Soạn bài Linh hồn tiếng Việt | Chuyên đề Văn 11 Kết nối tri thức

4.7 K

Với Soạn bài Linh hồn tiếng Việt sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách soạn bài Chuyên đề học tập Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Linh hồn tiếng Việt

Trong khi đọc văn bản

Câu 1 (trang 38 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Chú ý cách tác giả mở đầu câu chuyện và giới thiệu nhân vật

Trả lời:

Tác giả mở đầu câu chuyện một cách trực tiếp, vào thẳng vấn đề và giới thiệu nhân vật của câu chuyện. Đây là cách mở đầu được sử dụng phổ biến trong văn học bởi sự ngắn gọn và dễ hiểu của nó.

Câu 2 (trang 39, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Chú ý việc một người nước ngoài tìm cách suy luận dễ hiểu của một câu tục ngữ Việt Nam. 

Trả lời:

Việc một người nước ngoài tìm cách suy luận để hiểu một câu tục ngữ của Việt Nam đã thể hiện rõ sự yêu mến, tôn trọng và mong muốn khám phá của một người đến từ một cộng đồng dân tộc khác đối với văn hóa Việt Nam. Điều đó cho thấy cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ Việt Nam. 

Sau khi đọc văn bản

Câu 1 (trang 40 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Bạn hiểu câu tục ngữ Chó treo mèo đậy nghĩa là gì? Vì sao một người nước ngoài giỏi tiếng Việt như I-vo Va-xi-li-ep lại không hiểu được câu tục ngữ có vẻ đơn giản với nhiều người Việt. 

Trả lời:

- Theo em hiểu, câu tục ngữ “Chó treo mèo đậy” đơn giản chỉ là để nhắc nhở chúng ta về cách để đồ ăn sao cho không bị chó và mèo ăn mất. Nhà có chó thì lên treo đồ ăn lên cao vì chó không thể leo trèo, nhà có mèo thì đậy lại bởi mèo giỏi leo trèo. 

 - Một người nước ngoài giỏi tiếng Việt như I-vo Va-xi-li-ep lại không hiểu được câu tục ngữ là một chuyện dễ hiểu bởi nếu như không được trải nghiệm cuộc sống của người dân Việt Nam, tác giả sẽ không thể nào biết được ý nghĩa của nó. Bởi thành ngữ, tục ngữ của chúng ta đều xuất phát từ cuộc sống thực tế, ông cha ta qua quá trình quan sát mà đúc kết lên. Vì vậy, nếu không hiểu được văn hóa, nếp sống của chúng ta, người nước ngoài sẽ không thể hiểu được ý nghĩa của câu thành ngữ đó. 

Câu 2 (trang 40, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Cao Xuân Hạo đã chứng minh về “linh hồn tiếng Việt” bằng cách nào? Bạn có đánh giá gì về cách chứng minh đó?

Trả lời:

Tác giả đã chứng mình linh hồn tiếng Việt bằng việc đưa ra một trường hợp độc đáo về một người nước ngoài giỏi tiếng Việt nhưng không hiểu ý nghĩa của thành ngữ tiếng Việt. Bởi theo ông, linh hồn của tiếng Việt nó không biểu hiện ở trên mặt chữ mà còn là ý nghĩa sâu xa mà câu thành ngữ đó mang lại. Ví dụ như qua câu tục ngữ trong bài, ta có thể hiểu được thời bấy giờ, đời sống của nhân dân ta rất khó khăn bởi vậy cha ông ta luôn coi trọng từng hạt cơm, nó đều rất quý báu vì là thành quả của sức lao động của nhân dân. Nhưng nếu nhân vật trong truyện không hiểu rõ về hoàn cảnh xưa của Việt Nam thì họ sẽ chẳng thể hiểu được ý nghĩa sâu xa của thành ngữ đó. Đây chính là lý do tại sao khi chúng ta học về một ngôn ngữ của một đất nước thì chúng ta cần phải học cả về văn hóa của đất nước đó.  

Em thấy cách chứng minh này của tác giả rất độc đáo, sáng tạo và hoàn toàn hợp lý. Chúng ta sẽ không thể hiểu một nền văn hóa chỉ qua ngôn ngữ mà chúng ta cần phải học cả về những thứ khác nữa như ẩm thực, thói quen, trình độ phát triển… Nó sẽ giúp chúng ta hiểu được ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc đó một cách tường tận. Đó chính là linh hồn của ngôn ngữ.

Đánh giá

0

0 đánh giá