Với giải sách bài tập Hoá học 10 Bài 8: Quy tắc octet sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hoá học 10. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Hoá học lớp 10 Bài 8: Quy tắc octet
Bài 8.1 trang 28 SBT Hóa học 10: Vì sao các nguyên tử lại liên kết với nhau thành phân tử?
A. Để mỗi nguyên tử trong phân tử đạt được cơ cấu electron ổn định, bền vững
B. Để mỗi nguyên tử trong phân tử đều đạt 8 electron ở lớp ngoài cùng
C. Để tổng số electron ngoài cùng của các nguyên tử trong phân tử là 8.
D. Để lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử trong phân tử có nhiều electron độc thân nhất.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Các nguyên tử liên kết với nhau thành phân tử để mỗi nguyên tử trong phân tử đạt được cơ cấu electron ổn định, bền vững.
A. Chlorine
B. Sulfur
C. Oxygen
D. Hydrogen
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Oxygen có cấu hình electron là: 1s22s22p4.
Oxygen có khuynh hướng nhận thêm 2 electron để đạt được cấu hình electron bền vững giống với khí hiếm neon (Ne).
A. helium
B. argon
C. krypton
D. neon
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Sodium có cấu hình electron: 1s22s22p63s1
Khi tham gia hình thành liên kết hóa học, sodium có khuynh hướng nhường 1 electron để đạt được cấu hình electron giống với khí hiếm neon.
A. Helium và argon
B. Helium và neon
C. Neon và argon
D. Argon và helium
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Li (Z = 3): 1s22s1 khi tham gia hình thành liên kết hóa học Li có xu hướng nhường 1 electron để đạt được cấu hình electron bền vững giống khí hiếm helium.
Cl (Z = 17): [Ne]3s23p5 khi tham gia hình thành liên kết hóa học Cl có xu hướng nhận 1 electron để đạt được cấu hình electron bền vững giống khí hiếm argon.
A. Neon và argon
B. Helium và xenon
C. Helium và radon
D. Helium và krypton
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
H (Z = 1): 1s1 khi hình thành liên kết trong phân tử HBr, H đã đạt cấu hình electron bền của khí hiếm helium với 2 electron lớp ngoài cùng.
Br (Z = 35): [Ar]3d104s24p5 khi hình thành liên kết trong phân tử HBr, Br đã đạt cấu hình electron bền của khí hiếm krypton.
A. cho đi 2 electron
B. nhận vào 1 electron
C. cho đi 3 electron
D. nhận vào 2 electron
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Mg (Z = 12): [Ne]3s2
Khi hình thành liên kết hóa học Mg có xu hướng nhường (cho) đi 2 electron để đạt được cấu hình electron bền vững giống khí hiếm.
A. 3
B. 2
C. 5
D. 4
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Có 4 nguyên tử trong các phân tử đã cho đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm neon là O, Na, F và C.
Bài 8.8 trang 29 SBT Hóa học 10: Nguyên tử trong phân tử nào dưới đây ngoại lệ với quy tắc octet?
A. H2O
B. NH3
C. HCl
D. BF3
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Trong phân tử BF3, nguyên tử B mới chỉ có 6 electron ở lớp ngoài cùng, chưa đạt được cấu hình electron bền vững của khí hiếm gần nhất.
Lời giải:
Nguyên tử oxygen đạt được cấu hình electron bền của khí hiếm Ne trong MgO (chất rắn); H2O (chất lỏng) và O2 (chất khí).
Lời giải:
K (Z = 19): [Ar]4s1 → có xu hướng nhường 1 electron khi hình thành liên kết hóa học.
I (Z = 53): [Kr]4d105s25p5 → có xu hướng nhận 1 electron khi hình thành liên kết hóa học.
Trong phân tử potassium iodide (KI), nguyên tử K và I lần lượt đạt cơ cấu bền của khí hiếm gần nhất là Ar (argon) và Xe (xenon).
Bài giảng Hóa học 10 Bài 8: Quy tắc octet - Chân trời sáng tạo
Xem thêm các bài giải SBT Hoá học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 11: Liên kết hydrogen và tương tác van der waals
Lý thuyết Quy tắc octet
I. Liên kết hóa học
- Phân tử được tạo nên từ các nguyên tử bằng liên kết hóa học.
Ví dụ:
- Phân tử hydrogen (H2) được tạo nên bằng liên kết hóa học giữa hai nguyên tử hydrogen (H).
- Phân tử fluorine (F2) được tạo nên bằng liên kết hóa học giữa hai nguyên tử fluorine (F).
II. Quy tắc octet
- Quy tắc octet (bát tử): Trong quá trình hình thành liên kết hóa học, nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có xu hướng tạo thành lớp vỏ ngoài cùng có 8 electron tương ứng với khí hiếm gần nhất (hoặc 2 electron với khí hiếm helium).
Ví dụ 1: Vận dụng quy tắc octet trong sự hình thành phân tử oxygen (O2)
Nguyên tử oxygen có 6 electron ở lớp ngoài cùng. Khi 2 nguyên tử O liên kết với nhau, mỗi nguyên tử O sẽ góp 2 electron để tạo 2 cặp electron dùng chung tạo thành cấu hình electron bền vững của khí hiếm neon.
Ví dụ 2: Vận dụng quy tắc octet trong sự tạo thành ion potassium (K+).
Nguyên tử potassium có 1 electron ở lớp ngoài cùng. Nếu mất đi 1 electron nguyên tử potassium sẽ đạt được cấu hình electron bền vững, giống với khí hiếm gần nhất là Ar.
Viết gọn: K → K+ + 1e
Ví dụ 3: Vận dụng quy tắc octet trong sự tạo thành phân tử HF.
+ Fluorine thuộc nhóm VIIA ⇒ có 7 electron lớp ngoài cùng.
+ Hydrogen thuộc nhóm IA ⇒ có 1 electron lớp ngoài cùng (lớp 1 có tối đa 2 electron)
⇒ Cả 2 có xu hướng nhận electron để đạt cấu hình electron của khí hiếm
⇒ Khi tham gia liên kết hình thành phân tử HF, mỗi nguyên tử sẽ gọp chung 1 electron để tạo thành cặp electron dùng chung.
Chú ý:
+ Không phải mọi trường hợp, nguyên tử của các nguyên tố khi tham gia liên kết đều tuân theo quy tắc octet. Người ta nhận thấy, một số phân tử có thể không tuân theo quy tắc octet như: NO; BH3; SF6 …
+ Với nguyên tử của các nguyên tố nhóm B, người ta áp dụng một số quy tắc khác, tương ứng với quy tắc octet, là quy tắc 18 electron để giải thích xu hướng khi tham gia liên kết hóa học của chúng.