SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 5 (Kết nối tri thức): Phân tử - đơn chất - hợp chất

12.8 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 5: Phân tử - đơn chất - hợp chất sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 5: Phân tử - đơn chất - hợp chất

Bài 5.1 trang 19 SBT Khoa học tự nhiên 7: Một phân tử nước chứa hai nguyên tử hydrogen và một oxygen. Nước là

A. một hợp chất.                       

B. một đơn chất.

C. một hỗn hợp.                        

D. một nguyên tố hóa học.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Nước là một hợp chất.

Bài 5.2 trang 19 SBT Khoa học tự nhiên 7Đèn neon chứa

A. các phân tử khí neon Ne2.

B. các nguyên tử neon (Ne) riêng rẽ không liên kết với nhau.

C. một đại phân tử khổng lồ chứa rất nhiều nguyên tử neon.

D. một nguyên tử neon.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Đèn neon chứa các nguyên tử neon (Ne) riêng rẽ không liên kết với nhau.

Bài 5.3 trang 19 SBT Khoa học tự nhiên 7Một bình khí oxygen chứa

A. các phân tử O2.

B. các nguyên tử oxygen riêng rẽ không liên kết với nhau.

C. một đại phân tử khổng lồ chứa rất nhiều nguyên tử oxygen.

D. một phân tử O2.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Một bình khí oxygen chứa các phân tử O2.

Bài 5.4 trang 19 SBT Khoa học tự nhiên 7: Lõi dây điện bằng đồng chứa

A. các phân tử Cu2.

B. các nguyên tử Cu riêng rẽ không liên kết với nhau.

C. rất nhiều nguyên tử Cu liên kết với nhau.

D. một nguyên tử Cu.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Lõi dây điện bằng đồng chứa rất nhiều nguyên tử Cu liên kết với nhau.

Bài 5.5 trang 19 SBT Khoa học tự nhiên 7: Cho các hình sau, trong đó mỗi vòng tròn biểu diễn 1 nguyên tử, các vòng tròn đen và trắng biểu diễn các nguyên tử của nguyên tố hóa học khác nhau.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 5: Phân tử - đơn chất - hợp chất - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hộp nào chứa:

a) Các phân tử của một đơn chất?

b) Các phân tử của một hợp chất?

c) Các nguyên tử của một đơn chất?

Có hộp nào chứa hỗn hợp không? Hãy giải thích.

Lời giải:

Hộp B chứa các phân tử của một đơn chất.

Hộp C chứa các phân tử của một hợp chất.

Hộp A chứa các nguyên tử của một đơn chất.

Không có hộp nào chứa hỗn hợp, vì các hộp chỉ chứa một chất.

Bài 5.6 trang 20 SBT Khoa học tự nhiên 7: Trong các chất hóa học: Li, N2, CO, Cl2, S8, NaCl, chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất?

Lời giải:

Các đơn chất là: Li, N2, Cl2, S8.

Các hợp chất là: CO, NaCl.

Bài 5.7 trang 20 SBT Khoa học tự nhiên 7Các hợp chất sau đây được tạo thành từ bao nhiêu nguyên tố hóa học?

a) CuO.       

b) CaCO3.   

c) HNO3.    

d) NaOH.   

e) CH3OH.

Lời giải:

a) CuO được tạo thành từ hai nguyên tố hóa học là Cu và O.

b) CaCO3 được tạo thành từ ba nguyên tố hóa học là Ca, C và O.

c) HNO3 được tạo thành từ ba nguyên tố hóa học là H, N và O.

d) CH3OH được tạo thành từ 3 nguyên tố hóa học là C, H và O.

Bài 5.8 trang 20 SBT Khoa học tự nhiên 7: Có bao nhiêu nguyên tử trong mỗi phân tử các chất sau:

a) CuO.       

b) CO2.       

c) O3.          

d) CH4.       

e) SO2.        

g) C2H4.

Lời giải:

a) Trong phân tử CuO có 2 nguyên tử (1 nguyên tử Cu và 1 nguyên tử O);

b) Trong phân tử CO2 có 3 nguyên tử (1 nguyên tử C và 2 nguyên tử O);

c) Trong phân tử O3 có 3 nguyên tử O.

d) Trong phân tử CH4 có 5 nguyên tử (1 nguyên tử C và 4 nguyên tử H);

e) Trong nguyên tử SO2 có 3 nguyên tử (1 nguyên tử S và 2 nguyên tử O);

g) Trong nguyên tử C2H4 có 6 nguyên tử (2 nguyên tử C và 4 nguyên tử H).

Bài 5.9 trang 20 SBT Khoa học tự nhiên 7Trong các hình vẽ dưới đây, mỗi hình vuông biểu diễn một chiếc hộp chứa; mỗi vòng tròn biểu diễn một nguyên tử; các vòng tròn màu đen, xanh lam nhạt và trắng biểu diễn các nguyên tử của các nguyên tố hóa học khác nhau.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 5: Phân tử - đơn chất - hợp chất - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hãy ghép mỗi hình trên với một mô tả dưới đây cho phù hợp. Mỗi hình chỉ được sử dụng 1 lần.

(1) Đơn chất tinh khiết – chỉ chứa 1 loại nguyên tử.

(2) Hỗn hợp 2 đơn chất – có hai loại nguyên tử không liên kết với nhau.

(3) Hợp chất tinh khiết – chỉ chứa một loại phân tử.

(4) Hỗn hợp 2 hợp chất – có hai loại phân tử trong hộp.

(5) Hỗn hợp gồm 1 đơn chất và 1 hợp chất.

Lời giải:

(1) – C; (2) – E; (3) – A; (4) – B; (5) – D.

Bài 5.10 trang 21 SBT Khoa học tự nhiên 7Trong các hình vẽ dưới đây, các vòng tròn có kích thước khác nhau biểu diễn các nguyên tử của các nguyên tố khác nhau. Hình vẽ nào biểu diễn khí hydrogen chloride?

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 5: Phân tử - đơn chất - hợp chất - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

Chọn Hình C. Giải thích:

+ Các hình A, D biểu diễn đơn chất.

+ Hình B biểu diễn hai đơn chất.

Như vậy chỉ có hình C biểu diễn hợp chất khí hydrogen chloride.

Bài 5.11 trang 21 SBT Khoa học tự nhiên 7Đánh dấu (x) vào ô thích hợp để hoàn thiện bảng sau về sự phân loại một số chất.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 5: Phân tử - đơn chất - hợp chất - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 5: Phân tử - đơn chất - hợp chất - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bài 5.12 trang 21 SBT Khoa học tự nhiên 7Cho các cụm từ sau: nguyên tử, đơn chất, không thể, hóa học, hợp chất, vật lí, nguyên tố hóa học.

Chọn một trong các cụm từ cho ở trên điền vào mỗi chỗ trống để hoàn thiện các câu sau (chú ý: một từ có thể sử dụng nhiều lần hoặc không sử dụng).

a) Đơn chất là chất chỉ chứa một loại ..?..

b) Một đơn chất ..?.. bị phân chia thành các đơn chất khác nữa.

c) Hợp chất là chất được tạo nên từ hai hay nhiều ..?.. khác nhau. Các nguyên tử trong hợp chất liên kết ..?.. với nhau.

d) Không thể phân tách hợp chất thành các đơn chất tạo nên chúng, hoặc phân tách thành các hợp chất khác bằng phương pháp ..?.. Tính chất của các hợp chất thường khác tính chất của các đơn chất tạo nên chúng.

Lời giải:

a) Đơn chất là chất chỉ chứa một loại nguyên tử.

b) Một đơn chất không thể bị phân chia thành các đơn chất khác nữa.

c) Hợp chất là chất được tạo nên từ hai hay nhiều nguyên tố hóa học khác nhau. Các nguyên tử trong hợp chất liên kết hóa học với nhau.

d) Không thể phân tách hợp chất thành các đơn chất tạo nên chúng, hoặc phân tách thành các hợp chất khác bằng phương pháp vật lí. Tính chất của các hợp chất thường khác tính chất của các đơn chất tạo nên chúng.

Bài 5.13 trang 22 SBT Khoa học tự nhiên 7: Trong phân tử nước, cứ 16,0 g oxygen có tương ứng 2,0 g hydrogen. Một giọt nước chứa 0,1 g hydrogen thì khối lượng của oxygen trong giọt nước đó là

A. 1,6 g.               

B. 1,2 g.                

C. 0,9 g.                

D. 0,8 g.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Cứ 2,0 g hydrogen tương ứng với 16 gam oxygen.

Vậy cứ 0,1 gam hydrogen tương ứng với 0,1.162=0,8 gam oxygen.

Bài 5.14 trang 22 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hình 5.4 mô tả một phân tử chứa carbon, hydrogen và oxygen.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 5: Phân tử - đơn chất - hợp chất - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Số nguyên tử của mỗi nguyên tố carbon, hydrogen và oxygen có trong một phân tử chất này lần lượt là

A. 1, 6, 2.              

B. 2, 5, 1.              

C. 2, 6, 1.              

D. 6, 2, 1.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Trong phân tử chất này có 2 nguyên tử C; 6 nguyên tử H và 1 nguyên tử O.

Bài 5.15 trang 22 SBT Khoa học tự nhiên 7Cho ba nguyên tố hóa học là carbon (C), hydrogen (H) và oxygen (O). Sự kết hợp giữa hai trong số ba nguyên tố, hoặc giữa ba nguyên tố hóa học này với nhau tạo ra rất nhiều hợp chất. Hãy tính khối lượng phân tử và phần trăm khối lượng của mỗi nguyên tố trong các hợp chất sau:

a) CO2 (khí carbon dioxide, là khí cần thiết cho quá trình quang hợp).

b) CH4 (methane, là thành phần chính của khí thiên nhiên).

c) C12H22O11 (đường ăn).

(Biết khối lượng nguyên tử của các nguyên tố: C = 12; H = 1; O = 16).

Lời giải:

a) Khối lượng phân tử CO2 là: 12 + 2.16 = 44 (amu).

Thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố:

%C=1244.100%=27,27%;%O=100%27,27%=72,73%.

b) Khối lượng phân tử CH4 là: 12 + 1.4 = 16 (amu)

Thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố:

%C=1216.100%=75%;%H=100%75%=25%.

c) Khối lượng phân tử C12H22O11 là: 12.12 + 22.1 + 16.11 = 342 (amu).

Thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố:

%C=12.12342.100%=42,1%;%H=22342.100%=6,4%%O=100%42,1%6,4%=51,5%.

Bài 5.16 trang 22 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hãy tìm hiểu và cho biết vì sao buckminsterfullerene và carbon nanotube (Hình 5.5) đều là đơn chất carbon?

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 5: Phân tử - đơn chất - hợp chất - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

Vì buckminsterfullerene và carbon nanotube chỉ chứa một loại nguyên tử carbon, nên chúng cũng là đơn chất carbon.

Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học

Bài 7: Hóa trị và công thức hóa học

Bài 8: Tốc độ chuyển động

Lý thuyết KHTN 7 Bài 5: Phân tử - Đơn chất - Hợp chất

I. Đơn chất và hợp chất

1. Đơn chất

- Đơn chất là những chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học.

Ví dụ:

+ Đồng (copper) được tạo nên từ một nguyên tố đồng.

+ Khí oxygen được tạo nên từ nguyên tố oxygen.

+ Khí nitrogen được tạo nên từ nguyên tố nitrogen.

- Một nguyên tố thường chỉ tạo nên một dạng đơn chất. Tuy nhiên, một số nguyên tố có thể tạo nên các dạng đơn chất khác nhau.

Ví dụ:

+ Carbon tạo nên các dạng đơn chất như than chì, than gỗ, kim cương …

+ Phosphorus tạo nên các dạng đơn chất như phosphorus đỏ, phosphorus trắng; …

+ Oxygen tạo nên các dạng đơn chất như oxygen (O2), ozone (O3).

- Đơn chất được phân loại thành kim loại, phi kim, khí hiếm tạo nên từ nguyên tố kim loại, phi kim và khí hiếm tương ứng.

- Ở điều kiện thường:

+ Các kim loại như đồng, sắt, nhôm … tồn tại ở thể rắn (trừ Hg tồn tại ở thể lỏng);

+ Các phi kim có thể tồn tại ở thể rắn (như sulfur, carbon, …), thể khí (như hydrogen, nitrogen, …) và thể lỏng như bromine.

+ Các khí hiếm đều tồn tại ở thể khí.

- Ứng dụng của một số đơn chất:

- Đơn chất đồng (copper) dùng làm lõi dây điện, que hàn đồng, đúc tượng, nam châm điện từ, các động cơ máy móc, đồ trang trí nội thất bằng đồng, …

- Hydrogen: làm nhiên liệu cho động cơ xe, tên lửa, bơm khinh khí cầu, bóng thám không; dùng trong đèn xì oxygen - hydrogen, là nguyên liệu sản xuất NH3, HCl và nhiều hợp chất hữu cơ, …

- Carbon: chế tạo ruột bút chì, điện cực, đồ trang sức, mũi khoan kim cương, than đốt, …

Mở rộng: Tên của đơn chất thường trùng với tên của nguyên tố, trừ một số trường hợp. Ví dụ: Ozone tạo nên từ oxygen, than chì và kim cương tạo nên từ carbon.

2. Hợp chất

- Hợp chất là chất được tạo nên từ hai hay nhiều nguyên tố hóa học.

Ví dụ:

+ Nước là hợp chất được tạo nên từ hai nguyên tố H và O.

+ Carbon dioxide là hợp chất được tạo nên từ hai nguyên tố C và O.

+ Muối ăn là hợp chất được tạo nên từ hai nguyên tố là Na và Cl.

+ Calcium carbonate là hợp chất được tạo nên từ ba nguyên tố Ca, C và O

- Hợp chất được phân loại thành:

+ Hợp chất vô cơ: nước, carbon dioxide; muối ăn; calcium carbonate …

+ Hợp chất hữu cơ: glucose; protein; saccharose; …

- Hiện nay, đã biết hàng chục triệu hợp chất khác nhau.

- Ứng dụng của một số hợp chất:

+ Nước cần thiết cho hoạt động sống của sinh vật.

+ Carbon dioxide cần thiết cho quá trình quang hợp của cây xanh.

+ Muối ăn có vai trò giữ cân bằng nước trong cơ thể người.

+ Calcium carbonate là thành phần chính của đá vôi, được sử dụng trong rất nhiều công trình xây dựng và trong nông nghiệp.

+ Các chất phức tạp như glucose; protein; saccharose có vai trò cấu tạo, duy trì và phát triển cơ thể

II. Phân tử

1. Khái niệm

- Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đẩy đủ tính chất hóa học của chất.

- Phân tử đơn chất được tạo nên bởi các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học.

Ví dụ:

+ Hai nguyên tử nitrogen liên kết với nhau tạo thành phân tử nitrogen.

- Phân tử hợp chất được tạo nên bởi nguyên tử của các nguyên tố hóa học khác nhau.

Ví dụ:

+ Phân tử methane gồm 1 nguyên tử carbon (C) liên kết với 4 nguyên tử hydrogen (H).

+ Phân tử nước gồm 1 nguyên tử oxygen (O) liên kết với 2 nguyên tử hydrogen (H).

2. Khối lượng phân tử

- Khối lượng phân tử của một chất bằng tổng khối lượng của các nguyên tử trong phân tử chất đó.

- Khối lượng của một phân tử được tính theo đơn vị amu.

Ví dụ:

- Phân tử nước được tạo bởi hai nguyên tử H và 1 nguyên tử O

⇒ Khối lượng phân tử nước bằng: 2.1 + 16 = 18 amu.

- Phân tử nitrogen (N2) được tạo bởi hai nguyên tử nitrogen (N)

⇒ Khối lượng phân tử của nitrogen bằng 2.14 = 28 (amu).

- Phân tử methane (CH4) được tạo bởi 1 nguyên tử carbon (C) và 4 nguyên tử hydrogen (H)

⇒ Khối lượng phân tử của methane bằng 12 + 4.1 = 16 (amu)

Đánh giá

0

0 đánh giá