Tailieumoi.vn giới thiệu Soạn Chuyên đề 2: Tìm hiểu ngôn ngữ trong đời sống xã hội hiện đại sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách soạn bài Chuyên đề học tập Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Chuyên đề 2: Tìm hiểu ngôn ngữ trong đời sống xã hội hiện đại
Phần thứ nhất: Bản chất xã hội - văn hóa của ngôn ngữ
I. Đọc ngữ liệu tham khảo
Văn bản 1: Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội
Trong khi đọc (văn bản 1)
Câu 1 (trang 35 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Câu chuyện về hai bé gái Ấn Độ được chó sói nuôi dưỡng nói lên điều gì?
Câu chuyện về hai bé gái Ấn Độ được chó sói nuôi dưỡng nói lên khi tách khỏi xã hội loài người, các bé chỉ có bản năng sinh vật thuần túy, không có ngôn ngữ.
Câu 2 (trang 36 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Vì sao nói ngôn ngữ không phải là hiện tượng mang tính tự nhiên thuần túy như sóng thần, bão, gió…
Trả lời:
Ngôn ngữ không phải hiện tượng mang tính tự nhiên thuần túy vì ngôn ngữ chỉ sinh ra và phát triển trong xã hội loài người, là sản phẩm mang tính xã hội.
Sau khi đọc (văn bản 1)
Câu 1 (trang 37 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Chi tiết nào trong văn bản cho thấy khi tách khỏi xã hội loài người, những đứa trẻ chỉ có bản năng sinh vật thuần túy, không có ngôn ngữ.
Qua câu chuyện về bé gái Ấn độ được chó sói nuôi dưỡng vẫn sống bình thường, nhưng tuyệt nhiên không biết nói, chỉ phát ra những tiếng kêu như động vật hoang dã. Rõ ràng là khi tách ra khỏi xã hội loài người, các bé chỉ có bản năng sinh vật thuần túy, không có ngôn ngữ.
Câu 2 (trang 37 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Tìm ít nhất một hiên tượng ngôn ngữ thể hiện" sự quy ước của từng xã hội.
Ví dụ: Đối với ngôn ngữ xã hội ở Việt Nam: Cùng để gọi tên người đã sinh ra mình thì miền Bắc gọi là bố mẹ; miền Nam lại gọi là ba má.
Câu 3 (trang 37 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Tìm các luận điểm, lí lẽ, và bằng chứng trong văn bản cho thấy ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội( làm vào vở)
Luận điểm |
Lí lẽ và bằng chứng |
Ví dụ: Ngôn ngữ chỉ hình thành và phát triển trong xã hội, do ý muốn và nhu cầu giao tiếp của con người. |
|
|
|
Trả lời:
Luận điểm |
Lí lẽ và bằng chứng |
Ví dụ: Ngôn ngữ chỉ hình thành và phát triển trong xã hội, do ý muốn và nhu cầu giao tiếp của con người. |
Con người muốn giao tiếp, truyền đạt suy nghĩ của mình ra thì phải giao tiếp |
Ngôn ngữ không phải là hiện tượng sinh vật: không mang tính di truyền. |
Không đứa trẻ nào sinh ra, lọt lòng có thể biết nói ngay. Mà cần trải qua 1 thời gian để các bé có thể nói rõ và hiểu hết các câu nói. |
Văn bản 2: Ngôn ngữ là nhân tố cấu thành, lưu truyền văn hóa
Trong khi đọc (văn bản 2)
Câu * (trang 37 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Vì sao nói trong văn hóa Việt, trí tuệ, ý chí, tình cảm gắn liền với lòng, bụng, dạ, gan, ruột.
Trả lời:
Điều này được thể hiện qua khi sử dụng ngôn ngữ để nói về trí tuệ ý chí tình cảm luôn gắn các từ này ở trong đó như thật lòng, thật dạ, mát lòng mát ruột, bấm bụng…
Sau khi đọc (văn bản 2)
Câu 1 (trang 39 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Vẽ sơ đồ tóm tắt các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng được trình bày trong văn bản.
Trả lời:
Câu 2 (trang 39 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Tìm thêm một ví dụ ngoài văn bản và phân tích để chứng minh rằng trong các ngôn ngữ khác nhau, có những từ tuy giống nhau về nghĩa định danh sự vật nhưng lại rất khác nhau về sắc thái nghĩa.
Trả lời:
Trong văn hóa Việt Nam “rồng” mang biểu tượng của sự cao quý, còn trong văn hóa của người châu Âu “rồng” được xem là quái vật, thường đem đến tai họa cho con người. -) Cùng là một sự vật nhưng sắc thái nghĩa khác nhau.
Câu 3 (trang 39 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Theo bạn, khi học một ngôn ngữ, người học có cần tìm hiểu văn hóa của dân tộc đã sản sinh ra ngôn ngữ ấy không? Vì sao?
Trả lời:
- Khi học ngôn ngữ chúng ta rất cần phải học văn hóa của nơi sử dụng ngôn ngữ đó.
- Bởi vì ngôn ngữ và văn hóa gắn bó mật thiết với nhau. Vì việc hiểu ngôn ngữ luôn gắn liền với việc hiểu văn hóa của dân tộ sản sinh ra từ ngữ ấy.
II. Khái quát về bản chất xã hội - văn hóa của ngôn ngữ
III. Thực hành
Câu 1 (trang 40 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Cho các từ ngữ sau: lúa, thóc, cơm, cơm nếp, xôi, tấm, cám.
a. Giải thích sự khác biệt về ý nghĩa giữa các từ ngữ trên. Cho ví dụ minh họa.
b. Tìm ít nhất năm thành ngữ có chứa các từ ngữ trên và đặt câu có sử dụng thành ngữ ấy.
c. Thảo luận với bạn trong nhóm về sự phong phú của trường trường từ vựng lúa gạo và các món ăn từ lúa gạo trong tiếng việt, sau đó chia sẻ ý kiến với các nhóm khác.
a. Lúa là là cây thực vật chưa được trải qua quá trình xay sát.Là cây
+ Thóc là sản phẩm của lúa
+ Cơm là sản phẩm đã trải qua quá trình xay sát và được nấu lên.
+ Cơm nếp, xôi là làm từ gạo nếp
+ Tấm, cám là mảnh vỡ nhỏ của hạt gạo do xay, giã
+ Cám là mảnh vỡ nhỏ của lớp vỏ ngoài hạt gạo xay, giã
b.
+ Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa.
+ gạo bồ thóc đống
+ Cơm cha áo mẹ
+ Chán cơm nếp nát
+ No xôi chán chè
c. Các sản phẩm làm từ nguyên liệu gạo:
Bánh bò
Bánh canh.
Bánh cống.
Bánh đúc.
Bánh hỏi.
Bánh khọt.
Bánh phở
Bánh tráng...
Câu 2 (trang 40 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Tìm thêm những từ ngữ thuộc các trường từ vựng sau:
a. Địa hình sông nước: sông, suối,..
b. Phương tiện trên sông nước: thuyền, bè,..
a, Hồ, biển, ao, đầm lầy, mương, kênh rạch,..
b, Phà, ghe, xuồng,…
Câu 3 (trang 40 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Trong tiếng Việt, có nhiều cách diễn đạt mang dấu ấn sông nước như: Mặt Trời lặn, chìm đắm trong suy tư, bơi giữa dòng đời,..Hãy tìm thêm những cách diễn đạt tương tự.
Chìm trong đau khổ; Lênh đênh giữa dòng đời…
Câu 4 (trang 40 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Theo bạn, những ngữ liệu đã tìm được ở bài tập 2 và 3 có điểm gì chung? Những từ ngữ, cách diễn đạt này có mối liên hệ gì với văn hóa Việt?
Những ngữ liệu ở bài tập 2 và 3 có điểm chung đều chỉ về những từ vựng mang sông nước. Những cách diễn đạt này để nói lên những mối liên hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ.
Câu 5 (trang 40 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Hoàn thành bảng sau để biết được ý nghĩa của các con vật trong văn hóa Việt qua một số thành ngữ (làm vào vở):
Thành ngữ tiếng Việt |
Ý nghĩa thành ngữ |
Con vật |
Ý nghĩa của con vật trong văn hóa Việt |
Miệng hùm gan thỏ |
Tỏ ra bạo dạn nhưng thực chất hèn kém |
Hùm, thỏ |
- hùm: mạnh bạo, hùng hổ - thỏ: nhút nhát |
To như voi |
|
|
|
Làm thân trâu ngựa |
|
|
|
Mèo khen mèo dài đuôi |
|
|
|
Ngựa non háu đá |
|
|
|
Trả lời:
Thành ngữ tiếng Việt |
Ý nghĩa thành ngữ |
Con vật |
Ý nghĩa của con vật trong văn hóa Việt |
Miệng hùm gan thỏ |
Tỏ ra bạo dạn nhưng thực chất hèn kém |
Hùm, thỏ |
- hùm: mạnh bạo, hùng hổ - thỏ: nhút nhát |
To như voi |
Thân hình to |
Voi |
Sự to lớn |
Làm thân trâu ngựa |
Khổ cực như trâu ngựa |
Trâu, ngựa |
Là những con vật gắn với những công việc vất vả, khó khăn |
Mèo khen mèo dài đuôi |
Tự đề cao chính mình |
Mèo |
Mèo là loài vật luôn tự cao |
Ngựa non háu đá |
Dùng để chỉ những người chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng vẫn quá tự tin mà làm những việc vượt quá sức. |
Ngựa |
Ngựa non là con vật chưa có va vấp và trải nghiệm, còn non nớt |
Phần thứ hai: Các yếu tố mới của ngôn ngữ - những điểm tích cực và hạn chế
I. Đọc ngữ liệu tham khảo
Văn bản: Thế nào là từ mới tiếng Việt
Trong khi đọc
Câu 1 (trang 42 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Lí do nào khiến cho một số từ ngữ như tít, sa-pô,… được dùng phổ biến dù vẫn có từ ngữ tiếng Việt tương đương?
Trả lời:
Vẫn sử dụng các từ như tít, sa-pô vì đôi khi các giải pháp thay thế chưa chắc đã khả thi và phù hợp nhất là đối với các từ thông dụng đã được quốc tê hóa.
Câu 2 (trang 43 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Theo bạn, vì sao các từ ngữ địa phương trở nên phổ biến và lấn át từ ngữ toàn dân?
Từ ngữ địa phương trở nên phổ biến và lấn át từ ngữ toàn dân vì do khi sử dụng ở địa phương được nhiều người chấp nhận và thành biến thể chính được sử dụng trong chính địa phương đó.
Sau khi đọc
Câu 1 (trang 45 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Dựa vào văn bản, hãy liệt kê và phân loại các từ ngữ vay mượn theo bảng sau ( làm vào vở):
Từ vay mượn |
|
Trường hợp không có từ tương đương trong tiếng Việt |
Trường hợp có từ tương đương trong tiếng Việt |
Ví dụ: ghi đông |
Ví dụ: album |
Trả lời:
Từ vay mượn |
|
Trường hợp không có từ tương đương trong tiếng Việt |
Trường hợp có từ tương đương trong tiếng Việt |
- phanh, com lê, ca vát, lắc lê… |
Ví dụ: toa lét – nhà vệ sinh; lavabo – chậu rửa; xà phòng – bột giặt… |
Câu 2 (trang 45 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Có mấy tiêu chí để các soạn giả từ điển xác định từ mới Tiếng Việt trong những năm vừa qua? Đó là những tiêu chí nào?
* Có 5 tiêu chí
- Thứ nhất, biểu thị những khái niệm, sự vật hoàn toàn mới.
- Thứ hai, có nhiều từ được coi là mới do nhu cầu cần diễn đạt.
- Thứ ba, có một số từ địa phương được sử dụng rộng rãi trong toang quốc
- Thứ tư, có nhiều từ cổ, từ cũ được sử dụng trở lại
- Thứ năm, Các từ mới xuất hiện, sử dụng phương thức ẩn dụ.
Câu 3 (trang 45 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Có một số từ ngữ thuộc phương ngữ, trước đây chỉ dùng hạn hẹp trong một số địa phương, bây giờ được sử dụng rộng rãi trên toàn quốc, thậm chí lấn át biến thể chính trong ngôn ngữ toàn dân như gạch bông(gạnh hoa), máy lạnh( máy điều hòa nhiệt độ), chích( tiêm), ngừa (phòng),.. Tìm thêm một số trường hợp tương tự.
- Dớp: đen đủi
- máy lửa: bật lửa
- hộp quẹt: bao diêm,..
Câu 4 (trang 45 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Liệt kê các từ ngữ mới xuất hiện trong đại dịch Covid 19.
- 5K, F0, F1, F2…
II. Khái quát về các yếu tố mới của ngôn ngữ và những điểm tích cực, hạn chế
III. Thực hành
Câu 1 (trang 47 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Tìm những từ ngữ mới xuất hiện gần đây được cấu tạo trên cơ sở các từ ngữ sau: trí tuệ, tri thức, kinh tế, đặc khu, nhân tạo, thông minh, truyền hình,..Giải thích ý nghĩa của các từ vựng vừa tìm được.
+ Điện thoại di động: điện thoại vô tuyến nhỏ mang theo người, được sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở thuê bao.
+ Kinh tế tri thức: nền kinh tế chủ yếu dựa vào việc sản xuất, lưu thông, phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.
+ Đặc khu kinh tế: khu vực dành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài với những chính sánh ưu đãi.
Câu 2 (trang 47 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Trong tiếng việt có những từ ngữ được cấu tạo theo mô hình X+ điện tử. Hãy tìm thêm những từ ngữ mới được cấu tạo theo mô hình này.
- Các từ theo mô hình:
+ Trò chơi điện tử
+ Nhạc điện tử
+ Thiết bị điện tử
+ Báo điện tử,..
Trả lời:
- X + tặc: lâm tặc, sơn tặc, tin tặc, ...
- X + hóa: hiện đại hóa, lão hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa, công nghiệp hóa, thương mại hóa…
Từ ngữ |
Các nghĩa cũ |
Các nghĩa mới |
Chữa cháy |
Dập tắt lửa của đám cháy để ngăn hỏa hoạn |
giải quyết việc cấp bách, cốt để tạm thời đối phó, chưa giải quyết vấn đề một cách căn bản. |
Lên ngôi |
|
|
Gối đầu |
|
|
gặt hái |
|
|
chát |
|
|
sốt |
|
|
Trả lời:
Từ ngữ |
Các nghĩa cũ |
Các nghĩa mới |
Chữa cháy |
Dập tắt lửa của đám cháy để ngăn hỏa hoạn |
giải quyết việc cấp bách, cốt để tạm thời đối phó, chưa giải quyết vấn đề một cách căn bản. |
Lên ngôi |
Lên một vị trí cao hơn. |
Lên một xu hướng mới. |
Gối đầu |
Đồ vật để dùng khi đi ngủ. |
Một thứ rất tâm đắc, quan trọng. |
gặt hái |
Công việc thu hoạch của người nông dân. |
Kết quả thu hoạch từ một việc, khá thành công. |
chát |
Vị trong các món ăn, đồ uống. |
Thể hiện cảm xúc chua chát. |
sốt |
Hiện tượng xuất hiện khi bị ốm. |
Bán chạy hàng hóa, trào lưu được nhiều người sử dụng. |
Câu 5 (trang 47 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Tìm từ ngữ tương ứng với các nghĩa sau:
a. hệ thống gồm các mạng máy tính được nối với nhau trênh phạm vi toàn thế giới, tạo điều kiện cho các dịch vụ truyền thông dữ liệu, như tìm đọc thông tin từ xa, truyền các tệp tin, thư tín điện tử và các nhóm thông tin.
b. hội chứng bệnh mất khả năng miễn dịch, gây tử vong
c. lối hát hòa theo nhạc đệm, dựa vào thiết bị nghe nhìn vừa nghe được nhạc vừa có thể xem phụ đề ghi lời của bài hát trên màn hình.
d. thể loại nhạc dân gian hiện đại, có nguồn gốc từ phương Tây, chuyên sử dụng dàn trống và guitar điện, có tiết tấu mạnh mẽ.
e. máy thường có hình dạng giống người, có thể làm thay cho con người một số việc, thực hiện một số thao tác kĩ thuật phức tạp
a. Mạng internet
b. HIV/ AIDS
c. Karaoke
d. Nhạc rock
e. Robot
Phần thứ ba: Cách vận dụng yếu tố mới của ngôn ngữ đương đại trong giao tiếp
I. Đọc ngữ liệu tham khảo
Văn bản 1: Ngôn ngữ giới trẻ giới góc nhìn của ngôn ngữ học xã hội
Trong khi đọc (văn bản 1)
Câu 1 (trang 48 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Bạn đồng ý với nhóm ý kiến nào trong ba nhóm ý kiến được đề cập trong văn bản? Vì sao?
Trả lời:
Em ủng hộ với nhóm nhìn nhận với thái độ dung hòa: Bởi lẽ chũng ta cũng nên tiếp thu những cái hay cái mới, phát huy ngôn ngữ của giới trẻ, Tuy nhiên phải dùng đúng nơi đúng chỗ đúng người.
Câu 2 (trang 49 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Những con số trong văn bản (81,8% giới trẻ sử dụng ngôn ngữ “tuổi teen” với bạn bè, 3,9% sử dụng với những người lớn tuổi hơn) nói lên điều gì?
Trả lời:
Nói lên giới trẻ phân biệt đối tượng giao tiếp khi sử dụng ngôn ngữ tuổi teen. Điều này phần nào phản ánh ý thức thái độ khi sử dụng ngôn ngữ của thế hệ trẻ.
Câu 3 (trang 51 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Tại sao không được sử dụng ngôn ngữ giới trẻ trong các bài kiểm tra, bài thi giấy xin phép…
Vì đây đều là những văn bản hành chính yêu cầu có sự chuẩn mực.
- Theo em, nhận định này là đúng vì loại ngôn ngữ tuổi teen sẽ trải qua cơ chế sàng lọc, đào thải riêng. Có những từ ngữ làm phong phú tiếng Việt dần dần được mọi người tiếp nhận, phù hợp thì sẽ tiếp tục tồn tại còn những từ ngữ không phù hợp sẽ sử dụng thưa dần và mất đi.
Sau khi đọc (văn bản 1)
Câu 1 (trang 53 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Có những quan điểm nào xung quanh sự phổ biến của ngôn ngữ giới trẻ? Bạn ủng hộ quan điểm nào? Vì sao?
- Trước sự phổ biến của giới trẻ, có nhiều luồng ý kiến khác nhau, song có thể quy thành 3 nhóm: 1) Nhóm tán đồng, 2) nhóm phản đối, 3) nhóm nhìn nhận với thái độ dung hòa.
- Em ủng hộ với nhóm nhìn nhận với thái độ dung hòa: Bởi lẽ chũng ta cũng nên tiếp thu những cái hay cái mới, phát huy ngôn ngữ của giới trẻ, Tuy nhiên phải dùng đúng nơi đúng chỗ đúng người.
Thực trạng sử dụng ngôn ngữ giới trẻ |
Mô tả chi tiết |
Dạng biểu hiện phổ biến |
|
Phạm vi sử dụng |
|
Đối tượng sử dụng |
|
Mức độ sử dụng |
|
Trả lời:
Thực trạng sử dụng ngôn ngữ giới trẻ |
Mô tả chi tiết |
Dạng biểu hiện phổ biến |
trang mạng điện tử, diễn đàn,… |
Phạm vi sử dụng |
ít dùng với người lớn, phạm vi trường học, có giới trẻ với nhau |
Đối tượng sử dụng |
các bạn trẻ tuổi teen |
Mức độ sử dụng |
thỉnh thoảng sử dụng chiếm phần lớn kết quả |
Câu 3 (trang 53 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Theo tác giả, có những nguyên nhân nào khiến giới trẻ thích sử dụng ngôn ngữ" tuổi teen"như vậy? Bạn có sử dụng loại ngôn ngữ này không? Nếu có, bạn sử dụng vì ( những) lí do nào?
- Nguyên nhân mà tác giả nêu ra :
+ Về mặt tâm lí, thích chứng tỏ bản thân, thích sự khác biệt
+ Thể hiện được sụ vui tươi, hồn nhiên
+ Bớt số lần đánh kí tự
+ Có tính bảo mật cao với người lớn hoặc người không cùng nhóm.
- Là em, em cũng có sử dụng ngôn ngữ này, bởi vì em cảm thấy dễ dàng trò chuyện và giao tiếp với người cùng vai phải lứa với em hơn.
- Một số từ ngữ mà giới trẻ hay dùng:
Điu : Điêu.
Hông : Ý chỉ không thích một cái gì đó.
Lướt trên giàn mướp : Di chuyển nhanh.
Lượn : Biến đi chỗ khác.
- Những từ ngữ mới, những cách diễn đạt mới của giới trẻ không phải là ngôn ngữ chung của cả cộng đồng.
- Cần lưu ý một số điều để sử dụng ngôn ngữ giới trẻ hợp lý:
+ Môi trường quy thức hay giao tiếp với người lớn tuổi đòi hỏi phải có sự chuẩn mực nhất định không nên dùng những từ ngữ đó vào lúc chào hỏi, giao tiếp chuẩn mực hay trong các bài kiểm tra, giấy xin phép,..
+ Môi trường giao tiếp hằng ngày nên tôn trọng quyền tự do lựa chọn cách diễn đạt và cách thể hiện.
Văn bản 2: Những kết hợp "lạ hóa" trong thơ ca
Trong khi đọc (văn bản 2)
Câu 1 (trang 54 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Chỉ ra tác dụng của việc đảo trật tự từ trong những câu thơ này.
Việc sử dụng phép đảo trật tự từ trong các câu thơ để nhấn mạnh các sự vật. Từ đó chuyển từ ngôn ngữ viết bình thường thành ngôn ngữ thơ.
Sử dụng những động từ kết hợp với từ chỉ sự vật cụ thể nay lấn sân sang chỉ sự vật trừu tượng.
Sau khi đọc (văn bản 2)
Câu 1 (trang 56 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Theo tác giả, các nhà thơ thường dùng những thủ pháp nào để tạo ra những kết hợp" lạ hóa" trong thơ ca? Lập bảng mô tả các thủ pháp " lạ hóa" trong thơ ca theo mẫu sau ( làm vào vở):
Thủ pháp “lạ hóa” |
Ví dụ |
|
|
Trả lời:
Thủ pháp “lạ hóa” |
Ví dụ |
Mở rộng phổ kết hợp |
nắng mọc, nắng trở chiều, nắng đào,.. |
Câu 2 (trang 56 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Theo bạn, những kết hợp " lạ hóa" được đề cập đến trong văn bản có phải là cách diễn đạt mới của cả cộng đồng không? Dựa vào đâu bạn kết luận như vậy?
- Những lạ hóa được đề cập đến trong văn bản được các nhà thơ nhà văn sử dụng khá nhiều. Tuy nhiên khi nói giao tiếp trong cộng động còn sử dụng khá ít và chưa được phổ biến.
- Dựa vào những kiến thức từ thực tế.
a. Đường trong làng: hoa dại với mùi rơm...
Người cùng tôi đi dạo giữa đường thơm
Lòng giắt sẵn ít hương hoa tưởng tưởng
Đất thêu nắng, bóng tre rồi bóng phương.
( Huy Cận, Đi giữa đường thơm)
b. Đọng nắng thôi, cát chẳng đọng mưa
Bàn chân lùa bàn chân thêm bỏng rát!
( Xuân Quỳnh, gió Lào cát trắng)
Trả lời:
Những kết hợp lạ hóa của các khổ thơ trên giúp tạo điểm nhất trong nghệ thuật văn học, làm cho từ ngữ thêm sinh động và khác biệt hơn.
Trả lời:
- Sưu tầm:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.
( Từ ấy - Tố Hữu)
- Phân tích: Sự kết hợp lạ hóa “Mặt trời chân lí chói qua tim” tạo nên sự sinh động hấp dẫn để nhấn mạnh rõ về chân lí, ánh sáng của Đảng đã sáng soi trái tim tác giả.
II. Khái quát một số yêu cầu, cách thức vận dụng yếu tố mới của ngôn ngữ đương đại trong giao tiếp
III. Thực hành
Câu 1 (trang 57 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Nối những từ ngữ ở cột A với phần giải thích nghĩa ở cột B sao cho phù hợp ( làm vào vở):
Trả lời:
1- n
2- a
3- g
4- b
5- k
6- d
7- h
8- l
9- c
10- m
11- e
12- i
Trả lời:
- Trong từ nghữ trên có những từ ngữ được chấp nhận như: du lịch bụi, rừng phòng hộ, trí tuệ nhân tạo, là những từ được cộng đồng chấp nhận.
- Những từ con lại thì sử dụng trong một nhóm người.
- Em biết được điều đó bởi vì dựa vào mức độ phổ biến của từ ngữ đó. Càng được sử dụng nhiều thì càng được công đồng chấp nhận và ngược lại.
Trả lời:
- Những từ ngữ không nên sử dụng trong văn bản đơn từ như: choảng, lượn, lướt, gấu, ...
- Vì những từ ngữ này là từ ngữ chưa phải phổ thông trong cộng đồng xã hội mà chỉ phổ biến trong xã hội giới trẻ tuổi teen.
Trả lời:
Ngày 27/5/2022, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo “An toàn thông tin về Trí tuệ nhân tạo – AI”. Chương trình do Chi Hội An toàn Thông tin Phía Nam (VNISA) phối hợp cùng Công ty Cổ phần Dịch vụ Di động trực tuyến M_Service (Momo) cùng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP.HCM tổ chức. Hội thảo là cơ hội để các doanh nghiệp, các chuyên gia An toàn Thông tin (ATTT) chia sẻ nhiều hơn về cơ hội hợp tác trong việc giúp sinh viên định hướng nghề nghiệp, tiếp cận và học hỏi các kinh nghiệm làm việc thực tế tại các doanh nghiệp về lĩnh vực An toàn thông tin trong AI. Công nghệ AI (Artificial Intelligence – Trí tuệ nhân tạo) hiện đang là công nghệ được quan tâm phát triển và ứng dụng bậc nhất hiện nay, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như nhận dạng khuôn mặt, xử lý giọng nói, kỹ thuật ước tính đám đông đến các hệ thống an ninh, bảo mật, hay hệ thống pháp luật, chính phủ. Một trong những hướng phát triển nhanh của công nghệ thông tin (CNTT) là chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo (AI). Các hệ thống thông minh với khả năng xử lý thông tin khổng lồ đang hàng ngày trở thành trợ thủ giúp ích cho các doanh nghiệp, các tổ chức trong việc ra quyết định và định hướng kinh doanh, marketing, tuyển dụng, đào tạo, ra chính sách.
- Từ sử dụng: Trí tuệ nhân tạo.
" Một luồng đèn... thì phải?"
a. giải thích nghĩa các từ " tã tượi", "im lịm" trong đoạn trích trên, Dựa vào đâu bạn nhận ra nghĩa ấy của từ?
b. Thử thay các từ trên bằng các từ đồng nghĩa và so sánh hiệu quả biểu đạt giữa các trường hợp.
c. Từ " tã tượi" được xem là từ mới và tác giả Từ điểntừ mới tiếng Việt, có dẫn ngữ liệu trên của Chu Lai trong công trình của mình. Bạn có nhận xét gì về vai trò của các nhà văn, nhà thơ trong việc phát triển vốn từ vựng dân tộc?
a.
+ Tã tượi: trông không được gọn gàng, thiếu sức sống
+ Im lịm: im lặng
- Em nhận ra nghĩa ấy dựa vào ngữ cảnh của đoạn trích.
b. Khi thay thế các từ đồng nghĩa, thì đoạn trích không được lột tả được sự sinh động như trong những từ ngữ cũ.
c. Vai trò của các nhà thơ, nhà văn giúp phát triển ra các từ mới, mở rộng vốn ngữ nghĩa trong ngôn ngữ tiếng Việt.
1. Tự làm mình chìm sâu xuống nước.
2. Biến đi như lẩn mất vào bên trong.
3. (Khẩu ngữ) Trốn biệt đi.
4. Khuất mất đi phía dưới đường chân trời.
a. Theo bạn, trong các nghĩa này, đâu mới là nghĩa mới của từ? Vì sao bạn nhận xét như vậy?
b. Tìm ví dụ minh họa cho các nghĩa trên
a. Trốn biệt đi là nghĩa mới của từ, vi mức độ sử dụng chưa phổ biến và mới xuất hiện gần đây.
b. Ví dụ:
1. Lặn ngắm san hô.
2. Mặt trời lặn.
3. Lặn mất tung tích.
Xem thêm các bài soạn Chuyên đề học tập Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Chuyên đề 1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam
Chuyên đề 2: Tìm hiểu ngôn ngữ trong đời sống xã hội hiện đại
Chuyên đề 3: Đọc, viết và giới thiệu về một tác phẩm văn học