Soạn bài Ngôn ngữ là nhân tố cấu thành, lưu truyền văn hóa - Chuyên đề Văn 11 Chân trời sáng tạo

2.7 K

Với Soạn bài Ngôn ngữ là nhân tố cấu thành, lưu truyền văn hóa sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách soạn bài Chuyên đề học tập Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Ngôn ngữ là nhân tố cấu thành, lưu truyền văn hóa

Văn bản 2: Ngôn ngữ là nhân tố cấu thành, lưu truyền văn hóa

Trong khi đọc (văn bản 2)

Câu * (trang 37 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Vì sao nói trong văn hóa Việt, trí tuệ, ý chí, tình cảm gắn liền với lòng, bụng, dạ, gan, ruột. 

Trả lời:

Điều này được thể hiện qua khi sử dụng ngôn ngữ để nói về trí tuệ ý chí tình cảm luôn gắn các từ này ở trong đó như thật lòng, thật dạ, mát lòng mát ruột, bấm bụng…

Sau khi đọc (văn bản 2) 

Câu 1 (trang 39 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Vẽ sơ đồ tóm tắt các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng được trình bày trong văn bản.

Trả lời:

Soạn bài Chuyên đề 2: Tìm hiểu ngôn ngữ trong đời sống xã hội hiện đại - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

 

Câu 2 (trang 39 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Tìm thêm một ví dụ ngoài văn bản và phân tích để chứng minh rằng trong các ngôn ngữ khác nhau, có những từ tuy giống nhau về nghĩa định danh sự vật nhưng lại rất khác nhau về sắc thái nghĩa.

Trả lời:

Trong văn hóa Việt Nam “rồng” mang biểu tượng của sự cao quý, còn trong văn hóa của người châu Âu “rồng” được xem là quái vật, thường đem đến tai họa cho con người. -) Cùng là một sự vật nhưng sắc thái nghĩa khác nhau. 

Câu 3 (trang 39 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Theo bạn, khi học một ngôn ngữ, người học có cần tìm hiểu văn hóa của dân tộc đã sản sinh ra ngôn ngữ ấy không? Vì sao?

Trả lời:

- Khi học ngôn ngữ chúng ta rất cần phải học văn hóa của nơi sử dụng ngôn ngữ đó.

- Bởi vì ngôn ngữ và văn hóa gắn bó mật thiết với nhau.  Vì việc hiểu ngôn ngữ luôn gắn liền với việc hiểu văn hóa của dân tộ sản sinh ra từ ngữ ấy.

Đánh giá

0

0 đánh giá