gọn tích của nhiều thừa số bằng nhau, chẳng hạn: 2.2.2.2.2.2 được viết gọn

Lời giải:

Ta cũng có thể viết gọn tích của nhiều thừa số bằng nhau, chẳng hạn:

2 . 2 . 2 . 2 . 2 . 2 được viết gọn là 26. Số 2 gọi là cơ số và số 6 gọi là số mũ.

Ta có : 26 = 64

Giải Toán 6 trang 23 Tập 1 Cánh diều

Luyện tập 1 trang 23 Toán lớp 6 Tập 1: Viết và tính các lũy thừa sau:

a) Năm mũ hai;

b) Hai lũy thừa bảy;

c) Lũy thừa bậc ba của sáu.

Lời giải:

a) "Năm mũ hai" được viết là 52 

Ta có: 52 = 5 . 5 = 25.

b) "Hai lũy thừa bảy" được viết là 27 

Ta có: 2= 2 . 2 . 2 . 2 . 2 . 2 . 2 

               = 4 . 2 . 2 . 2 . 2 . 2 

               = 8 . 2 . 2 . 2. 2

               = 16 . 2 . 2 . 2 

               = 32 . 2 . 2 

               = 64 . 2 = 128

Vậy 27 = 128. 

c) "Lũy thừa bậc ba của sáu" được viết là 63 

Ta có: 63 = 6 . 6 . 6 = 36 . 6 = 216.

Luyện tập 2 trang 23 Toán lớp 6 Tập 1: Viết các số sau dưới dạng lũy thừa với cơ số cho trước:

a) 25, cơ số 5;

b) 64, cơ số 4.

Lời giải:

a) Để viết số 25 dưới dạng lũy thừa với cơ số 5, ta tách số 25 thành tích với các thừa số là 5 rồi đưa về dạng lũy thừa: 

25 = 5 . 5 = 52

Vậy 25 = 52.

b) Để viết số 64 dưới dạng lũy thừa với cơ số 4, ta tách số 64 thành tích với các thừa số là 4 rồi đưa về dạng lũy thừa:

64 = 4 . 16 = 4 . (4 . 4) = 4 . 4 . 4 = 43.  

Vậy 64 = 43.

Hoạt động 2 trang 23 Toán lớp 6 Tập 1: So sánh: 23.24 và  27.

Lời giải:

Ta có:   23=2.2.2=4.2=8

 24=2.2.2.2=4.2.2=8.2=16

Suy ra: 23 . 24 = 8 . 16 = 128 

Lại có: 27 = 2 . 2 . 2 . 2 . 2 . 2 . 2 = 128 (Theo câu b, phần Luyện tập 1. Trang 23/SGK)

Vì 128 = 128 

Vậy 23 . 24 = 27

Giải Toán 6 trang 24 Tập 1 Cánh diều

Luyện tập 3 trang 24 Toán lớp 6 Tập 1: Viết kết quả mỗi phép tính sau dưới dạng một lũy thừa:

a) 25 . 64 ; 

b) 20 . 5 . 103.  

Lời giải:

a) Trước tiên ta viết 64 dưới dạng lũy thừa cơ số 2:

Ta có: 64 = 2 . 32 = 2 . 2 . 16 = 2 . 2 . 2 . 8 = 2 . 2 . 2 . 2 . 2 . 2 = 26

Do đó: 25 . 64 = 25 . 26 = 25+6 = 211

b) Ta có: 20 . 5 . 103 = 100 . 103 = 10 . 10 . 103 = 102 . 103 = 102+3 = 105

Hoạt động 3 trang 24 Toán lớp 6 Tập 1: So sánh: 25 : 23 và 22.

Lời giải:

Ta có: 25 = 2 . 2 . 2 . 2 . 2 = 4 . 2 . 2 . 2 = 8 . 2 . 2 = 16 . 2 = 32

23 = 2 . 2 . 2 = 8 

Do đó: 25 : 2 = 32 : 8 = 4 

Lại có: 22 = 2 . 2 = 4 

Vì 4 = 4 

Vậy 25 : 23 = 22.

Luyện tập 4 trang 24 Toán lớp 6 Tập 1: Viết kết quả mỗi phép tính sau dưới dạng một lũy thừa:

a) 65 : 6 ; 

b)  1288 : 23

Lời giải:

a) Ta có: 65 : 6 = 65 : 61 = 65 - 1 = 64.

b) 128 : 23 

Trước tiên, ta viết số 128 dưới dạng lũy thừa cơ số là 2 ta được 

128 = 27 (Theo câu b, Luyện tập 1/Trang 23SGK)

Khi đó: 128 : 23 = 27 : 23 = 27 - 3  = 24

Bài tập

Bài 1 trang 24 Toán lớp 6 Tập 1: Viết các tích sau dưới dạng lũy thừa:

a) 5 . 5 . 5 . 5;

b) 9 . 9 . 9 . 9 . 9 . 9 . 9;

c) 7 . 7 . 7 . 7 . 7;

d) a . a . a . a . a . a . a . a.

Lời giải:

a) 5 . 5. 5 . 5 = 54. (vì trong tích có 4 thừa số 5)

b) 9 . 9 . 9 . 9 . 9 . 9 . 9 = 97. (vì trong tích có 7 thừa số 9)

c) 7 . 7 . 7 . 7 . 7 = 75. (vì trong tích có 5 thừa số 7)

d) a . a . a . a . a . a . a . a = a8. (vì trong tích có 8 thừa số a)

Giải Toán 6 trang 25 Tập 1 Cánh diều

Bài 2 trang 25 Toán lớp 6 Tập 1: Xác định cơ số, số mũ và tính mỗi lũy thừa sau: 25, 52, 92, 110, 101

Lời giải:

+) 25 có cơ số là 2, số mũ là 5 và 

25 = 2 . 2 . 2 . 2 . 2 = 4 . 2 . 2 . 2 = 8 . 2 . 2 = 16 . 2 = 32

+)  5có cơ số là 5, số mũ là 2 và 52 = 5 . 5 = 25

+) 92 có cơ số là 9, số mũ là 2 và 92 = 9 . 9 = 81

+) 110 có cơ số là 1, số mũ là 10  và

110  = 1.1.1.1.1.1.1.1.1.1 = 1 

+) 101 có cơ số là 10, số mũ là 1 và 101 = 10. (một số bất kì lũy thừa 1 thì bằng chính nó).

Bài 3 trang 25 Toán lớp 6 Tập 1: Viết các số sau dưới dạng lũy thừa với cơ số cho trước:

a) 81, cơ số 3;

b) 81, cơ số 9;

c) 64, có số 2;

d) 100 000 000, cơ số 10.

Lời giải:

a) Để viết 81 dưới dạng lũy thừa với cơ số 3, ta tách 81 thành tích của các thừa số 3:

81 = 3 . 27 = 3 . 3 . 9 = 3 . 3 . 3 . 3 = 34

Vậy 81 = 34

b) Để viết 81 dưới dạng lũy thừa với cơ số 9, ta tách 81 thành tích của các thừa số 9:

81 = 9 . 9 = 92

Vậy 81 = 92.

c) Để viết 64 dưới dạng lũy thừa với cơ số 2, ta tách 64 thành tích của các thừa số 2:

64 = 2 . 32 = 2 . 2 . 16 = 2 . 2. 2 . 8 = 2 . 2 . 2 . 2 . 2 . 2= 26

Vậy 64 = 26

d) Để viết 100 000 000 dưới dạng lũy thừa với cơ số 10, ta tách 100 000 000 thành tích của các thừa số 10:

100 000 000 = 10 . 10 000 000 = 10 . 10 . 1 000 000 

= 10 . 10 . 10 . 100 000 

= 10 . 10 . 10 . 10 . 10 000

= 10 . 10 . 10 . 10 . 10 . 1 000

= 10 . 10 . 10 . 10 . 10 . 10 . 100

= 10 . 10 . 10 . 10. 10 . 10 . 10 . 10

= 108 

Vậy 100 000 000 = 108

Bài 4 trang 25 Toán lớp 6 Tập 1: Viết kết quả mỗi phép tính sau dưới dạng một lũy thừa:

a)  34.35 ; 16.29  ;  16.32 ; 

b)  128 : 12 ; 243 : 34  ;  109 : 10000 ; 

c)  4.86.2.83 ;  122.2.123.6  ;  63.2.64.3 . 

Lời giải:

a) +) 34. 35 = 34 + 5 = 39

+) 16 . 2= (2 . 2 . 2 . 2) . 29 = 24 . 29 = 24 + 9 = 213.

+) 16 . 32 = 24 . (2 . 2 . 2 . 2 . 2) = 24 . 25 = 24 + 5 = 29.

b) +) 128 : 12 = 128 : 121 = 128 - 1 = 127.

+) 243 : 34 = (3. 81) : 3= (3 . 3 . 27) : 34 = (3 . 3 . 3 . 3. 3) : 34 = 35 : 34 = 35 - 4 =31.

+) 109 : 10 000 = 109 : (10 . 1 000) = 109 : (10. 10 . 100) 

= 109 : (10 . 10 . 10 . 10) 

= 109 : 104 = 109 - 4  = 105.

c) +) 4. 86 . 2 . 83 

= 4 . 2 . 86 . 83 (tính chất giao hoán) 

= (4 . 2) . 86 . 83 (tính chất kết hợp)

= 8 .  86 . 83 

= 81 . 86 . 83 

= 81 + 6 . 83 

= 87 . 83 = 87 + 3 = 810

+) 122 . 2 . 123 . 6 

= (2. 6) . (122 . 123)  (tính chất giao hoán và kết hợp)

= 12 . 122 + 3 

= 121 . 125 = 121 + 5  = 126

+) 63 . 2 . 64 . 3 

= (2 . 3) . (63 . 64) (tính chất giao hoán và kết hợp)

= 6 . 63 + 4 

= 61 . 67 = 61 + 7 = 68

Bài 5 trang 25 Toán lớp 6 Tập 1: So sánh:

a) 32 và 3 . 2;

b) 23 và 32 

c) 33 và 34 

Lời giải:

a) Ta có: 32 = 3 . 3 = 9 và 3 . 2 = 6 

Vì 9 > 6 nên 32 > 3 . 2 

Vậy 32 > 3 . 2. 

b) Ta có: 23 = 2 . 2 . 2 = 8 và 32 = 3. 3 = 9 

Vì 8 < 9 nên 2 < 32

Vậy 23 < 32.

c) Ta có: 33 = 3 . 3 . 3 = 27 và 34 = 3 . 3. 3. 3 = 81 

Vì 27 < 81 nên 33 < 34 

Vậy 3< 34

Qua bài tập c) này, ta có nhận xét: Đối với lũy thừa với cơ số và số mũ là số tự nhiên thì khi so sánh hai lũy thừa cùng cơ số, lũy thừa nào có số mũ bé hơn thì bé hơn. 

Bài 6 trang 25 Toán lớp 6 Tập 1: Khối lượng của Mặt Trời khoảng 1 988 550 . 1021 tấn, khối lượng của Trái Đất khoảng 6.1021 tấn. (Nguồn: http://nssdc.gsfc.nasa.gov)

Khối lượng của Mặt Trời gấp khoảng bao nhiêu lần khối lượng của Trái Đất?

Lời giải:

Khối lượng Mặt Trời gấp số lần khối lượng Trái Đất là: 

(1 988 550 . 1021) : (6 . 1021) = (1 988 550 : 6) . (1021 : 1021

= 331 425 . 1 = 331 425 (lần)

Vậy khối lượng Mặt Trời gấp khoảng 331 425 lần khối lượng Trái Đất.

Bài 7 trang 25 Toán lớp 6 Tập 1: Đố. Cho biết 112 = 121; 1112 =12 321. Hãy dự đoán 11112 bằng bao nhiêu. Kiểm tra lại dự đoán đó.

Lời giải:

Ta có:  112 = 121; 1112 = 12 321

Do đó ta dự đoán: 1 1112 = 1 234 321

Kiểm tra: 1 1112 = 1 111 . 1 111  

Ta có: 

Đố. Cho biết 11^2 = 121: 111^2 =12 321 . Hãy dự đoán 1111^2 bằng bao nhiêu

Vậy 1 1112 = 1 234 321. 

Lý thuyết Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên

I. Phép nâng lên lũy thừa 

Lũy thừa bậc n của a, kí hiệu  , là tích của n thừa số a:

Lý thuyết Toán 6 Bài 5: Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

Trong đó:

a được gọi là cơ số

           n được gọi là số mũ.

Quy ước:   a1=a

Phép nhân nhiều thừa số bằng nhau gọi là phép nâng lên lũy thừa.

Chú ý: 

+ an  đọc là “a mũ n” hoặc “a lũy thừa n” hoặc “lũy thừa bậc n của a”.

+ a2  còn được gọi là “a bình phương” hay “bình phương của a”.

+ a3 còn được gọi là “a lập phương” hay “lập phương của a”.

Ví dụ: 

7 . 7 . 7 . 7 = 74 (đọc là 7 mũ 4 hoặc là 7 lũy thừa 4, hoặc lũy thừa bậc bốn của 7)

16 = 2 . 2 . 2 . 2 = 24 

Lưu ý: Với n là số tự nhiên khác 0, ta có: Lý thuyết Toán 6 Bài 5: Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

Ví dụ: 105 = 10 . 10 . 10 . 10 . 10 = 100 000  

II. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số

Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và cộng các số mũ: 

am . an = am + n 

Ví dụ: 

+) 2. 24 = 23 + 4 = 27

+) a. a1 = a2 + 1 = a3

+) 4. 45 = 42 + 5 = 47

III. Chia hai lũy thừa cùng cơ số 

Khi chia hai lũy thừa cùng cơ số (khác 0), ta giữ nguyên cơ số và trừ các số mũ:

am : an = am - n  (a # 0, m ≥ n)

Quy ước: a0 = 1 (a # 0) . 

Ví dụ:
 
+ 97 : 93 = 97 - 3 = 94

+ 76 : 7 = 76 : 71 = 76 - 1 = 75

+ 33 : 33 = 33 - 3 = 30 = 1

Xem thêm các bài giải SGK Toán lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 4: Phép nhân, phép chia các số tự nhiên

Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính

Bài 7: Quan hệ chia hết. Tính chất chia hết

Bài 8: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5

Tài liệu có 10 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống