Với giải sách bài tập Hoá học 10 Bài 6: Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố, thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì và nhóm sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hoá học 10. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Hoá học lớp 10 Bài 6: Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố, thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì và nhóm
A. Be, F, O, C, Mg
B. Mg, Be, C, O, F
C. F, O, C, Be, Mg
D. F, Be, C, Mg, O
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Ta có F, O, C, Be cùng thuộc chu kì 2, dựa vào quy luật biến đổi có bán kính nguyên tử: F < O < C < Be.
Lại có Be và Mg thuộc cùng nhóm IIA, dựa vào quy luật biến đổi có bán kính nguyên tử: Be < Mg.
Vậy chiều tăng dần bán kính nguyên tử là: F, O, C, Be, Mg.
A. Al
B. P
C. S
D. K
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Ta có Na, Al, P, S thuộc cùng chu kì 3, dựa vào quy luật biến đổi có bán kính nguyên tử:
Na > Al > P > S (1)
Lại có K và Na thuộc cùng nhóm IA, dựa vào quy luật biến đổi có bán kính nguyên tử: K > Na (2)
Từ (1) và (2) có bán kính nguyên tử K > Na > Al > P > S.
A. Li, F, N, Na, C
B. F, Li, Na, C, N
C. Na, Li, C, N, F
D. N, F, Li, C, Na
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
F có độ âm điện lớn nhất nên sẽ đứng cuối cùng trong dãy → Loại A, B, D.
A. B
B. N
C. O
D. Mg
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Ta có Be, B, N, O thuộc cùng chu kì 2, dựa vào quy luật biến đổi có độ âm điện:
Be < B < N < O (1)
Có Be và Mg thuộc cùng nhóm IIA, dựa vào quy luật biến đổi có độ âm điện:
Be > Mg (2)
Từ (1) và (2) có độ âm điện: Mg < Be < B < N < O.
A. Hydrogen
B. Beryllium
C. Caesium
D. Phosphorus
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại, có kim loại mạnh nhất nằm ở đầu chu kì, hay nằm ở nhóm IA.
Lại có trong 1 nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại tăng dần, nên kim loại mạnh nhất là caesium.
A. Fluorine
B. Bromine
C. Phosphorus
D. Iodine
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Dựa vào quy luật biến đổi tính phi kim, có phi kim mạnh nhất nằm ở cuối chu kì, hay nằm ở nhóm VIIA.
Lại có trong 1 nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính phi kim giảm dần, nên phi kim mạnh nhất nằm ở đầu nhóm VIIA.
Vậy fluorine là phi kim mạnh nhất.
A. Calcium hydroxide
B. Barium hydroxide
C. Strontium hydroxide
D. Magnesium hydroxide
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Calcium hydroxide: Ca(OH)2
Barium hydroxide: Ba(OH)2
Strontium hydroxide: Sr(OH)2
Magnesium hydroxide: Mg(OH)2
Ta có Mg, Ca, Sr, Ba thuộc cùng nhóm IIA. Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân tính base của hydroxide tương ứng tăng dần.
Vậy tính base: Mg(OH)2 < Ca(OH)2 < Sr(OH)2 < Ba(OH)2.
A. Silicic acid
B. Sulfuric acid
C. Phosphoric acid
D. Perchloric acid
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Silicic acid: H2SiO3
Sulfuric acid: H2SO4
Phosphoric acid: H3PO4
Perchloric acid: HClO4.
Ta có Si, P, S, Cl thuộc cùng chu kì 3. Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính acid của các hydroxide tương ứng tăng dần.
Vậy tính acid: H2SiO3 < H3PO4 < H2SO4 < HClO4.
A. Các nguyên tố này đều là các kim loại mạnh nhất trong chu kì.
B. Các nguyên tố này không cùng thuộc một chu kì.
C. Thứ tự tăng dần tính base là: X(OH)2, Y(OH)2, Z(OH)2
D. Thứ tự tăng dần độ âm điện là: Z, Y, X
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
ZX = 4, X thuộc chu kì 2, nhóm IIA.
ZY = 12, Y thuộc chu kì 3, nhóm IIA.
ZZ = 20, Z thuộc chu kì 4, nhóm IIA.
A sai vì nguyên tố thuộc nhóm IA mới là các kim loại mạnh nhất trong chu kì.
B đúng vì X thuộc chu kì 2, Y thuộc chu kì 3, Z thuộc chu kì 4.
C đúng vì trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính base của các hydroxide tương ứng tăng dần.
D đúng vì trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân độ âm điện của các nguyên tố nhìn chung giảm dần.
Bài 6.10 trang 23 SBT Hóa học 10: Hãy cho biết:
a. Sự biến đổi tính kim loại và tính phi kim của nguyên tử một nguyên tố.
b. Quan hệ giữa tính phi kim và độ âm điện của nguyên tử một nguyên tố.
c. Quan hệ giữa sự biến đổi độ âm điện và tính phi kim của nguyên tử các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn.
Lời giải:
a) Tính kim loại của nguyên tử một nguyên tó càng mạnh thì tính phi kim của nó càng yếu và ngược lại.
b) Độ âm điện của nguyên tử một nguyên tố càng lớn thì tính phi kim của nó càng mạnh.
c) Tính phi kim của nguyên tử các nguyên tố biến đổi cùng chiều với độ âm điện của chúng.
Bài 6.11 trang 23 SBT Hóa học 10: Quan sát hình sau:
3 quả cầu A, B, C tượng trưng cho nguyên tử các nguyên tố helium, krypton và radon. Quả cầu nào là krypton?
Lời giải:
He; Kr và Rn đều thuộc nhóm VIIIA. Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân bán kính nguyên tử tăng dần.
Vậy bán kính nguyên tử He < Kr < Rn.
Vậy quả cầu B tượng trưng cho nguyên tử của nguyên tố Kr (krypton).
Thứ tự tăng dần độ âm điện: Na < Al < P < Cl < F.
Lời giải:
Thứ tự tăng dần độ âm điện: Na < Al < P < Cl < F.
Lời giải:
Thứ tự giảm dần tính kim loại: Na, Mg, Al, Si, P, S, Cl, F.
Lời giải:
Na2O + H2O → 2NaOH (base mạnh)
CaO + H2O → Ca(OH)2 (base mạnh)
CO2 + H2O ⇄ H2CO3 (acid yếu)
N2O5 + H2O → 2HNO3 (acid mạnh)
SO3 + H2O → H2SO4 (acid mạnh)
Cl2O7 + H2O → 2HClO4 (acid mạnh)
Lời giải:
- Độ âm điện và bán kính nguyên tử của các nguyên tố trong chu kì biến đổi ngược chiều nhau. Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử của các nguyên tố giảm dần, còn độ âm điện của các nguyên tố tăng dần.
- Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng cũng tăng theo, do đó độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố thường tăng dần.
- Trong một chu kì, tuy nguyên tử của các nguyên tố có cùng số lớp electron nhưng khi điện tích hạt nhân tăng, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng cũng tăng theo. Do đó, bán kính của nguyên tử các nguyên tố giảm khi đi từ đầu chu kì đến cuối chu kì.
Bài giảng Hóa học 10 Bài 6: Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố, thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì và nhóm - Chân trời sáng tạo
Xem thêm các bài giải SBT Hoá học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 5: Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Bài 7: Định luật tuần hoàn – Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Lý thuyết Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố, thành phần và một số tính chất của hợp chất trong chu kì và nhóm
I. Bán kính nguyên tử
- Bán kính nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có xu hướng biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:
+ Trong một chu kì, nguyên tử của các nguyên tố có cùng số lớp electron. Từ trái sang phải, điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần nên electron lớp ngoài cùng sẽ bị hạt nhân hút mạnh hơn, vì vậy bán kính nguyên tử của các nguyên tố có xu hướng giảm dần.
+ Trong một nhóm, theo chiều từ trên xuống dưới, số lớp electron tăng dần nên bán kính nguyên tử có xu hướng tăng.
II. Độ âm điện
- Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hóa học.
- Độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố nhóm A có xu hướng biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:
+ Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng cũng tăng. Do đó, độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố có xu hướng tăng dần.
+ Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng nhanh, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng giảm. Do đó, độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố có xu hướng giảm dần.
III. Tính kim loại, tính phi kim
- Tính kim loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử dễ nhường electron.
Ví dụ: Na → Na+ + 1e
- Tính phi kim là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử dễ nhận electron.
Ví dụ: F + 1e → F-
- Tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố nhóm A có xu hướng biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:
+ Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, lực hút giữa hạt nhân với electron lớp ngoài cùng tăng. Do đó, tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, tính phi kim tăng dần.
+ Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng giảm. Do đó, tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, tính phi kim giảm dần.
IV. Tính acid – base của oxide và hydroxyde
Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần, tính acid của chúng tăng dần.