Soạn bài Bản chất xã hội - văn hóa của ngôn ngữ - Chuyên đề Văn 11 Chân trời sáng tạo

2.4 K

Với Soạn bài Phần thứ nhất: Bản chất xã hội - văn hóa của ngôn ngữ sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách soạn bài Chuyên đề học tập Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Bản chất xã hội - văn hóa của ngôn ngữ

I. Đọc ngữ liệu tham khảo

Văn bản 1: Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội

Trong khi đọc (văn bản 1)

Câu 1 (trang 35 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Câu chuyện về hai bé gái Ấn Độ được chó sói nuôi dưỡng nói lên điều gì?

Trả lời:

Câu chuyện về hai bé gái Ấn Độ được chó sói nuôi dưỡng nói lên khi tách khỏi xã hội loài người, các bé chỉ có bản năng sinh vật thuần túy, không có ngôn ngữ. 

Câu 2 (trang 36 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Vì sao nói ngôn ngữ không phải là hiện tượng mang tính tự nhiên thuần túy như sóng thần, bão, gió…

Trả lời:

Ngôn ngữ không phải hiện tượng mang tính tự nhiên thuần túy vì ngôn ngữ chỉ sinh ra và phát triển trong xã hội loài người, là sản phẩm mang tính xã hội.

Sau khi đọc (văn bản 1)

Câu 1 (trang 37 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Chi tiết nào trong văn bản cho thấy khi tách khỏi xã hội loài người, những đứa trẻ chỉ có bản năng sinh vật thuần túy, không có ngôn ngữ.

Trả lời:

Qua câu chuyện về bé gái Ấn độ được chó sói nuôi dưỡng vẫn sống bình thường, nhưng tuyệt nhiên không biết nói, chỉ phát ra những tiếng kêu như động vật hoang dã. Rõ ràng là khi tách ra khỏi xã hội loài người, các bé chỉ có bản năng sinh vật thuần túy, không có ngôn ngữ.

Câu 2 (trang 37 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Tìm ít nhất một hiên tượng ngôn ngữ thể hiện" sự quy ước của từng xã hội. 

Trả lời:

Ví dụ: Đối với ngôn ngữ xã hội ở Việt Nam: Cùng để gọi tên người đã sinh ra mình thì miền Bắc gọi là bố mẹ; miền Nam lại gọi là ba má.

Câu 3 (trang 37 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Tìm các luận điểm, lí lẽ, và bằng chứng trong văn bản cho thấy ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội( làm vào vở)

Luận điểm

Lí lẽ và bằng chứng

Ví dụ: Ngôn ngữ chỉ hình thành và phát triển trong xã hội, do ý muốn và nhu cầu giao tiếp của con người.

 

 

 

 

Trả lời:

Luận điểm

Lí lẽ và bằng chứng

Ví dụ: Ngôn ngữ chỉ hình thành và phát triển trong xã hội, do ý muốn và nhu cầu giao tiếp của con người.

Con người muốn giao tiếp, truyền đạt suy nghĩ của mình ra thì phải giao tiếp

Ngôn ngữ không phải là hiện tượng sinh vật: không mang tính di truyền.

Không đứa trẻ nào sinh ra, lọt lòng có thể biết nói ngay. Mà cần trải qua 1 thời gian để các bé có thể nói rõ và hiểu hết các câu nói.

 

Văn bản 2: Ngôn ngữ là nhân tố cấu thành, lưu truyền văn hóa

Trong khi đọc (văn bản 2)

Câu * (trang 37 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Vì sao nói trong văn hóa Việt, trí tuệ, ý chí, tình cảm gắn liền với lòng, bụng, dạ, gan, ruột. 

Trả lời:

Điều này được thể hiện qua khi sử dụng ngôn ngữ để nói về trí tuệ ý chí tình cảm luôn gắn các từ này ở trong đó như thật lòng, thật dạ, mát lòng mát ruột, bấm bụng…

Sau khi đọc (văn bản 2) 

Câu 1 (trang 39 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Vẽ sơ đồ tóm tắt các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng được trình bày trong văn bản.

Trả lời:

Soạn bài Chuyên đề 2: Tìm hiểu ngôn ngữ trong đời sống xã hội hiện đại - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

 

Câu 2 (trang 39 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Tìm thêm một ví dụ ngoài văn bản và phân tích để chứng minh rằng trong các ngôn ngữ khác nhau, có những từ tuy giống nhau về nghĩa định danh sự vật nhưng lại rất khác nhau về sắc thái nghĩa.

Trả lời:

Trong văn hóa Việt Nam “rồng” mang biểu tượng của sự cao quý, còn trong văn hóa của người châu Âu “rồng” được xem là quái vật, thường đem đến tai họa cho con người. -) Cùng là một sự vật nhưng sắc thái nghĩa khác nhau. 

Câu 3 (trang 39 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Theo bạn, khi học một ngôn ngữ, người học có cần tìm hiểu văn hóa của dân tộc đã sản sinh ra ngôn ngữ ấy không? Vì sao?

Trả lời:

- Khi học ngôn ngữ chúng ta rất cần phải học văn hóa của nơi sử dụng ngôn ngữ đó.

- Bởi vì ngôn ngữ và văn hóa gắn bó mật thiết với nhau.  Vì việc hiểu ngôn ngữ luôn gắn liền với việc hiểu văn hóa của dân tộ sản sinh ra từ ngữ ấy.

II. Khái quát về bản chất xã hội - văn hóa của ngôn ngữ

III. Thực hành

Câu 1 (trang 40 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Cho các từ ngữ sau: lúa, thóc, cơm, cơm nếp, xôi, tấm, cám.

a. Giải thích sự khác biệt về ý nghĩa giữa các từ ngữ trên. Cho ví dụ minh họa.

b. Tìm ít nhất năm thành ngữ có chứa các từ ngữ trên và đặt câu có sử dụng thành ngữ ấy.

c. Thảo luận với bạn trong nhóm về sự phong phú của trường trường từ vựng lúa gạo và các món ăn từ lúa gạo trong tiếng việt, sau đó chia sẻ ý kiến với các nhóm khác.

Trả lời:

a. Lúa là là cây thực vật chưa được trải qua quá trình xay sát.Là cây

+ Thóc là sản phẩm của lúa

+ Cơm là sản phẩm đã trải qua quá trình xay sát và được nấu lên.

+ Cơm nếp, xôi là làm từ gạo nếp

+ Tấm, cám là  mảnh vỡ nhỏ của hạt gạo do xay, giã

+ Cám là  mảnh vỡ nhỏ của lớp vỏ ngoài hạt gạo  xay, giã

b. 

+ Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa.

+ gạo bồ thóc đống

+ Cơm cha áo mẹ

+ Chán cơm nếp nát

+ No xôi chán chè

c. Các sản phẩm làm từ nguyên liệu gạo:

Bánh bò

Bánh canh.

Bánh cống.

Bánh đúc.

Bánh hỏi.

Bánh khọt.

Bánh phở

Bánh tráng...

Câu 2 (trang 40 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Tìm thêm những từ ngữ thuộc các trường từ vựng sau:

a. Địa hình sông nước: sông, suối,..

b. Phương tiện trên sông nước: thuyền, bè,..

Trả lời:

a, Hồ, biển, ao, đầm lầy, mương, kênh rạch,..

b, Phà, ghe, xuồng,…

Câu 3 (trang 40 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Trong tiếng Việt, có nhiều cách diễn đạt mang dấu ấn sông nước như: Mặt Trời lặn, chìm đắm trong suy tư, bơi giữa dòng đời,..Hãy tìm thêm những cách diễn đạt tương tự.

Trả lời:

Chìm trong đau khổ; Lênh đênh giữa dòng đời…

Câu 4 (trang 40 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Theo bạn, những ngữ liệu đã tìm được ở bài tập 2 và 3 có điểm gì chung? Những từ ngữ, cách diễn đạt này có mối liên hệ gì với văn hóa Việt?

Trả lời:

Những ngữ liệu ở bài tập 2 và 3 có điểm chung đều chỉ về những từ vựng mang sông nước. Những cách diễn đạt này để nói lên những mối liên hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ. 

Câu 5 (trang 40 Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Hoàn thành bảng sau để biết được ý nghĩa của các con vật trong văn hóa Việt qua một số thành ngữ (làm vào vở):

Thành ngữ tiếng Việt

Ý nghĩa thành ngữ

Con vật

Ý nghĩa của con vật trong văn hóa Việt

Miệng hùm gan thỏ

Tỏ ra bạo dạn nhưng thực chất hèn kém

Hùm, thỏ

- hùm: mạnh bạo, hùng hổ

- thỏ: nhút nhát 

To như voi

 

 

 

Làm thân trâu ngựa

 

 

 

Mèo khen mèo dài đuôi

 

 

 

Ngựa non háu đá

 

 

 

Trả lời:

Thành ngữ tiếng Việt

Ý nghĩa thành ngữ

Con vật

Ý nghĩa của con vật trong văn hóa Việt

Miệng hùm gan thỏ

Tỏ ra bạo dạn nhưng thực chất hèn kém

Hùm, thỏ

- hùm: mạnh bạo, hùng hổ

- thỏ: nhút nhát 

To như voi

Thân hình to 

Voi

Sự to lớn

Làm thân trâu ngựa

Khổ cực như trâu ngựa

Trâu, ngựa

Là những con vật gắn với những công việc vất vả, khó khăn

Mèo khen mèo dài đuôi

 Tự đề cao chính mình

Mèo

Mèo là loài vật luôn tự cao

Ngựa non háu đá

Dùng để chỉ những người chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng vẫn quá tự tin mà làm những việc vượt quá sức.

Ngựa

Ngựa non là con vật chưa có va vấp và trải nghiệm, còn non nớt

Đánh giá

0

0 đánh giá