Giải SBT Hóa 11 Bài 8 (Chân trời sáng tạo): Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ

3.6 K

Với giải sách bài tập Hóa học 11 Bài 8: Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Hóa học 11 Bài 8: Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ

Giải SBT Hóa học 11 trang 33

Bài 8.1 trang 33 SBT Hóa học 11: Trong thành phần phân tử hợp chất hữu cơ phải luôn có nguyên tố

A. carbon và hydrogen. 

B. carbon.

C. carbon, hydrogen và oxygen.  

D. carbon và nitrogen.

Lời giải:

Trong thành phần phân tử hợp chất hữu cơ phải luôn có nguyên tố carbon.

→ Chọn B.

Bài 8.2 trang 33 SBT Hóa học 11: Phản ứng hoá học của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra

A. chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.

B. nhanh và cho một sản phẩm duy nhất.

C. nhanh, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.

D. chậm, hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.

Lời giải:

Phản ứng hoá học của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.

→ Chọn A.

Bài 8.3 trang 33 SBT Hóa học 11: Liên kết hoá học trong hợp chất hữu cơ thường là

A. liên kết cộng hoá trị. 

B. liên kết kim loại.

C. liên kết hydrogen.

D. liên kết ion.

Lời giải:

Liên kết hoá học trong hợp chất hữu cơ thường là liên kết cộng hoá trị.

→ Chọn A.

Bài 8.4 trang 33 SBT Hóa học 11: Các hợp chất hữu cơ thường có

A. nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao, không tan hoặc ít tan trong nước, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.

B. nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp, tan nhiều trong nước và các dung môi hữu cơ.

C. nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp, không tan hoặc ít tan trong nước, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.

D. nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp, không tan trong nước.

Lời giải:

Các hợp chất hữu cơ thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp, không tan hoặc ít tan trong nước, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.

→ Chọn C.

Bài 8.5 trang 33 SBT Hóa học 11: Hydrocarbon là hợp chất hữu cơ có thành phần nguyên tố gồm

A. carbon và hydrogen. 

B. hydrogen và oxygen.

C. carbon và oxygen.     

D. carbon và nitrogen.

Lời giải:

Hydrocarbon là hợp chất hữu cơ có thành phần nguyên tố gồm carbon và hydrogen.

→ Chọn A.

Giải SBT Hóa học 11 trang 34

Bài 8.6 trang 34 SBT Hóa học 11: Cho các chất sau: NaCl, H2SO4, CH4, CH2=CH2, HCOONa, CH3CH2OH, CH3-CH=O, KOH, Ba(NO3)2, CO2, Al4C3, KCN. Chất nào là chất hữu cơ, chất nào là chất vô cơ?

Lời giải:

Hợp chất hữu cơ CH4, CH2=CH2, HCOONa, CH3CH2OH, CH3-CH=O.

Hợp chất vô cơ: NaCl, H2SO4, KOH, Ba(NO3)2, CO2, Al4C3, KCN.

Bài 8.7 trang 34 SBT Hóa học 11: Cho các chất sau: CH3-CH2-CH3, CH3-NH2, CH2=CH-CH3, CH2=CH-COOH, CH2=CH-CH=CH2, CH3OH, CH≡CH, C6H5OH, HCHO, CH3COOCH3, H2N-CH2-COOH. Chất nào là hydrocarbon, chất nào là dẫn xuất của hydrocarbon?

Lời giải:

• Hydrocarbon:

CH3-CH2-CH3, CH2=CH-CH3, CH2=CH-CH=CH2, CH≡CH,

• Dẫn xuất của hydrocarbon: 

CH3-NH2, CH2=CH-COOH, CH3OH, C6H5OH, HCHO, CH3COOCH3, H2N-CH2-COOH.

Bài 8.8 trang 34 SBT Hóa học 11: Chỉ ra các nhóm chức trong các hợp chất hữu cơ sau:

(1) CH3-CH2-OH;     

(2) CH3-O-CH2-CH3;

(3) CH3–CH2–CH2-NH2;  

(4) CH3-NH-CH2-CH3;

(5) H-CH=O;    

(6) CH3-CH2-CH2-COOH.

Lời giải:

Chất hữu cơ

Nhóm chức

(1) CH3-CH2-OH

– OHH –

(2) CH3-O-CH2-CH3

– O –

(3) CH3–CH2–CH2-NH2

– NH2

(4) CH3-NH-CH2-CH3

– NH –

(5) H-CH=O

– CH=O

(6) CH3-CH2-CH2-COOH

– COOH

Bài 8.9 trang 34 SBT Hóa học 11: Glutamic acid là một trong 20 amino acid cần thiết cho cơ thể, giữ vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, xây dựng cấu trúc protein và trong các biến đổi sinh hoá của hệ thần kinh trung ương. Hãy chỉ ra các nhóm chức trong glutamic acid, biết rằng glutamic acid có công thức cấu tạo như hình sau.

Giải SBT Hóa 11 Bài 8 (Chân trời sáng tạo): Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ (ảnh 1)

Lời giải:

Các nhóm chức trong glutamic acid: amine (– NH2) và carboxyl (– COOH).

Bài 8.10 trang 34 SBT Hóa học 11: Phổ hồng ngoại (IR) của hợp chất hữu cơ (X) có công thức phân tử là CH4O được cho như hình bên dưới. Chất này thường được dùng trong công nghiệp để làm chất chống động, làm dung môi trong nước rửa kính xe, chất tẩy rửa sơn, mực in máy photocopy và làm nhiên liệu cho các bếp lò loại nhỏ, ... Hãy cho biết dựa vào peak nào có thể dự đoán được (X) là một alcohol.

Giải SBT Hóa 11 Bài 8 (Chân trời sáng tạo): Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ (ảnh 2)

Lời giải:

Số sóng (peak) đặc trưng của nhóm chức OH nằm trong khoảng 3600 – 3300 (cm-1)

→ Peak đặc trưng với số sóng tương ứng của nhóm OH trên phổ IR của X là A.

Giải SBT Hóa học 11 trang 35

Bài 8.11 trang 35 SBT Hóa học 11: Phổ hồng ngoại (IR) của hợp chất hữu cơ (Y) có công thức phân tử là C2H4O2 như hình bên dưới. Chất (Y) này được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như tạo ra polymer trong công nghiệp sản xuất sơn, chất kết dính, là dung môi hoà tan các chất hoá học, sản xuất và bảo quản thực phẩm, đặc biệt dùng để sản xuất giấm. Dựa vào phổ hồng ngoại, hãy xác định peak nào có thể chứng minh nhóm chức –COOH có trong (Y).

Giải SBT Hóa 11 Bài 8 (Chân trời sáng tạo): Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ (ảnh 3)

Lời giải:

Số sóng (peak) đặc trưng của nhóm chức carboxylic acid:

Giải SBT Hóa 11 Bài 8 (Chân trời sáng tạo): Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ (ảnh 4)

- Các tín hiệu đặc trưng của nhóm carboxylic acid trong hợp chất Y:

+ Peak D là peak đặc trưng của liên kết C = O (1725 – 1700 cm-1) trong nhóm chức –COOH.

+ Peak A là peak đặc trưng của liên kết O – H trong (3300 – 2500 cm-1) trong nhóm chức –COOH.

Bài 8.12 trang 35 SBT Hóa học 11: Ethanol (CH3CH2OH) và dimethyl ether (CH3-O-CH3) là 2 chất có cùng công thức C2H6O. Ethanol hiện diện trong đồ uống có cồn, nếu sử dụng nhiều sẽ gây hại cho sức khoẻ. Dimethyl ether được sử dụng làm chất đẩy trong các sản phẩm bình xịt (keo xịt tóc, keo xịt diệt côn trùng, ...), Quan sát phổ hồng ngoại sau đây và cho biết phổ này tương ứng với chất nào trong 2 chất nêu trên. Giải thích.

Giải SBT Hóa 11 Bài 8 (Chân trời sáng tạo): Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ (ảnh 5)

Lời giải:

Dựa vào phố IR, nhận thấy ở vùng 3 316 cm-1 có sự hiện diện của nhóm -OH. Như vậy, có thể dự đoán phổ hồng ngoại này tương ứng với hợp chất ethanol.

Giải SBT Hóa học 11 trang 36

Bài 8.13 trang 36 SBT Hóa học 11: Heptanoic acid được ứng dụng trong mĩ phẩm, nước hoa và các ứng dụng tạo mùi thơm. Dựa vào phổ hồng ngoại, hãy cho biết peak nào giúp dự đoán được trong hợp chất này có nhóm chức carboxyl.

Giải SBT Hóa 11 Bài 8 (Chân trời sáng tạo): Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ (ảnh 6)

Lời giải:

Số sóng của nhóm chức C = O trong carboxylic acid là 1725 – 1700 cm-1. Trên phổ IR của heptanoic acid, peak 1715 cm-1 giúp dự đoán được trong hợp chất này có nhóm chức carboxyl (C=O).

Xem thêm các bài giải SBT Hóa học lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Ôn tập chương 2

Bài 8: Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ

Bài 9: Phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ

Bài 10: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ

Bài 11: Cấu tạo hóa học hợp chất hữu cơ

Lý thuyết Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ

1. Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ

a) Khái niệm

- Hợp chất hữu cơ là hợp chất của carbon trừ một số hợp chất như các oxide của carbon, muối carbonate, các carbide,…

- Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất hữu cơ.

b) Đặc điểm

- Liên kết hóa học trong các hợp chất hữu cơ thường là liên kết cộng hóa trị.

- Hợp chất hữu cơ thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp, không tan hoặc ít tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

- Đa số hợp chất hữu cơ dễ cháy, kém bền nhiệt nên dễ bị phân hủy bởi nhiệt.

- Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.

c) Phân loại

- Có nhiều cách để phân loại hợp chất hữu cơ, trong đó có thể dựa theo thành phần nguyên tố tạo nên nó.

- Hợp chất hữu cơ gồm hydrocarbon và dẫn xuất của hydrocarbon.

+ Hydrocarbon: những hợp chất chỉ được tạo thành từ 2 nguyên tốt C và H.

+ Dẫn xuất của hydrocarbon: những hợp chất mà trong phân tử ngoài nguyên tố C còn có các nguyên như O, N, S, Cl,…

2. Nhóm chức và phổ hồng ngoại IR

a) Khái niệm và một số loại nhóm chức cơ bản

- Nhóm chức là nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử gây ra những tính chất đặc trưng của hợp chất hữu cơ.

- Một số nhóm chức cơ bản: -OH; -O-; -NH2;….

b) Dự đoán một số nhóm chức cơ bản dựa vào bảng tín hiệu phổ hồng ngoại (IR)

- Dựa vào phổ hồng ngoại, có thể xác định sự có mặt của một số nhóm chức cơ bản trong phân tử hợp chất hữu cơ.

Đánh giá

0

0 đánh giá