Soạn bài Chuyên đề 2: Tìm hiểu ngôn ngữ trong đời sống xã hội hiện đại - Kết nối tri thức

10.5 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Soạn Chuyên đề Ngữ văn 11 Chuyên đề 2: Tìm hiểu ngôn ngữ trong đời sống xã hội hiện đại sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách soạn bài Chuyên đề học tập Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Chuyên đề 2: Tìm hiểu ngôn ngữ trong đời sống xã hội hiện đại

Phần 1: Bản chất xã hội - văn hóa của ngôn ngữ

Câu hỏi đầu bài

Câu 1 (trang 35 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Gió, mưa, nắng,… là hiện tượng tự nhiên; còn lễ hội, cưới hỏi, thờ cúng… là hiện tượng xã hội. Hãy nêu một số ví dụ về hiện tượng xã hội và thử giải thích cơ sở để bạn coi đó là những hiện tượng xã hội. 

Trả lời:

Một hiện tượng phổ biến trong xã hội hiện nay, đặc biệt phổ biến trong giới trẻ đó là Kpop. Đây được coi là một hiện tượng xã hội bởi nó được tạo nên bởi con người. Ban đầu, họ chỉ là những ca sĩ trình diễn các bản nhạc Hàn Quốc, dần dần do vẻ đẹp của ngoại hình và tài năng của họ được nhiều người biết đến và trở thành Idol trong giới trẻ. Họ say mê nghe nhạc, mua album, sách, truyện… liên quan đến nhóm nhạc hoặc người nổi tiếng nào đó. Đây chính là cách một hiện tượng xã hội được tạo ra.  

Câu 2 (trang 35 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Bạn đang học ngoại ngữ nào? Qua ngoại ngữ đó, bạn biết được gì về đời sống vật chất, phong tục, tập quán, đặc điểm tâm lí… của người bản ngữ?

Trả lời:

Em có đang học một ngoại ngữ khác, đó là tiếng Pháp. Qua việc học ngôn ngữ này, nó giúp em hiểu ra rằng người Pháp rất lãng mạn. Điều đó được thể hiện qua từng câu từ, lời nói họ sử dụng hàng ngày. Đặc biệt, cũng như những quốc gia khác ở châu Âu, họ đều mang trong mình sự tự do, dân chủ và phóng khoáng trong cử chỉ, hành vi lời nói. Em nhận ra rằng họ rất biết cách hưởng thụ cuộc sống của mình, luôn dành cho mình những chuyến du lịch đến các nước khác và khám phá những nền văn hóa mới. 

I. Tìm hiểu tri thức

1. Bản chất xã hội của ngôn ngữ

Câu 1 (trang 36 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Trình bày mối quan hệ tác động qua lại giữa ngôn ngữ và xã hội. 

Trả lời:

Ngôn ngữ và xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau. Xã hội chính là cơ sở để hình thành lên ngôn ngữ và ngôn ngữ phản ánh trình độ phát triển của xã hội đó. Các thành viên trong một cộng đồng (tức xã hội) sử dụng ngôn ngữ làm một phương tiện giao tiếp giúp người với người hiểu nhau hơn. Đồng thời, ngôn ngữ là một phương tiện giúp chúng ta phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. 

Câu 2 (trang 36 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Bạn hiểu như thế nào về nhận định: Khả năng sử dụng ngôn ngữ là đặc điểm có tính “bẩm sinh” của con người? 

Trả lời:

  Nhận định Khả năng sử dụng ngôn ngữ là đặc điểm có tính “bẩm sinh” của con người có thể hiểu là ngay từ khi sinh ra, con người đều mang trong mình khả năng sử dụng ngôn ngữ và khả năng này ở mỗi người lại khác nhau. Chúng ta có thể lấy một ví dụ đơn giản để làm rõ quan điểm này đó là việc học nói ở trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ khi sinh ra, đến tầm 3-4 tuổi như bình thường là đã bập bẹ nói được những từ ngữ đơn giản. Nhưng không phải đứa trẻ nào cũng như vậy, nhiều trẻ khi đến 4, thậm chí là 5 tuổi vẫn chưa nói rõ từ, tiếng. Trường hợp này ta gọi là trẻ bị chậm nói. Như vậy, ta có thể kết luận tùy thuộc vào khả năng sử dụng bẩm sinh của mỗi con người mà chúng ta có thể học và sử dụng ngôn ngữ một cách khác nhau. Như vậy mới dẫn đến tình huống có những người học giỏi ngoại ngữ và có những người thì không. 

2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa

Câu 1 (trang 38 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Vì sao nói ngôn ngữ là một bộ phận cấu thành quan trọng của văn hóa?

Trả lời:

Nói ngôn ngữ là một bộ phận cấu thành quan trọng của văn hóa bởi văn hóa chính là một khái niệm rộng lớn để chỉ những thứ mà con người tạo ra, gồm cả đời sông vật chất và tinh thần của con người, và trong đó bao gồm cả văn hóa. Trong đó, ngôn ngữ đóng vai trò như một phương tiện, một chiếc cầu nối giữa người với người trong một cộng đồng và góp phần truyền bá văn hóa của chúng ta đến với những cộng đồng khác. Bởi vậy, ngôn ngữ là một phần rất quan trọng của văn hóa. 

Câu 2 (trang 38, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Trình bày một số biểu hiện của dấu ấn văn hóa Việt trong tiếng Việt. 

Trả lời:

 Tiếng Việt mang dấu ấn văn hóa Việt bởi nó là biểu hiện đời sống vật chất, tinh thần và cách ứng xử của người dân Việt Nam. Cụ thể: 

- Từ ngữ chỉ những sự vật, hoạt động, đặc điểm gần gũi trong đời sống

+ Thành ngữ, tục ngữ

+ Sử dụng biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa… trong giao tiếp 

- Từ ngữ xưng hô 

+ Danh từ chỉ quan hệ thân tộc

+ Đại từ nhân xưng đa dạng 

Câu 3 (trang 38 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Nêu sự khác biệt về cách dùng từ xưng hô giữa tiếng Việt với một ngôn ngữ khác mà bạn biết. Bạn có nhận xét gì về sự khác biệt đó?

Trả lời:

Cách xưng hô của tiếng Việt thường đa dạng và rất khác so với các ngôn ngữ khác. Ví du như trong tiếng Pháp, họ thường chỉ dùng hai chủ ngữ “tu” (người bạn thân thiết) và “vous” (chỉ nhiều người bạn hoặc người bạn mới gặp lần đầu). Nhưng trong tiếng Việt, chúng ta có rất nhiều cách xưng hô thể hiện rõ sự phân biệt về cấp bậc, quan hệ tuổi tác như người ít tuổi thường xưng là “anh”, nhiều tuổi hơn chút thì là “chú”, nhiều tuổi hơn nữa là “bác” và người lớn tuổi thì sẽ là “ông”… Hay những từ nhân xưng để chỉ mối quan hệ gần gũi giữa bạn bè với nhau cũng khá đa dạng như cậu tớ, chúng mình, bọn tớ…

Câu 4 (trang 38, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Bạn có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa sự đa dạng của ngôn ngữ và sự đa dạng của văn hóa? 

Trả lời:

Theo em, mối sự đa dạng của ngôn ngữ và sự đa dạng của văn hóa có mối quan hệ mật thiết với nhau bởi chính sự đa dạng của văn hóa sẽ tạo nên sự đa dạng của ngôn ngữ và ngược lại. Đời sống vật chất và tinh thần tạo nên đời sống văn hóa phong phú cho chúng ta và để truyền tải nó đến với những cộng đồng khác, chúng ta sử dụng ngôn ngữ - thứ tiếng nói đặc trưng của dân tộc để chia sẻ với mọi người ở những cộng đồng khác. Đó chính là sức mạnh của ngôn ngữ, không chỉ làm phong phú văn hóa của dân tộc mình mà còn có thể truyền bá văn hóa của mình đến các dân tộc khác. Chúng ta – những người đang sống trong một cộng đồng nhất định đều có trách nhiệm phải duy trì và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc mình. 

Tìm hiểu văn bản "Linh hồn tiếng Việt"

Trong khi đọc văn bản

Câu 1 (trang 38 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Chú ý cách tác giả mở đầu câu chuyện và giới thiệu nhân vật

Trả lời:

Tác giả mở đầu câu chuyện một cách trực tiếp, vào thẳng vấn đề và giới thiệu nhân vật của câu chuyện. Đây là cách mở đầu được sử dụng phổ biến trong văn học bởi sự ngắn gọn và dễ hiểu của nó.

Câu 2 (trang 39, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Chú ý việc một người nước ngoài tìm cách suy luận dễ hiểu của một câu tục ngữ Việt Nam. 

Trả lời:

Việc một người nước ngoài tìm cách suy luận để hiểu một câu tục ngữ của Việt Nam đã thể hiện rõ sự yêu mến, tôn trọng và mong muốn khám phá của một người đến từ một cộng đồng dân tộc khác đối với văn hóa Việt Nam. Điều đó cho thấy cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ Việt Nam. 

Sau khi đọc văn bản

Câu 1 (trang 40 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Bạn hiểu câu tục ngữ Chó treo mèo đậy nghĩa là gì? Vì sao một người nước ngoài giỏi tiếng Việt như I-vo Va-xi-li-ep lại không hiểu được câu tục ngữ có vẻ đơn giản với nhiều người Việt. 

Trả lời:

- Theo em hiểu, câu tục ngữ “Chó treo mèo đậy” đơn giản chỉ là để nhắc nhở chúng ta về cách để đồ ăn sao cho không bị chó và mèo ăn mất. Nhà có chó thì lên treo đồ ăn lên cao vì chó không thể leo trèo, nhà có mèo thì đậy lại bởi mèo giỏi leo trèo. 

 - Một người nước ngoài giỏi tiếng Việt như I-vo Va-xi-li-ep lại không hiểu được câu tục ngữ là một chuyện dễ hiểu bởi nếu như không được trải nghiệm cuộc sống của người dân Việt Nam, tác giả sẽ không thể nào biết được ý nghĩa của nó. Bởi thành ngữ, tục ngữ của chúng ta đều xuất phát từ cuộc sống thực tế, ông cha ta qua quá trình quan sát mà đúc kết lên. Vì vậy, nếu không hiểu được văn hóa, nếp sống của chúng ta, người nước ngoài sẽ không thể hiểu được ý nghĩa của câu thành ngữ đó. 

Câu 2 (trang 40, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Cao Xuân Hạo đã chứng minh về “linh hồn tiếng Việt” bằng cách nào? Bạn có đánh giá gì về cách chứng minh đó?

Trả lời:

Tác giả đã chứng mình linh hồn tiếng Việt bằng việc đưa ra một trường hợp độc đáo về một người nước ngoài giỏi tiếng Việt nhưng không hiểu ý nghĩa của thành ngữ tiếng Việt. Bởi theo ông, linh hồn của tiếng Việt nó không biểu hiện ở trên mặt chữ mà còn là ý nghĩa sâu xa mà câu thành ngữ đó mang lại. Ví dụ như qua câu tục ngữ trong bài, ta có thể hiểu được thời bấy giờ, đời sống của nhân dân ta rất khó khăn bởi vậy cha ông ta luôn coi trọng từng hạt cơm, nó đều rất quý báu vì là thành quả của sức lao động của nhân dân. Nhưng nếu nhân vật trong truyện không hiểu rõ về hoàn cảnh xưa của Việt Nam thì họ sẽ chẳng thể hiểu được ý nghĩa sâu xa của thành ngữ đó. Đây chính là lý do tại sao khi chúng ta học về một ngôn ngữ của một đất nước thì chúng ta cần phải học cả về văn hóa của đất nước đó.  

Em thấy cách chứng minh này của tác giả rất độc đáo, sáng tạo và hoàn toàn hợp lý. Chúng ta sẽ không thể hiểu một nền văn hóa chỉ qua ngôn ngữ mà chúng ta cần phải học cả về những thứ khác nữa như ẩm thực, thói quen, trình độ phát triển… Nó sẽ giúp chúng ta hiểu được ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc đó một cách tường tận. Đó chính là linh hồn của ngôn ngữ.

II. Luyện tập, vận dụng

Câu 1 (trang 41 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Tìm kiếm thông tin từ các nguồn mà bạn có thể tiếp cận và cho biết:

a. Những ngôn ngữ nào trên thế giới được nhiều người sử dụng với tư cách là tiếng mẹ đẻ nhất?

b. Những ngôn ngữ nào được sử dụng ở nhiều quốc gia nhất?

c. Những ngôn ngữ nào được dùng làm ngôn ngữ chính thức ở nhiều quốc gia nhất. 

Trả lời:

 a. Ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất với tư cách là tiếng mẹ đẻ là tiếng Trung, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Anh. 

 b. Những ngôn ngữ được sử dụng ở nhiều quốc gia nhất đó là tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hindi, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ả-rập, tiếng Pháp

 c. Tiếng Anh là tiếng được sử dụng làm ngôn ngữ chính thức ở nhiều quốc gia nhất. Tiếp đến là tiếng Trung, tiếng Hindi, tiếng Tây Ban Nha… 

Câu 2 (trang 41 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Tìm thêm những thông tin thú vị khác về các ngôn ngữ trên thế giới để chia sẻ trong nhóm hoặc trước lớp. Chọn một thông tin và thể hiện bằng sơ đồ hoặc biểu đồ.

Trả lời:

Đang cập nhật ...

Câu 3 (trang 41 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Tìm ví dụ về một số hiện tượng trong ngôn ngữ thể hiện đặc điểm văn hoá của dân tộc (trong tiếng Việt trong ngôn ngữ của một dân tộc thiểu số ở nước ta hoặc một ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Hán, tiếng Nhật. 

Trả lời:

Đang cập nhật ...

Câu 4 (trang 41 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Viết đoạn văn (khoảng 200 chủ) nêu ý kiến của bạn về một vấn đề liên quan đến nội dung Phần 1, Chuyên để 2 chẳng hạn tình trạng nhiều ngôn ngữ trên thế giới có nguy cơ bị biến mất, việc dùng tiếng Anh như ngôn ngữ toàn cầu khả năng phổ biến của E-xpêron tổ (Esperanto-quoc te ngu),....

Gợi ý:

- Hiện có nhiêu thông tin phong phủ và nhiều ý kiến trái ngược nhau và những vấn đề được gợi ý ở trên. Tìm đọc các thông tin và ý kiến đó để có cơ sở xác định một góc nhìn hay một quan điểm mà bạn cho là đúng đắn. Mỗi ván đủ sẽ đặt ra những câu hỏi riêng câu trả lời để chuẩn bị nội dung cho đoạn văn, chẳng hạn:

+ Tình trạng nhiều ngôn ngữ trên thế giới có nguy cơ bị biến mất đang diễn ra như thế nào? Tình trạng có có ảnh hưởng cử đến đời sống của con người không ? Một ngôn ngủ bị mất đi có ảnh hưởng như thế nào đến sự đa dạng về văn hoá của nhân loại?

+ Tiếng Anh hiện đang được dùng rộng rãi như thế nào trên thế giới việc dùng tiếng Anh rộng rãi như vậy có những lợi ích và tác hại gi? Theo bạn, có năm dùng tiếng Anh thay thế cho tiếng mẹ có đi dạy học trong nhà trường không vì sao? Có nhiều người cho rằng một số nước phát triển nhanh nhờ dùng tiếng Anh thay thế cho tiếng mẹ đẻ, bạn có bình luận gì về ý kiến đó? 

+ Quốc tế ngữ là gi? Bạn đánh giá như thủ nào về triển vọng phát triển, phổ biểu của quốc tế ngữ? Dựa vào cơ sở nào mà bạn có đánh giá như vậy?

- Đoạn văn cần triển khai theo định hướng của kiểu văn bản nghị luận. Mở đầu đoạn cần nếu một câu chủ đề ý kiến, nhận định của bạn về vấn đề được bàn), phần còn lại của đoạn sẽ trình bày lí a và bằng chứng chứng minh cho ý kiến, nhận định đã nêu. 

Trả lời:

Ngày nay, việc giao thương giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng được đẩy mạnh và ngôn ngữ chính là một trong những yếu tố thúc đẩy chúng. Việc sử dụng ngôn ngữ chung trên trường quốc tế ngày càng phổ biến và nó dần dẫn đến tình trạng nhiều ngôn ngữ trên thế giới có nguy cơ bị biến mất. Sự biến mất của một ngôn ngữ thường được biểu hiện ở sự ít được mọi người biết đến; ít được sử dụng. Đó là khi một quốc gia thay vì dạy người dân thứ ngôn ngữ của họ thì họ quyết định dạy người dân của họ ngôn ngữ chung được sử dụng. Điều đó khiến cho ngôn ngữ vốn có của dân tộc họ bị mai một. Làm sao chúng ta có thể phát triển một ngôn ngữ khi nó chỉ được nói ở những người cao tuổi? Họ nên biết rằng những người trẻ mới là những người truyền bá tư tưởng, văn hóa của đất nước họ và cần thiết phải dạy ngôn ngữ mẹ đẻ cho họ. Thật đáng buồn khi thế hệ trẻ lại không biết đến văn hóa, lịch sử của dân tộc mình. Sự mai một về ngôn ngữ cũng đồng nghĩa với việc phai nhòa về giá trị văn hóa bởi ngôn ngữ chính là một phần quan trọng tạo nên sắc thái riêng cho bản sắc văn hóa của một dân tộc. Chúng ta không nên vì cái lợi trước mắt mà đánh đổi bằng sự biến mất của một nền văn hóa đã có giá trị từ bao đời nay. Hãy học và truyền bá sự đa dạng văn hóa của dân tộc mình bằng việc sử dụng tiếng nói của mình. 

Câu 5 (trang 41 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Thuyết trình về một vấn đề ngôn ngữ mà ban đã đề cập trong bài tập 4. 

Trả lời:

Chúng ta đều biết tiếng Anh – một thứ ngôn ngữ dường như được nói trên khắp thế giới và được sử dụng trong hầu hết các giao dịch quốc tế. Sự sử dụng rộng rãi của ngôn ngữ đó cũng đồng nghĩa với nguy cơ biến mất của nhiều ngôn ngữ trên thế giới và tình trạng này đang ngày càng báo động. 

 Tình trạng này được hiểu là sự biến mất của một ngôn ngữ. Nói cách khác đó là khi chúng ta không sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình hoặc thậm chí là không biết đến tiếng mẹ đẻ của mình. Đó là trường hợp của nhiều quốc gia châu Phi, bởi chính sách nô dịch hàng thế kỷ của đế quốc trên đất nước của họ đã khiến ngôn ngữ và một số lĩnh vực khác của họ bị lệ thuộc. Ngay cả trong trường học, thứ mà bọn họ học không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ mà chính là ngôn ngữ của đế quốc đã từng thống trị họ. Và rồi, để tìm được ngôn ngữ đó, chúng ta chỉ có thể nghe từ những người già – những người đã chứng kiến lịch sử đã thay đổi như thế nào. Ngày nay, để thuận tiện cho việc giao lưu, học hỏi, nhiều người đã cho con của họ học tiếng Anh trước thay vì tiếng mẹ đẻ của chúng và đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến ngôn ngữ mẹ đẻ của họ bị mai một. 

 Ảnh hưởng của tình trạng này là vô cùng to lớn. Bạn hãy thử tưởng tượng một đất nước người người nói tiếng Anh, không ai sử dụng tiếng mẹ đẻ, họ học theo văn hóa phương Tây rồi dần quên mất văn hóa vốn có của mình như thế nào. Đánh mất ngôn ngữ mẹ đẻ của chính mình cũng đồng nghĩa với việc bạn đang dần đánh mất văn hóa của dân tộc mình. Chúng ta đều biết ngôn ngữ là một phương tiện quan trọng để truyền bá và phản ánh văn hóa, mất nó cũng giống như mất đi văn hóa của chính mình. Thế hệ sau sẽ chẳng thể biết cha ông ta đã làm gì và làm như thế nào để có được đất nước ta đang sống như ngày nay. Đó chính là điểm bất lợi lớn nhất của việc biến mất một ngôn ngữ. 

 Bởi vậy, thế hệ trẻ chúng ta cần phải hiểu được tầm quan trọng của ngôn ngữ đối với văn hóa của đất nước mình. Chúng ta phải học ngôn ngữ của mình trước rồi đến những ngôn ngữ khác và phải luôn ưu tiên ngôn ngữ mẹ đẻ của mình lên vị trí hàng đầu. Cần phải học tập, rèn luyện và tiếp thu văn hóa của chính dân tộc mình. Nó không chỉ giúp chúng ta hiểu thêm về dân tộc mình mà còn giúp chúng ta thực hiện nghĩa vụ của mình đối với dân tộc đó là gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc. 

 Như vậy, tình trạng nhiều ngôn ngữ trên thế giới có nguy cơ biến mất ngày càng trở lên phổ biến và chúng ta cần phải hiểu được tầm quan trọng của ngôn ngữ dân tộc mình để từ đó đẩy lùi tình trạng trên. 

Phần 2: Sự phát triển của ngôn ngữ trong đời sống xã hội

Câu hỏi đầu bài

Câu 1 (trang 42 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Bạn thấy có những từ ngữ nào mới xuất hiện trong thời gian gần đây? Bạn có dùng những từ ngữ ấy không và dùng trong trường hợp nào?

Trả lời:

 Những từ ngữ mới xuất hiện trong thời gian gần đây mà em biết: quá cảnh, hết date, hát dạo, fan thời vụ… 

 Em có dùng những từ ngữ ấy:

- hết date để chỉ những sản phẩm hết hạn sử dụng

- hát dạo để chỉ những người hát rong

- fan thời vụ để chỉ những người thích một nhóm nhạc hay người nổi tiếng nào đó trong một thời gian ngắn. 

Câu 2 (trang 42 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Trong khi có nhiều từ ngữ mới xuất hiện thì cũng có một số từ ngữ từng được dùng phổ biến nhưng nay dường như bị biến mất. Thử tìm một vài từ ngữ như vậy. 

Trả lời:

 Một vài từ ngữ đã từng xuất hiện nhưng nay dường như bị biến mất như: cách ly, giãn cách xã hội, cấm cửa, lây nhiễm… được sử dụng phổ biến trong thời kì Covid.

I. Tìm hiểu tri thức

1. Khái quát về sự phát triển của tiếng Việt

Câu 1 (trang 43 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Các từ ngữ mới trong tiếng Việt được hình thành theo những phương thức chủ yếu nào?

Trả lời:

Các từ ngữ mới trong tiếng Việt được hình thành theo những phương thức vay mượn tiếng nước ngoài hoặc các xu hướng xã hội tại từng thời điểm. 

Câu 2 (trang 43 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Sự phát triển của tiếng Việt hiện nay được thúc đẩy bởi những nhân tố nào? 

Trả lời:

Sự phát triển của tiếng Việt hiện nay được thúc đẩy bởi:

- Sự phát triển nhanh chóng của đời sống đất nước

- Việc ứng dụng công nghệ và truyền thông 

Câu 3 (trang 43 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Theo bạn, khi nào thì một ngôn ngữ không phát triển nữa? 

Trả lời:

Theo em, một ngôn ngữ không phát triển nữa khi nó tồn tại trong một xã hội không phát triển, con người không năng động và tích cực trong việc đóng góp cho sự phát triển của xã hội.

2. Những yếu tố mới của tiếng Việt

Câu 1 (trang 46 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Trong các bộ phận cấu thành cơ bản của ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp), bộ phận nào dễ biến đổi nhất? Vì sao? 

Trả lời:

Trong các bộ phận cấu thành cơ bản của ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp), bộ phận dễ biến đổi nhất là từ vựng bởi tùy vào sự phát tiển của xã hội, các xu hướng hiện đại mới ra đời và kéo theo đó là sự ra đời của những từ ngữ mới. Nó được tạo ra bởi một bộ phận người và đúng trong hoàn cảnh mà họ sử dụng.

Câu 2 (trang 46 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Bạn hiểu như thế nào về “tính mới” của một yếu tố ngôn ngữ?

Trả lời:

“Tính mới” của một ngôn ngữ có thể hiểu là sự biến đổi về ngữ nghĩa, quy tắc ngữ pháp không theo cách thông thường và thường chỉ phù hợp trong những hoàn cảnh nhất định. Tính phổ biến của nó có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ sử dụng của mỗi người và nó thường được tạo ra và sử dụng phổ biến ở giới trẻ. 

Câu 3 (trang 46 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Các yếu tố mới của tiếng Việt đương đại có thể được phân loại theo những tiêu chí nào?  

Phương pháp giải:

Dựa vào phần Những yếu tố mới của Tiềng Việt để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

 Các yếu tố mới của tiếng Việt đương đại có thể phân loại theo những tiêu chí sau: 

- Từ mới nhập vào hệ thống tiếng Việt: từ mượn tiếng nước ngoài, từ viết tắt

- Những từ ngữ được dùng bởi một nhóm người

- Cách dùng ngôn ngữ mới xuất hiện trong giới trẻ 

Câu 4 (trang 46 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Các yếu tố ngôn ngữ có ảnh hưởng như thế nào đối với tiếng Việt?  

Trả lời:

Các yếu tố ngôn ngữ mang đến ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến tiếng Việt: 

- Tích cực: Làm vốn từ trỏe nên phong phú, giúp ngôn ngữ phát triển khả năng biểu đạt, đáp ứng nhu cầu giao tiếp của nhiều tầng lớp nhân dân trong xã hội. Ngay cả những yếu tố mới đang tồn tại trong lời nói của một số cá nhân hay nhóm người chưa được đông đảo người Việt chấp nhận khi xét trên một số phương diện… 

- Tiêu cực: Làm tổn hại đến tính chặt chẽ, hệ thống của ngôn ngữ và có thể gây trở ngại cho giao tiếp (khó hiểu, gây hiểu lầm); tạo thói quen xấu cho người dùng, nhất là giới trẻ chỉ dùng theo trào lưu mà không hiểu đầu đủ nghĩa của những từ ngữ mình dùng, dễ dãi trong việc sử dụng ngôn từ… 

Tìm hiểu văn bản " Về nguyên tắc vay mượn từ ngữ"

Trong khi đọc văn bản

Câu 1 (trang 47 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Chủ tịch Hồ Chí Minh quan điểm như thế nào về vấn đề vay mượn từ của tiếng nước ngoài?

Trả lời:

Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra 2 quan điểm về việc vay mượn từ của tiếng nước ngoài như sau:

- Ta chỉ mượn tiếng nước ngoài khi “chữ ta không có sẵn”. 

- Ta chỉ mượn những từ ngữ “khó dịch đúng” sang tiếng ta “không có chữ gì dịch”. 

Câu 2 (trang 47 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Phân biệt ba nhóm từ gốc Hán có thể được tiếng Việt vay mượn.

Trả lời:

Ba nhóm từ gốc Hán:

- Nhóm từ gốc Hán được mượn bằng cách giữ nguyên ý nghĩa khi trong tiếng Việt, chưa có các từ tương ứng. 

- Những từ gốc Hán có quan hệ đồng nghĩa với từ Việt, nhưng khác với từ Việt về màu sắc biểu cảm hoặc phong cách. 

- Những từ gốc Hán có quan hệ đồng nghĩa với từ Việt, nhưng khác với từ Việt về màu sắc ý nghĩa và cách dùng. 

Sau khi đọc văn bản

Câu 1 (trang 48 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Hãy tìm thêm những từ gốc Hán thuộc các nhóm a, b và c mà tác giả bải viết đã nêu. 

Trả lời:

Nhóm a: tự do, chiến tranh, đầu tiên, lính thủy, lính bộ… 

 Nhóm b: viên mãn – hoàn hảo, trầu trời, yên nghỉ - chết, 

 Nhóm c: phong – gió, non – núi, tiểu – nhỏ, đại – lớn…

Câu 2 (trang 48 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Bạn có đồng ý với nguyên tắc chỉ mượn “những chữ ta không có sẵn và khó dịch đúng” không? Vì sao? 

Trả lời:

 Em có đồng ý với nguyên tắc chỉ mượn “những chữ ta không có sẵn và khó dịch đúng” bởi mục tiêu của chúng ta vẫn là sử dụng tiếng Việt – ngôn ngữ của dân tộc. Việc mượn từ sao cho đúng chính là sử dụng chúng đúng mục đích không chỉ làm giàu có thêm tiếng Việt mà còn thể hiện rõ ý đồ của người nói. 

Câu 3 (trang 48 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Nêu một số ví dụ vay mượn từ ngữ của các ngôn ngữ châu Âu mà bạn cho là rất cần thiết hoặc không cần thiết.  

Trả lời:

 - Một số ví dụ vay mượn ngôn ngữ châu Âu rất cần thiết: radio, google, Facebook, bu-gi, cà phê, đài cát sét, gu (ăn uống, ăn mặc…)…  

 - Một số ví dụ vay mượn không cần thiết: rất cool, rất like,… 

II. Luyện tập, vận dụng

Câu 1 (trang 48 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Liệt kê một số từ ngữ vốn thuộc phương ngữ mà nay được sử dụng rộng rãi ở nhiều vùng miền khác, góp phần làm giàu cho vốn từ vựng tiếng Việt toàn dân. 

Trả lời:

Một số từ ngữ vốn thuộc phương ngữ địa phương được sử dụng rộng rãi như: cốc, chén, bát, sầu riêng, bơ, mãng cầu, dứa… 

Câu 2 (trang 48 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Tìm thêm những từ ngữ mới mà theo bạn là đã được “nhập” vào hệ thống tiếng Việt.

Trả lời:

 Những từ mới theo em được nhập vào hệ thống tiếng Việt: kỹ thuật số, chuyển đổi số, sốt rét, AIDS, bệnh gút,… 

Câu 3 (trang 48 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Tìm thêm những từ ngữ mới trong tiếng Việt mà bạn biết và sắp xếp vào các nhóm theo gợi ý bảng sau:

BẢNG PHÂN LOẠI TỪ NGỮ MỚI TRONG TIẾNG VIỆT THEO CÁC LĨNH VỰC

Lĩnh vực

Đời sống

Khoa học, công nghệ (thuật ngữ)

Thương mại

Báo chí

Hành chính

 

 

 

 

 

Trả lời:

Lĩnh vực

Đời sống

Khoa học, công nghệ (thuật ngữ)

Thương mại

Báo chí

Hành chính

Đời sống, công dân, xã hội, mạng xã hội, chuyển đổi số, dân cư, dân chủ, bình đẳng…

AI, máy móc, robot, internet, trí tuệ nhân tạo, IT, máy tính, lập trình, điều khiển, kinh tế, kinh - công,…

Chứng khoán, trái phiếu, cổ phiếu, ngoại tệ, tỷ giá hối đoái, đơn vị tiền tệ, giao thương, hợp đồng…

Truyền thông, truyền tải, thông điệp, sa pô, giật tít, content, trang nhất,…

Quản trị, trợ lý, tiếp tân, tiếp dân, tốc ký, thư tín, điện tín, phân luồng, báo cáo, chiến lược, kiểm soát viên, giám sát viên,…

 

Câu 4 (trang 48 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Trao đổi nhóm để nhận xét, đánh giá kết quả được tổng hợp ở bài tập 3 dựa vào các gợi ý sau: 

a. Từ ngữ mới xuất hiện nhiều nhất trong lĩnh vực nào? Vì sao?

b. Những từ ngữ nào ảnh hưởng tích cực, những từ ngữ nào ảnh hưởng tiêu cực đến việc sử dụng tiếng Việt trong mỗi lĩnh vực?

c. Những từ ngữ nào được vay mượn từ các ngôn ngữ khác, những từ ngữ nào được cấu tạo từ các yếu tố của tiếng Việt? So sánh về tỉ lệ xuất hiện của hai nhóm từ ngữ giữa các lĩnh vực?

d. Bạn có dự đoán gì về xu hướng sử dụng yếu tố mới của ngôn ngữ ở từng lĩnh vực trong tương lai? 

Trả lời:

 a. Từ ngữ mới xuất hiện xuất hiện nhiều nhất trong lĩnh vực khoa học công nghệ bởi sự phát triển của xã hội hiện nay là nhờ vào sự phát triển của kinh tế. Bởi vậy, việc xuất hiện nhiều thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực này nhất và nó phản ánh trình độ phát triển của xã hội sử dụng nó. 

 b. Những từ ngữ ảnh hưởng tích cực: chuyển đổi số, số hóa, bình đẳng, dân chủ… 

     Những từ ngữ ảnh hưởng tiêu cực: giật tít, mạng xã hội,… 

 c. Những từ mượn từ ngôn ngữ khác: sa pô, tít, content… 

     Những từ ngữ được cấu tạo từ các yếu tố của tiếng Việt: tiền, thư, ký, điện… 

 d. Theo em, xu hướng sử dụng yếu tố mới ở những lĩnh vực này tương lai sẽ ngày càng được mở rộng với nhiều từ ngữ mới hơn nhằm đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của xã hội. 

Câu 5 (trang 49 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

     Tiếng ta phải có những đổi mới, đó là điều tất yếu, vì đời sống tư tưởng và tình cảm ngày nay, nhất là trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật có nhiều cái mới. Tiếng ta phải phát triển. Tất cả vấn đề là làm sao đảm bảo sự phát triển này diễn ra một cách vững chắc trên cơ sở vốn cũ của tiếng ta, làm cho tiếng ta ngày thêm giàu, nhưng vẫn giữ được phong cách, bản sắc, tinh hoa của nó. Như vậy tức là giữ gìn sự trong sáng của tiếng ta. 

(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, 

in trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, Sđd, tr. 37 – 38)

a. Bạn suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?

b. Việc giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ là vấn đề đặt ra đối với riêng tiếng Việt hay là vấn đề của nhiều ngôn ngữ? Vì sao bạn nghĩ như vậy?

Trả lời:

 a. Theo em, quan điểm trên là hoàn toàn đúng đắn bởi xã hội sẽ ngày càng phát triển, những cái mới sẽ ngày càng được du nhập vào và để duy trì được tiếng của dân tộc, chúng ta cần phải biến đổi nó linh hoạt nhằm phù hợp với từng giai đoạn. 

 b. Việc giữ gìn sự trong sáng của một ngôn ngữ là vấn đề chung của tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. Bởi đó là tinh hoa văn hóa của một dân tộc, là một phương tiện phản ánh đầy đủ bản chất, lịch sử, văn hóa của một dân tộc. Vì vậy việc duy trì và phát huy nó là hoàn toàn cần thiết. 

Câu 6 (trang 49 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu ý kiến của bạn về sự phát triển tiếng Việt trong đời sống xã hội.

Gợi ý:

- Sự phát triển của tiếng Việt trong đời sống xã hội là vấn đề rộng lớn. Bạn có thể chọn một khía cạnh của vấn đề đề viết thành đoạn văn. Chẳng hạn: ứng xử của giới trẻ với những yếu tố mới của ngôn ngữ, tiếng Việt và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các ý tưởng cải tiến chữ viết tiếng Việt...

- Đoạn văn cần triển khai theo định hướng của kiểu văn bản nghị luận. Mở đầu đoạn, cần nếu một câu chủ đề (ý kiến, nhận định của bạn về vấn đề được bàn), phần còn lại của đoạn sẽ trình bày lí lẽ và bằng chứng chứng minh cho ý kiến, nhận định đã nêu.

Trả lời:

Tiếng Việt – một thứ ngôn ngữ trong trẻo, đẹp đẽ và phong phú của dân tộc Việt Nam. Ngày nay, bởi sự phát triển của xã hội, tiếng Việt đã có nhiều sự biến đổi sao cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội hiện có, nhờ đó mà tiếng Việt cũng ngày càng phát triển. 

  Sự phát triển của tiếng Việt được hiểu là sự đổi mới, biến đổi của tiếng Việt sao cho phù hợp với sự phát triển của xã hội. Như chúng ta đã biết, toàn cầu hóa đang kéo dần khoảng cách giữa các quốc gia trên thế giới lại với nhau bằng việc sử dụng một số ngôn ngữ phổ biến như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Pháp…Bởi vậy, chúng ta không thể chỉ sử dụng ngôn ngữ của mình một cách truyền thống và độc đoán mà phải trở lên mềm mỏng và linh hoạt. Đó là khi chúng ta nhập thêm những từ ngữ mới mượn từ tiếng nước ngoài và biến nó thành từ toàn dân. Nó thể hiện một sự hòa nhập nhưng không hòa tan của ngôn ngữ trước sự thay đổi của xã hội khi những từ ngữ đó vừa mang bản sắc dân tộc ta và vừa mang phong cách của quốc tế. 

   Sự “nhập” thêm này không chỉ giúp tiếng Việt của chúng ta ngày càng trở nên phong phú mà nó còn thể hiện chúng ta đang hòa nhập cùng với văn hóa chung của nhân loại, hòa nhập nhưng không hòa tan. Tiếng Việt vì thế mà ngày càng phát triển và đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân. Họ sử dụng ngôn ngữ của dân tộc kết hợp với những từ ngữ được mượn từ tiếng nước ngoài, từ đó giúp cho việc học và hiểu của chúng ta trở lên dễ dàng hơn bao giờ hết. 

   Bởi vậy, trong xu thế toàn cầu hóa, chúng ta phải biết cách linh hoạt trong việc sử dụng từ ngữ và cần phải biết cách sử dụng sao cho hợp lý để tránh đánh mất sự trong sáng của tiếng Việt. 

Câu 7 (trang 49 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Thảo luận về một vấn đề ngôn ngữ có liên quan đến nội dung đã học ở Phần 2, Chuyên đề 2.

Gợi ý:

- Bạn và nhóm của mình có thể chọn một nội dung đã triển khai trong bài tập viết ở trên để tổ chức thảo luận. Tuy nhiên, nội dung thảo luận có thể là một vấn đề khác mà bạn và nhóm có nhiều ý tưởng, thông tin, phù hợp với hoạt động thảo luận. 

- Để tiến hành thảo luận, bạn cần lập dàn ý thể hiện các ý chính cần được trình bày, Có thể chuẩn bị một số tranh ảnh, biểu đồ, sơ đồ minh hoạ đề nội dung trình bày được sinh động.

Trả lời:

Mượn từ từ tiếng nước ngoài từ lâu đã còn không còn xa lạ với người dân Việt Nam, đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, chúng ta đều đang hướng đến hòa nhập với thế giới. Thế nhưng, nhiều người đang sử dụng từ mượn tiếng nước ngoài một cách “lạm dụng” thay vì hữu dụng, điều này phổ biến ở giới trẻ. Việc học tập và chạy theo các xu hướng trên mạng xã hội đã khiến họ sử dụng từ mượn tiếng nước ngoài một cách quá mức và dần quên mất mục tiêu ban đầu sử dụng là gì. Điều đó khiến cho sự trong sáng của tiếng Việt đang bị đe dọa nghiêm trọng. Họ sự dụng một câu tiếng Việt mà có đến mấy từ tiếng nước ngoài để tỏ ra bản thân ngầu, có hiểu biết trước mặt người khác mà quên rằng họ đang dần đánh mất bản chất thực sự của tiếng Việt. Bởi vậy, bản thân chúng ta cần phải sử dụng tiếng Việt và từ mượn tiếng nước ngoài một cách hợp lý và có chừng mực, tránh lạm dụng hay sử dụng bừa bãi để bảo vệ sự giàu đẹp và trong sáng của ngôn ngữ dân tộc mình. 

Phần 3: Vận dụng các yếu tố mới của ngôn ngữ trong giao tiếp

Câu hỏi đầu bài

Câu 1 (trang 50 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Bạn có nghĩ rằng việc chêm xen tiếng Anh vào câu nói tiếng Việt của giới trẻ hiện nay là vấn đề đáng ngại không? Vì sao?

Trả lời:

Theo em, việc chêm xen tiếng Anh vào câu nói tiếng Việt của giới trẻ hiện nay là đáng lo ngại bởi sự lạm dụng đó khiến nhiều bạn trẻ dần quên đi nghĩa của nhiều từ tiếng Việt và dần làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. 

Câu 2 (trang 50 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Cho biết một số trường hợp dùng từ ngữ mới mà theo bạn là cần thiết.

Trả lời:

Trong các lĩnh vực chuyên ngành, cụ thể như khoa học – công nghệ, chúng ta cần sử dụng những từ ngữ mới để hiểu đúng bản chất của các thuật ngữ và dễ dàng sử dụng trong quá trình làm việc cũng như trao đổi công việc. 

I. Tìm hiểu tri thức

1. Mối quan hệ giữa việc tuân thủ chuẩn của ngôn ngữ với việc sáng tạo để ngôn ngữ phát triển

Câu 1 (trang 52 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Bạn hiểu như thế nào về chuẩn của ngôn ngữ trong tiếng Việt?

Trả lời:

Chuẩn tiếng Việt được hiểu là việc sử dụng ngôn ngữ dựa trên những quy tắc được xác lập và phát triển qua một quá trình lâu dài, làm cơ sở cho việc định hướng, điều chỉnh hoạt động giao tiếp của các thành viên trong một cộng đồng. 

Câu 2 (trang 52 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Vì sao chúng ta cần phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?

Trả lời:

Chúng ta cần phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng có nghĩa là chúng ta đang gìn giữ ngôn ngữ của dân tộc. Đó là một trách nhiệm to lớn, cao cả của chúng ta đối với một giá trị văn hóa quan trọng của dân tộc.  

Câu 3 (trang 52 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Để giữ gìn và phát triển ngôn ngữ của dân tộc, mỗi người chúng ta cần chú ý điều gì?

Trả lời:

 Để giữ gìn và phát triển ngôn ngữ của dân tộc, chúng ta cần phải:

- Có tình yêu, sự quý trọng, lòng tự hào đối với di sản của cha ông để lại. 

- Có hiểu biết về chuẩn ngôn ngữ thể hiện qua yêu cầu về phát âm, quy định chính tả, cách dùng từ, quy tắc đặt câu và tạo lập văn bản. 

Câu 4 (trang 52 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Có nhiều trường hợp không thể thay thế từ Hán Việt bằng những từ ngữ “thuần Việt” đồng nghĩa, chẳng hạn, không thể thay phi công bằng người lái máy bay, thay máy bay trực thăng bằng máy bay lên thẳng. Hãy tìm thêm những ví dụ tương tự. 

Trả lời:

Chúng ta không thể thay thế giáo viên – người giảng dạy, kẻ cướp – người ăn trộm, tài xế - người lái ô tô, hay xe mui trần – xe không có nóc… 

2. Vận dụng các yếu tố mới của ngôn ngữ một cách phù hợp

Câu 1 (trang 53 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Một yếu tố mới của ngôn ngữ cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản nào để được chấp nhận rộng rãi và có cơ hội “nhập” vào hệ thống tiềng Việt?

Trả lời:

 Một yếu tố mới của ngôn ngữ cần phải đáp ứng những yêu cầu sau để được nhập vào hệ thống tiếng Việt:

- Nó phải đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt

- Những yếu tố này không làm phá vỡ tính chuẩn mực, sự tinh tế của hệ thống ngôn ngữ hiện có. 

Câu 2 (trang 53 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Cho biết các yếu tố cơ bản của một tình huống giao tiếp có ảnh hưởng đến việc lựa chọn từ ngữ.

Trả lời:

Các yếu tố cơ bản của một tình huống giao tiếp có ảnh hưởng đến việc lựa chọn từ ngữ: đề tài, quan hệ giữa những người tham gia giao tiếp, kênh giao tiếp.

Câu 3 (trang 53 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Phân tích một số trường hợp cho thấy một yếu tố mới của ngôn ngữ có thể dùng phù hợp trong tình huống giao tiếp này nhưng không phù hợp trong tình huống giao tiếp khác.

Trả lời:

Trong cuộc sống hàng ngày, giới trẻ thường nói chuyện với nhau về việc “bắt trend” được hiểu là việc nắm bắt những xu hướng mới xuất hiện trên mạng xã hội. Và việc sử dụng từ này chỉ đúng khi chúng ta dùng với những người đồng trang lứa, những bạn trẻ có hiểu biết về mạng xã hội. Nhưng trong trường hợp chúng ta nói với bố mẹ, ông bà – những người lớn tuổi hơn thì nó hoàn toàn không phù hợp bởi những người lớn tuổi thường không còn quan tâm đến mạng xã hội và họ thường sẽ không hiểu những thuật ngữ của giới trẻ. Trong trường hợp này chúng ta cần phải giải thích rõ đó là hiện tượng gì và như thế nào.

Tìm hiểu văn bản " Về tiếng ta"

Trong khi đọc văn bản

Câu 1 (trang 54 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Tình cảm, cảm xúc của tác giả khi nghĩ về tiếng Việt.

Trả lời:

Tình cảm, cảm xúc của tác giả khi nghĩ đến tiếng Việt đó là lòng biết ơn, một niềm tự hào sâu sắc về sự trong sáng, đẹp đẽ mà tiếng Việt mang lại.

Câu 2 (trang 54 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): “Khi đã viết ra rồi, chưa có nghĩa là đã xong hẳn”. Theo tác giả, còn phải làm gì tiếp theo?

Trả lời:

 Theo tác giả, “Khi đã viết ra rồi, chưa có nghĩa là đã xong hẳn” có nghĩa là sau đó chúng ta cần phải đọc lại, ngẫm lại và sửa chữa nếu cần thiết. Như vậy mới được tính là xong hẳn. 

Câu 3 (trang 55 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Chú ý “cái ý nghĩa trong trẻo trong lắng” và “sự giàu có” của ngôn ngữ.

Trả lời:

 - “cái ý nghĩa trong trẻo trong lắng” được hiểu là trong trẻo và sâu lắng

 - “sự giàu có” của ngôn ngữ được hiểu là sự đa dạng, phong phú của tiếng Việt.

Câu 4 (trang 55 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Bạn hiểu như thế nào về hình ảnh so sánh mỗi nhà văn như một cây nến thắp lên?

Trả lời:

Việc so sánh mỗi nhà văn như một cây nến thắp lên được hiểu là mỗi nhà văn giống như những người tiên phong, thắp nên sự trong sáng, giàu có và tuyệt đẹp của tiếng Việt để người đọc, người nghe đều hiểu và biết đến. Đó được coi là một trong những thiên chức lớn nhất của các nhà văn. 

Sau khi đọc văn bản

Câu 1 (trang 56 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Tình yêu tiếng Việt của Nguyễn Tuân được thể hiện như thế nào qua văn bản Về tiếng ta?

Trả lời:

Tình yêu tiếng Việt của Nguyễn Tuân được thể hiện qua sự biết ơn của ông đối với những người đã tạo ra và phát huy được sự trong sáng của tiếng Việt; đó là sự tự ý thức được về trách nhiệm, nhiệm vụ của bản thân mình đối với sự phát triển tiếng Việt.

Câu 2 (trang 56 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Bạn học hỏi được gì từ kinh nghiệm viết của tác giả?

Trả lời:

 Qua văn bản, em có thể học hỏi được những kinh nghiệm sau từ tác giả:

- Cần phải biết ơn và trân trọng tiếng Việt.

- Cần phải sử dụng tiềng Việt sao cho chuẩn ngôn ngữ

- Cần thiết phải bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt

Câu 3 (trang 56 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Nguyễn Tuân quan niệm như thế nào về vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? 

Trả lời:

Nguyễn Tuân thể hiện quan điểm của mình một cách rất rõ ràng về sự trong sáng của tiếng Việt. Đó là cần phải chung tay cùng nhau bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, sao cho xứng với những gì ông cha ta để lại. Và từ đó, cần phải ra sức chống lại những tư tưởng sai lệch, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. 

Câu 4 (trang 56 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Qua bài viết của Nguyễn Tuân, bạn có nhận xét gì về vai trò của nhà văn đối với sự phát triển của tiếng Việt?

Trả lời:

Qua văn bản ta có thể hiểu nhà văn luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc thể hiện sự giàu đẹp của tiếng Việt. Họ chính là những ngọn nến thắp sáng nên vẻ đẹp thực sự của tiếng Việt. Bằng việc sử dụng thứ ngôn ngữ của toàn dân đó, họ đã đưa tiếng Việt lên trang giấy, mang nó đi khắp thế giới. Họ chính là những người sử dụng tiếng Việt một cách chuẩn mực và tuân thủ quy tắc nhất. Bởi vậy, thiên chức của họ luôn là phản ánh sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt. Đó là một nghĩa vụ thiêng liêng cao cả mà mỗi nhà văn cần truyền tải được. 

II. Luyện tập, vận dụng

Câu 1 (trang 56 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Bạn có thể đã dùng tiếng lóng hoặc tiếp nhận tiếng lóng từ người khác trong tình huống nào? Theo bạn, vì sao một số người lại dùng tiếng lóng?

Trả lời:

 - Theo em, có thể tiếp nhận và sử dụng tiếng lóng trong trường hợp nói chuyện phiếm giữa nhóm người có cùng độ tuổi, kênh mạng xã hội 

 - Theo em, một số người sử dụng tiếng lóng một phần vì họ muốn bắt kịp xu thế của thời đại và để không bị coi là tụt hậu so với bạn bè đồng trang lứa. Ngoài ra, sử dụng tiếng lóng có thể giúp họ tạo dấu ấn riêng cho bản thân với ai đó. 

Câu 2 (trang 56 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Trình bày những giải pháp cần thực hiện để giữ gìn và phát triển ngôn ngữ của dân tộc.

Gợi ý:

Giữ gìn và phát triển ngôn ngữ của dân tộc là một vấn đề lớn nhà quan trọng. Giải pháp cho vấn đề này đòi hỏi sự phối hợp của nhiều thành phần trong xã hội. Có thể thảo luận, đưa ra các giải pháp xét từ nhiều góc đội

- Về phía cá nhân: Mỗi học sinh cần có nhận thức như thế nào về vấn đề giữ gìn và phát triển ngôn ngữ của dân tộc? Bạn có thể làm gì để góp phần vào việc giữ gìn và phát triển tiếng Việt

- Về phía gia đình: Mỗi thành viên cần làm gì để ngôn ngữ giao tiếp trong gia đình hướng đến sự chuẩn mực và trong sáng của tiếng Việt?

- Về phía nhà trường: Nhà trường thấy có cần có những giải pháp gì để góp phần giữ gìn và phát triển tiếng.

- Về phía các cơ quan truyền thông: Đài truyền hình, đài phát thanh, báo in và báo điện tử có trách nhiệm như thế nào về vấn đề này? Theo bạn, các cơ quan này cần làm gì để thực hiện tốt hơn việc truyền tải thông tin, góp phần giữ gìn và phát triển tiếng Việt một cách lành mạnh đúng hướng? 

Trả lời:

Những giải pháp cần thực hiện để giữ gìn và phát triển ngôn ngữ của dân tộc: 

- Về phía cá nhân: cần phải tự ý thức được sự trong sáng của tiếng Việt để từ đó sử dụng tiếng Việt sao cho hợp lí.

- Về phía gia đình: cần phải sử dụng tiếng Việt một cách chuẩn mực để làm gương cho trẻ nhỏ, những thành viên khác trong gia đình. 

- Về phía nhà trường: cần phải có biện pháp khuyến khích học sinh sử dụng tiếng Việt sao cho phù hợp và đúng với chuẩn mực của môi trường giáo dục. 

- Về phía các cơ quan truyền thông: 

+ Lên án, phê phán những hành vi sử dụng ngôn ngữ không phù hợp để người dân biết và tránh

+ Tích cực tuyên truyền về sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt.

Câu 3 (trang 57 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu ý kiến của bạn về một vấn đề liên quan đến việc giữ gìn và phát triển tiếng Việt.

Gợi ý: 

- Một số vấn đề có thể lựa chọn để viết: Bạn hiểu thế nào về sự trong sáng của tiếng Việt? Giới trẻ có vai trò như thế nào trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? Thành phần nào trong xã hội có ảnh hưởng lớn nhất đối với sự phát triển của ngôn ngữ...

- Đoạn văn cần triển khai theo định hưởng của kiểu bài nghị luận. Do khuôn khổ của một đoạn văn, bạn cần chọn những lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu nhất và trình bày các nội dung một cách mạch lạc, súc tích.

Trả lời:

 Tiếng Việt vốn là một ngôn ngữ hay, đẹp đẽ thuộc về dân tộc Việt Nam. Sự trong sáng của nó được thể hiện ở những quy tắc ngữ âm nhưng nó đang dần bị đe doa bởi sự thâm nhập của những ngôn ngữ khác. Đó là tình trạng sử dụng ngôn ngữ nước ngoài lẫn vào tiếng Việt một cách vô tổ chức. “Tôi love bạn”, “Tôi like bạn”… là một trong số ít biểu hiện của tình trạng này. Các bạn trẻ dường như cảm thấy nó là ngầu, là bắt kịp xu hướng và ngày càng học theo nhau cách nói chuyện như vậy mà dần quên đi nghĩa tiếng Việt của nó. Có rất nhiều bạn chỉ vì sử dụng ngôn ngữ nước ngoài quá lâu mà dần quên mất tiếng mẹ đẻ của mình. Nhiều khi họ bất giác quên mất từ này trong tiếng Việt là gì nhỉ, sử dụng như thế nào… Điều này đang đe dọa nghiêm trọng đến sự trong sáng và phát triển của tiếng Việt. Đáng nhẽ giới trẻ mới là những người cần phải tuyên truyền, làm giàu đẹp tiếng Việt nhưng giờ đây họ đang bị những xu hướng trên mạng xã hội thu hút và dần quên mất tiếng Việt vốn đẹp và trong sáng như thế nào. Điều này thật đáng lo ngại. Vậy nên chúng ta cần phải hiểu rõ trách nhiệm của mình đối với tiếng Việt là như thế nào để từ đó có thái độ sử dụng đúng đắn với ngôn ngữ của dân tộc. 

Câu 4 (trang 57 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Vận dụng hiểu biết về tình hưởng giao tiếp (để tài, quan hệ giữa những người tham gia vào giao tiếp, kênh giao tiếp) đã thảo luận, phân tích và đánh giá về sự phù hợp của việc sử dụng các yếu tố mới của ngôn ngữ trong một văn bản tự chọn.

- Sự phù hợp của một yếu tố ngôn ngữ nói chung và yếu tố mới của ngôn ngữ nói riêng tuỳ thuộc vào tinh hưởng giao tiếp mà yếu tố ngon ngủ đó được sử dụng. Bài tập này tạo cơ hội cho bạn vận dụng kiến thức về tình hưởng giao tiếp để thảo luận phân tích và đánh gia sư phủ hợp đó.

- Trước hết, cần chọn một văn bản có yếu tố mới của ngôn ngữ. Văn bản đó có thể thuộc bất kì loại văn bản nào (văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin), văn bản viết hoặc văn bản nói (một bài phát biểu, một cuộc hội thoại miễn là có các yếu tố mới của ngôn ngữ như thuật ngữ khoa học hay từ ngữ thông thường, nhất là từ ngữ chỉ các thiết bị, ứng dụng công nghệ mới được mượn từ tiếng nước ngoài, tiếng lóng,.... Có thể chọn một bản tin trên một tờ báo, một văn bản quảng cáo sản phẩm mới... Các bạn cũng có thể chọn một số văn bản có nội dung là cuộc hội thoại trong các chương trình giải trí trên truyền hình,... Để chuẩn bị nội dung thảo luận, cần nhận biết các yếu tố mới của ngôn ngữ và phần chia những yếu tố đó theo từng loại như đã nếu trong Phần 2 của chuyện để này.

- Kết quả phân tích, đánh giá các yếu tố mới đó có thể là tích cực (phù hợp) hoặc tiêu cực (không phù hợp). Kết quả đó căn cứ vào những yếu tố cụ thể của tình huống giao tiếp như:

Văn bản đó viết hay nói về vấn đề gì? Ai là người viết hay người nói? Văn bản đó dùng để viết hay nói cho ai? Văn bản đó được truyền tải qua kênh giao tiếp nào (viết hay nói, giao tiếp trực tiếp hay qua phương tiện công nghệ, văn bản ngôn ngữ hay văn bản đa phương thức,...)

Trả lời:

 Ví dụ đoạn hội thoại sau:

- Alberto: Chào Marta, bạn có khỏe không?

- Marta: Rất tốt! Bạn có khỏe không?

- Alberto: Mọi thứ đều ổn. Tôi đã không gặp bạn trong một thời gian dài.

- Marta: Đó là sự thật, tôi đã đi du lịch, tôi đã đến thăm một số quốc gia ở châu Á trong năm qua.

- Alberto: Nghe có vẻ rất thú vị! Bạn có kỷ niệm nào thú vị không?

- Marta: Vâng, tôi đã mua một chiếc móc khóa từ mọi quốc gia tôi đến thăm và đây là món quà dành cho bạn.

Đoạn hội thoại trên nói về hai người bạn sau một thời gian dài không gặp nhau. Từ đoạn trích, ta có thể thấy mối quan hệ giữa hai người họ là bạn bè thân thiết. Bối cảnh khá rộng mở, có thể là họ tình cờ gặp nhau trên đường hoặc hẹn gặp nhau tại nơi công cộng. Họ nói chuyện với nhau một cách thân thiết và họ còn tặng quà nhau như một yếu tố làm gia tăng tình cảm bạn bè. Họ mở đầu cuộc hội thoại bằng lời chào hỏi một cách rất lịch sự rồi đi đến chi tiết, khi người bạn kia kể rằng cô đã có một cuộc du lịch khá dài. Phương tiện được sử dụng ở đây là lời nói trực tiếp. Các yếu tố ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn đều phù hợp với hoàn cảnh cũng như quan hệ của hai người tham gia hội thoại. Do đó, ta có thể kết luận các yếu tố được sử dụng ở đâu hoàn toàn là tích cực và nó truyền tải được điều mà người nói và người nghe muốn truyền tải. 

Xem thêm các bài soạn Chuyên đề Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Chuyên đề 1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

Chuyên đề 2: Tìm hiểu ngôn ngữ trong đời sống xã hội hiện đại

Chuyên đề 3: Đọc, viết và giới thiệu về một tác giả văn học

Đánh giá

0

0 đánh giá