Với Soạn bài Phần thứ ba: Cách vận dụng yếu tố mới của ngôn ngữ đương đại trong giao tiếp sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách soạn bài Chuyên đề học tập Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Cách vận dụng yếu tố mới của ngôn ngữ đương đại trong giao tiếp
I. Đọc ngữ liệu tham khảo
Văn bản 1: Ngôn ngữ giới trẻ giới góc nhìn của ngôn ngữ học xã hội
Trong khi đọc (văn bản 1)
Câu 1 (trang 48 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Bạn đồng ý với nhóm ý kiến nào trong ba nhóm ý kiến được đề cập trong văn bản? Vì sao?
Trả lời:
Em ủng hộ với nhóm nhìn nhận với thái độ dung hòa: Bởi lẽ chũng ta cũng nên tiếp thu những cái hay cái mới, phát huy ngôn ngữ của giới trẻ, Tuy nhiên phải dùng đúng nơi đúng chỗ đúng người.
Câu 2 (trang 49 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Những con số trong văn bản (81,8% giới trẻ sử dụng ngôn ngữ “tuổi teen” với bạn bè, 3,9% sử dụng với những người lớn tuổi hơn) nói lên điều gì?
Trả lời:
Nói lên giới trẻ phân biệt đối tượng giao tiếp khi sử dụng ngôn ngữ tuổi teen. Điều này phần nào phản ánh ý thức thái độ khi sử dụng ngôn ngữ của thế hệ trẻ.
Câu 3 (trang 51 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Tại sao không được sử dụng ngôn ngữ giới trẻ trong các bài kiểm tra, bài thi giấy xin phép…
Vì đây đều là những văn bản hành chính yêu cầu có sự chuẩn mực.
- Theo em, nhận định này là đúng vì loại ngôn ngữ tuổi teen sẽ trải qua cơ chế sàng lọc, đào thải riêng. Có những từ ngữ làm phong phú tiếng Việt dần dần được mọi người tiếp nhận, phù hợp thì sẽ tiếp tục tồn tại còn những từ ngữ không phù hợp sẽ sử dụng thưa dần và mất đi.
Sau khi đọc (văn bản 1)
Câu 1 (trang 53 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Có những quan điểm nào xung quanh sự phổ biến của ngôn ngữ giới trẻ? Bạn ủng hộ quan điểm nào? Vì sao?
- Trước sự phổ biến của giới trẻ, có nhiều luồng ý kiến khác nhau, song có thể quy thành 3 nhóm: 1) Nhóm tán đồng, 2) nhóm phản đối, 3) nhóm nhìn nhận với thái độ dung hòa.
- Em ủng hộ với nhóm nhìn nhận với thái độ dung hòa: Bởi lẽ chũng ta cũng nên tiếp thu những cái hay cái mới, phát huy ngôn ngữ của giới trẻ, Tuy nhiên phải dùng đúng nơi đúng chỗ đúng người.
Thực trạng sử dụng ngôn ngữ giới trẻ |
Mô tả chi tiết |
Dạng biểu hiện phổ biến |
|
Phạm vi sử dụng |
|
Đối tượng sử dụng |
|
Mức độ sử dụng |
|
Trả lời:
Thực trạng sử dụng ngôn ngữ giới trẻ |
Mô tả chi tiết |
Dạng biểu hiện phổ biến |
trang mạng điện tử, diễn đàn,… |
Phạm vi sử dụng |
ít dùng với người lớn, phạm vi trường học, có giới trẻ với nhau |
Đối tượng sử dụng |
các bạn trẻ tuổi teen |
Mức độ sử dụng |
thỉnh thoảng sử dụng chiếm phần lớn kết quả |
Câu 3 (trang 53 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Theo tác giả, có những nguyên nhân nào khiến giới trẻ thích sử dụng ngôn ngữ" tuổi teen"như vậy? Bạn có sử dụng loại ngôn ngữ này không? Nếu có, bạn sử dụng vì ( những) lí do nào?
- Nguyên nhân mà tác giả nêu ra :
+ Về mặt tâm lí, thích chứng tỏ bản thân, thích sự khác biệt
+ Thể hiện được sụ vui tươi, hồn nhiên
+ Bớt số lần đánh kí tự
+ Có tính bảo mật cao với người lớn hoặc người không cùng nhóm.
- Là em, em cũng có sử dụng ngôn ngữ này, bởi vì em cảm thấy dễ dàng trò chuyện và giao tiếp với người cùng vai phải lứa với em hơn.
- Một số từ ngữ mà giới trẻ hay dùng:
Điu : Điêu.
Hông : Ý chỉ không thích một cái gì đó.
Lướt trên giàn mướp : Di chuyển nhanh.
Lượn : Biến đi chỗ khác.
- Những từ ngữ mới, những cách diễn đạt mới của giới trẻ không phải là ngôn ngữ chung của cả cộng đồng.
- Cần lưu ý một số điều để sử dụng ngôn ngữ giới trẻ hợp lý:
+ Môi trường quy thức hay giao tiếp với người lớn tuổi đòi hỏi phải có sự chuẩn mực nhất định không nên dùng những từ ngữ đó vào lúc chào hỏi, giao tiếp chuẩn mực hay trong các bài kiểm tra, giấy xin phép,..
+ Môi trường giao tiếp hằng ngày nên tôn trọng quyền tự do lựa chọn cách diễn đạt và cách thể hiện.
Văn bản 2: Những kết hợp "lạ hóa" trong thơ ca
Trong khi đọc (văn bản 2)
Câu 1 (trang 54 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Chỉ ra tác dụng của việc đảo trật tự từ trong những câu thơ này.
Việc sử dụng phép đảo trật tự từ trong các câu thơ để nhấn mạnh các sự vật. Từ đó chuyển từ ngôn ngữ viết bình thường thành ngôn ngữ thơ.
Sử dụng những động từ kết hợp với từ chỉ sự vật cụ thể nay lấn sân sang chỉ sự vật trừu tượng.
Sau khi đọc (văn bản 2)
Câu 1 (trang 56 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Theo tác giả, các nhà thơ thường dùng những thủ pháp nào để tạo ra những kết hợp" lạ hóa" trong thơ ca? Lập bảng mô tả các thủ pháp " lạ hóa" trong thơ ca theo mẫu sau ( làm vào vở):
Thủ pháp “lạ hóa” |
Ví dụ |
|
|
Trả lời:
Thủ pháp “lạ hóa” |
Ví dụ |
Mở rộng phổ kết hợp |
nắng mọc, nắng trở chiều, nắng đào,.. |
Câu 2 (trang 56 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Theo bạn, những kết hợp " lạ hóa" được đề cập đến trong văn bản có phải là cách diễn đạt mới của cả cộng đồng không? Dựa vào đâu bạn kết luận như vậy?
- Những lạ hóa được đề cập đến trong văn bản được các nhà thơ nhà văn sử dụng khá nhiều. Tuy nhiên khi nói giao tiếp trong cộng động còn sử dụng khá ít và chưa được phổ biến.
- Dựa vào những kiến thức từ thực tế.
a. Đường trong làng: hoa dại với mùi rơm...
Người cùng tôi đi dạo giữa đường thơm
Lòng giắt sẵn ít hương hoa tưởng tưởng
Đất thêu nắng, bóng tre rồi bóng phương.
( Huy Cận, Đi giữa đường thơm)
b. Đọng nắng thôi, cát chẳng đọng mưa
Bàn chân lùa bàn chân thêm bỏng rát!
( Xuân Quỳnh, gió Lào cát trắng)
Trả lời:
Những kết hợp lạ hóa của các khổ thơ trên giúp tạo điểm nhất trong nghệ thuật văn học, làm cho từ ngữ thêm sinh động và khác biệt hơn.
Trả lời:
- Sưu tầm:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.
( Từ ấy - Tố Hữu)
- Phân tích: Sự kết hợp lạ hóa “Mặt trời chân lí chói qua tim” tạo nên sự sinh động hấp dẫn để nhấn mạnh rõ về chân lí, ánh sáng của Đảng đã sáng soi trái tim tác giả.
II. Khái quát một số yêu cầu, cách thức vận dụng yếu tố mới của ngôn ngữ đương đại trong giao tiếp
III. Thực hành
Câu 1 (trang 57 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Nối những từ ngữ ở cột A với phần giải thích nghĩa ở cột B sao cho phù hợp ( làm vào vở):
Trả lời:
1- n
2- a
3- g
4- b
5- k
6- d
7- h
8- l
9- c
10- m
11- e
12- i
Trả lời:
- Trong từ nghữ trên có những từ ngữ được chấp nhận như: du lịch bụi, rừng phòng hộ, trí tuệ nhân tạo, là những từ được cộng đồng chấp nhận.
- Những từ con lại thì sử dụng trong một nhóm người.
- Em biết được điều đó bởi vì dựa vào mức độ phổ biến của từ ngữ đó. Càng được sử dụng nhiều thì càng được công đồng chấp nhận và ngược lại.
Trả lời:
- Những từ ngữ không nên sử dụng trong văn bản đơn từ như: choảng, lượn, lướt, gấu, ...
- Vì những từ ngữ này là từ ngữ chưa phải phổ thông trong cộng đồng xã hội mà chỉ phổ biến trong xã hội giới trẻ tuổi teen.
Trả lời:
Ngày 27/5/2022, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo “An toàn thông tin về Trí tuệ nhân tạo – AI”. Chương trình do Chi Hội An toàn Thông tin Phía Nam (VNISA) phối hợp cùng Công ty Cổ phần Dịch vụ Di động trực tuyến M_Service (Momo) cùng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP.HCM tổ chức. Hội thảo là cơ hội để các doanh nghiệp, các chuyên gia An toàn Thông tin (ATTT) chia sẻ nhiều hơn về cơ hội hợp tác trong việc giúp sinh viên định hướng nghề nghiệp, tiếp cận và học hỏi các kinh nghiệm làm việc thực tế tại các doanh nghiệp về lĩnh vực An toàn thông tin trong AI. Công nghệ AI (Artificial Intelligence – Trí tuệ nhân tạo) hiện đang là công nghệ được quan tâm phát triển và ứng dụng bậc nhất hiện nay, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như nhận dạng khuôn mặt, xử lý giọng nói, kỹ thuật ước tính đám đông đến các hệ thống an ninh, bảo mật, hay hệ thống pháp luật, chính phủ. Một trong những hướng phát triển nhanh của công nghệ thông tin (CNTT) là chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo (AI). Các hệ thống thông minh với khả năng xử lý thông tin khổng lồ đang hàng ngày trở thành trợ thủ giúp ích cho các doanh nghiệp, các tổ chức trong việc ra quyết định và định hướng kinh doanh, marketing, tuyển dụng, đào tạo, ra chính sách.
- Từ sử dụng: Trí tuệ nhân tạo.
" Một luồng đèn... thì phải?"
a. giải thích nghĩa các từ " tã tượi", "im lịm" trong đoạn trích trên, Dựa vào đâu bạn nhận ra nghĩa ấy của từ?
b. Thử thay các từ trên bằng các từ đồng nghĩa và so sánh hiệu quả biểu đạt giữa các trường hợp.
c. Từ " tã tượi" được xem là từ mới và tác giả Từ điểntừ mới tiếng Việt, có dẫn ngữ liệu trên của Chu Lai trong công trình của mình. Bạn có nhận xét gì về vai trò của các nhà văn, nhà thơ trong việc phát triển vốn từ vựng dân tộc?
a.
+ Tã tượi: trông không được gọn gàng, thiếu sức sống
+ Im lịm: im lặng
- Em nhận ra nghĩa ấy dựa vào ngữ cảnh của đoạn trích.
b. Khi thay thế các từ đồng nghĩa, thì đoạn trích không được lột tả được sự sinh động như trong những từ ngữ cũ.
c. Vai trò của các nhà thơ, nhà văn giúp phát triển ra các từ mới, mở rộng vốn ngữ nghĩa trong ngôn ngữ tiếng Việt.
1. Tự làm mình chìm sâu xuống nước.
2. Biến đi như lẩn mất vào bên trong.
3. (Khẩu ngữ) Trốn biệt đi.
4. Khuất mất đi phía dưới đường chân trời.
a. Theo bạn, trong các nghĩa này, đâu mới là nghĩa mới của từ? Vì sao bạn nhận xét như vậy?
b. Tìm ví dụ minh họa cho các nghĩa trên
a. Trốn biệt đi là nghĩa mới của từ, vi mức độ sử dụng chưa phổ biến và mới xuất hiện gần đây.
b. Ví dụ:
1. Lặn ngắm san hô.
2. Mặt trời lặn.
3. Lặn mất tung tích.
Xem thêm các bài soạn Chuyên đề học tập Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Phần thứ nhất: Bản chất xã hội - văn hóa của ngôn ngữ
Phần thứ hai: Các yếu tố mới của ngôn ngữ - những điểm tích cực và hạn chế
Phần thứ ba: Cách vận dụng yếu tố mới của ngôn ngữ đương đại trong giao tiếp
Xem thêm các bài soạn Chuyên đề học tập Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Chuyên đề 1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam
Chuyên đề 2: Tìm hiểu ngôn ngữ trong đời sống xã hội hiện đại
Chuyên đề 3: Đọc, viết và giới thiệu về một tác phẩm văn học