Với giải sách bài tập Toán 6 Bài 4: Phép nhân, phép chia số tự nhiên sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 6. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Toán lớp 6 Bài 4: Phép nhân, phép chia số tự nhiên
Bài 23 trang 13 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Tính một cách hợp lí:
a) 17.88 + 17.12;
b) 25.32 + 4.92.25;
c) 3 119.121 - 3 119.11.11;
d) 24.(123 + 87) + (87 + 123).76.
Lời giải:
a) 17.88 + 17.12
= 17. (88 + 12)
= 17.100
= 1 700.
b) 25.32 + 4.92.25
= 25.(32 + 4.92)
= 25.(32 + 368)
= 25.400
= 10 000.
c) 3 119.121 - 3 119.11.11
= 3 119.121 - 3 119.121
= 3 119(121 – 121)
= 3 119.0
= 0.
d) 24.(123 + 87) + (87 + 123).76
= 24.210 + 210.76
= 210.(24 + 76)
= 210. 100
= 21 000.
Mẫu: 106.21 = (100 + 6).21
= 100.21 + 6.21
= 2 100 + 6(20 +1)
= 2 100 + 6.20 + 6.1
= 2 100 + 120 + 6
= 2 226.
a) 35.29; b) 403.54; c) 9 998.12.
Lời giải:
a) 35.29
= (30 + 5).29
= 30.29 + 5.29
= 870 + 5.(20 + 9)
= 870 + 5.20 + 5.9
= 870 + 100 + 45
= 1 015.
b) 403.54
= (400 + 3).54
= 400.54 + 3.54
= 21 600 + 3.(50 + 4)
= 21 600 + 3.50 + 3.4
= 21 600 + 150 + 12
= 21 762.
c) 9 998.12
= (10 000 – 2).12
= 10 000.12 – 2.12
= 120 000 – 24
= 119 976.
Lời giải:
Ta có 2 019.2 021
= 2 019.(2 020 + 1)
= 2 019.2 020 + 2 019.1
Ta lại có: 2 020.2 020
= 2 020(2 019 + 1)
= 2 020.2 019 + 2 020.1.
Vì 2 019 < 2 020 nên 2 019.2 020 + 2 019.1 < 2 020.2 019 + 2 020.1.
Vậy 2 019.2 020 < 2 020.2 020.
Bài 26 trang 14 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Tìm chữ số x, biết:
a) .12 = 0;
b) .32 = 32;
c) x.x = 16;
d) .0 = 0.
Lời giải:
a) .12 = 0
x = 1.
Vậy x =1.
b) .32 = 32
x = 1
Vậy x = 1.
c) x.x = 16
Ta thấy 4.4 = 16 nên x = 4.
Vậy x =4.
d) .0 = 0
Ta thấy mọi số tự nhiên nhân với 0 đều bằng 0.
Do đó có vô số thỏa mãn điều kiện
Mà x là chữ số nên x ∈ {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9}.
Hơn nữa x ≠ 0 nên x ∈ {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9}.
Vậy x ∈ {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9}.
Chi phí |
Số lượng |
Đơn giá
|
Vé máy bay chặng Hà Nội – TP Hồ Chí Minh |
9 |
1 209 000 đồng/vé |
Vé máy bay chặng Hà Nội - Đà Nẵng |
5 |
538 000 đồng/vé |
Hội trường |
2 |
1 500 000 đồng/hội trường |
In ấn tài liệu |
60 |
18 000 đồng/tài liệu |
Tổng chi phí công ty A đã cắt giảm là bao nhiêu?
Lời giải:
Tổng chi phí công ty A đã cắt giảm là:
1 209 000.9 + 538 000.5 + 1 500 000.2 + 18 000.60 = 17 651 000 (đồng).
Vậy tổng chi phí công ty A là 17 651 000 đồng.
Giấy dán tường |
Đơn giá theo cuộn (đồng/cuộn) |
Đơn giá theo mét vuông (đồng/m2) |
Nhóm giấy giá rẻ |
920 000 |
90 000 |
Nhóm giấy giá trung bình |
1 100 000 |
100 000 |
Nhóm giấy cao cấp |
1 250 000 |
120 000 |
a) Nếu bác Lan mua 2 cuộn giấy dán tường giá rẻ và 25m2 giấy dán tường giá trung bình thì theo bảng giá trên bác phải trả bao nhiêu tiền?
b) Do là khách quen nên của hàng giảm giá cho bác với mức giá giấy dán tường cao cấp như sau:
- Mua từ 1m2 đến 20m2 thì giá là 120 000 đồng/m2.
- Mua từ 21m2 đến 40m2 thì giá là 115 000 đồng/m2.
- Mua từ 41m2 đến 60m2 thì giá là 102 000 đồng/m2.
- Mua nhiều hơn 60m2 thì giá là 95 000 đồng/m2.
Nếu bác Lan mua 1 cuộn giấy dán tường giá trung bình và 42 m2 giấy dán tường cao cấp thì bác phải trả bao nhiêu tiền?
Lời giải:
a) Số tiền bác Lan mua 2 cuộn giấy dán tường giá rẻ là: 2.920 000 = 1 840 000 (đồng).
Số tiền bác Lan mua 25m2 giấy dán tường giá trung bình là: 25.100 000 = 2 500 000 (đồng).
Vậy số tiền bác Lan mua 2 cuộn giấy dán tường giá rẻ và 25m2 giấy dán tường giá trung bình: 1 840 000 + 2 500 000 = 4 340 000 (đồng).
b) Số tiền bác Lan phải trả cho 1 cuộn giấy dán tường giá trung bình là: 1 100 000 (đồng).
Số tiền bác Lan phải trả cho 42m2 giấy dán tường cao cấp là: 42.102 000 = 4 284 000 (đồng).
Vậy tổng số tiền bác Lan phải trả cho 1 cuộn giấy dán tường giá trung bình và 42m2 giấy dán tường cao cấp là: 1 100 000 + 4 284 000 = 5 384 000 (đồng).
Bài 29 trang 15 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Bình Ngô đại cáo ra đời vào năm nào?
Năm Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo tổng kết thắng lợi của cuộc kháng chiến do Lê Lợi lãnh đạo chống quân Minh. Biết rằng gấp đôi số ngày trong một tuần lễ, còn gấp đôi của . Tính xem năm đó là năm nào.
Lời giải:
Số ngày trong một tuần lễ là 7 ngày thì gấp đôi số ngày trong một tuần lễ là 14.
Suy ra = 14.
Gấp đôi là 14.2 = 28.
Vì gấp đôi của nên = 28.
Vậy năm đó là năm 1428.
Bài 30 trang 15 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1:
a) Tích các số tự nhiên từ 16 đến 57 có chữ số tận cùng là chữ số nào?
b) Tích tất cả các số tự nhiên lẻ có ba chữ số có chữ số tận cùng là chữ số nào?
Lời giải:
a) Các số tự nhiên từ 16 đến 57 có chứa số 50, mà bất kì một số nào nhân với số tròn chục đều cho kết quả là một số có chữ số tận cùng là 0 nên là tích của các số này sẽ có chữ số tận cùng là 0.
b) Các số tự nhiên lẻ có ba chữ số thì có chứa số có chữ số tận cùng là 5, mà bất kì số nào nhân với số có tận cùng là 5 đều cho kết quả có tận cùng là 5 nên tích của các chữ số này có tận cùng là 5.
Bài 31 trang 15 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Đặt tính rồi tính:
a) 5 292:12;
b) 534 127:11;
c) 9 564:123;
d) 209 943:321.
Lời giải:
a)
Vậy 5 292:12 = 441.
b)
Vậy 534 127:11 = 48 557.
c)
Vậy 9 564:123 = 77 (dư 93).
d)
Vậy 209 943:321 = 654 (dư 9).
Lời giải:
Một giá sách có thể xếp được số quyển sách là: 11.32 = 352 (quyển sách).
Ta có: 5 628:352 = 15 (dư 348) nên xếp đủ vào 15 giá sách thì còn thừa 348 quyển sách chưa được xếp. Do đó phải dùng thêm một giá sách nữa để xếp 348 quyển sách trên.
Vậy cần ít nhất: 15 + 1 = 16 (giá sách).
Lời giải:
Số máu các cán bộ công nhân viên trên địa bàn thành phố Hà Nội đã hiến được là:
1 000.450 = 450 000 (ml)
Ta có: 450 000:1 500 = 300 nên với số máu được hiến tặng này sẽ cấp cứu được cho 300 bệnh nhân.
Lời giải:
Nếu mua ở cửa hàng A thì bạn Tú sẽ phải trả số tiền là:
(810 000 + 1 290 000):2 = 2 100 000:2 = 1 050 000(đồng).
Nếu mua ở cửa hàng B thì bạn Tú sẽ mua đôi 1 290 000 đồng và được tặng đôi 810 000 đồng. Do đó số tiền phải trả là: 1 290 000 đồng.
Vậy bạn Tú nên mua giày ở cửa hàng A thì có giá rẻ hơn.
Lời giải:
Gọi số bị chia là a, thương là q và số dư là r.
Ta có: a = q.27 + r (24 < r < 27).
Vì tổng của số bị chia và thương bằng 361 nên ta có: a + q = 361(*).
Thay a = q.27 + r vào biểu thức (*), ta được:
q.27 + r + q = 361
28q + r = 361
r = 361 – 28q.
Mà 24 < r < 27 nên 24 < 361 – 28q < 27 hay 334 < 28q < 337
Suy ra
TH1: 28q = 335
q = 335:28
q = 11(dư 27)
TH2: 28q = 336
q = 336:28
q = 12.
Khi đó a = 349.
Vậy số bị chia là 349 và thương là 12.
Lời giải:
Ta nhận thấy có ngón cái, ngón giữa và ngón út là các ngón bao gồm các dãy số lẻ.
Ngón trỏ và ngón áp út là các ngón gồm các dãy số chẵn.
Ngón cái bao gồm các số 1; 9; 17; 25; …
Các số này chia cho 8 dư 1 mà số 81 chia 8 cũng dư 1 nên số 81 sẽ rơi vào ngón cái.
Như vậy ngón trỏ là số 82, ngón giữa là 83, ngón áp út là 84 và ngón út là 85.
Vậy số 85 sẽ rơi vào ngón út.
Lý thuyết Phép nhân và phép chia các số tự nhiên
I. Phép nhân
1. Phép nhân hai số tự nhiên
a x b = c
(thừa số) x (thừa số) = (tích)
Ví dụ: 5 x 2 = 10; 20 x 3 = 60
Quy ước:
+ Trong một tích, ta có thể thay dấu nhân “x” bằng dấu chấm “.”
Ví dụ: 5 x 2 = 5 . 2
+ Trong một tích mà các thừa số đều bằng chữ hoặc chỉ có một thừa số bằng số, ta có thể không cần viết dấu nhân giữa các thừa số
Ví dụ: a x b = a . b = ab hoặc 4. a . b = 4ab
+ Khi nhân hai số có nhiều chữ số, thông thường đặt tính rồi tính, chú ý khi viết các tích riêng (tích riêng thứ hai lùi sang bên trái một cột so với tích riêng thứ nhất, tích riêng thứ ba lùi sang bên trái hai cột so với tích riêng thứ nhất,…)
Ví dụ: Đặt tính rồi tính: 341 x 157
Vậy 341 x 157 = 53 537.
2. Tính chất của phép nhân
Phép nhân các số tự nhiên có các tính chất sau:
+ Giao hoán: a . b = b . a
+ Kết hợp: (a . b) . c = a . (b . c)
+ Nhân với số 1: a . a = 1 . a = a
+ Phân phối đối với phép cộng và phép trừ:
a . (b + c) = a. b + a . c
a . (b – c) = a . b – a . c
Chú ý: Do tính chất kết hợp nên giá trị của biểu thức a. b. c có thể được tính theo một trong hai cách sau:
a . b. c = (a . b) . c hoặc a . b . c = a . (b . c)
Ví dụ: Tính một cách hợp lý:
a) 20 . 36 . 5
b) 34 . 28 + 34 . 72
Lời giải:
a) 20 . 36 . 5
= 20 . 5 . 36 (tính chất giao hoán)
= (20 . 5) . 36 (tính chất kết hợp)
= 100 . 36
= 3 600
b) 34 . 28 + 34 . 72
= 34 . (28 + 72)
= 34 . 100
= 3 400
II. Phép chia
1. Phép chia hết
a : b = q (b#0)
(số bị chia) : (số chia) = (thương)
Ví dụ: 10 : 2 = 5; 30 : 5 = 6
Chú ý:
+ Nếu a : b = q thì q = bq
+ Nếu a : b = q và q 0 thì a : q = b
+ Thông thường, ta đặt tính chia để thực hiện phép chia.
Ví dụ: Đặt tính để tính thương: 139 004 : 236.
Lời giải:
Ta có:
Vậy 139 004 : 236 = 589.
2. Phép chia có dư
Cho hai số tự nhiên a và b với . Khi đó luôn tìm được đúng hai số tự nhiên q và r sao cho a = b . q + r, trong đó .
Chú ý:
+ Khi r = 0 ta có phép chia hết.
+ Khi r # 0 ta có phép chia có dư. Ta nói: a chia cho b được thương là q và số dư là r.
Kí hiệu: a : b = q (dư r)
Ví dụ: Đặt tính để tính thương và số dư của phép chia:
5 125 : 320.
Lời giải:
Ta có:
Vậy 5 125 : 320 = 16 (dư 5).