Soạn bài Về nguyên tắc vay mượn từ ngữ | Chuyên đề Văn 11 Kết nối tri thức

3.2 K

Với Soạn bài Về nguyên tắc vay mượn từ ngữ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách soạn bài Chuyên đề học tập Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Về nguyên tắc vay mượn từ ngữ

Trong khi đọc văn bản

Câu 1 (trang 47 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Chủ tịch Hồ Chí Minh quan điểm như thế nào về vấn đề vay mượn từ của tiếng nước ngoài?

Trả lời:

Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra 2 quan điểm về việc vay mượn từ của tiếng nước ngoài như sau:

- Ta chỉ mượn tiếng nước ngoài khi “chữ ta không có sẵn”. 

- Ta chỉ mượn những từ ngữ “khó dịch đúng” sang tiếng ta “không có chữ gì dịch”. 

Câu 2 (trang 47 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Phân biệt ba nhóm từ gốc Hán có thể được tiếng Việt vay mượn.

Trả lời:

Ba nhóm từ gốc Hán:

- Nhóm từ gốc Hán được mượn bằng cách giữ nguyên ý nghĩa khi trong tiếng Việt, chưa có các từ tương ứng. 

- Những từ gốc Hán có quan hệ đồng nghĩa với từ Việt, nhưng khác với từ Việt về màu sắc biểu cảm hoặc phong cách. 

- Những từ gốc Hán có quan hệ đồng nghĩa với từ Việt, nhưng khác với từ Việt về màu sắc ý nghĩa và cách dùng. 

Sau khi đọc văn bản

Câu 1 (trang 48 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Hãy tìm thêm những từ gốc Hán thuộc các nhóm a, b và c mà tác giả bải viết đã nêu. 

Trả lời:

Nhóm a: tự do, chiến tranh, đầu tiên, lính thủy, lính bộ… 

 Nhóm b: viên mãn – hoàn hảo, trầu trời, yên nghỉ - chết, 

 Nhóm c: phong – gió, non – núi, tiểu – nhỏ, đại – lớn…

Câu 2 (trang 48 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Bạn có đồng ý với nguyên tắc chỉ mượn “những chữ ta không có sẵn và khó dịch đúng” không? Vì sao? 

Trả lời:

 Em có đồng ý với nguyên tắc chỉ mượn “những chữ ta không có sẵn và khó dịch đúng” bởi mục tiêu của chúng ta vẫn là sử dụng tiếng Việt – ngôn ngữ của dân tộc. Việc mượn từ sao cho đúng chính là sử dụng chúng đúng mục đích không chỉ làm giàu có thêm tiếng Việt mà còn thể hiện rõ ý đồ của người nói. 

Câu 3 (trang 48 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Nêu một số ví dụ vay mượn từ ngữ của các ngôn ngữ châu Âu mà bạn cho là rất cần thiết hoặc không cần thiết.  

Trả lời:

 - Một số ví dụ vay mượn ngôn ngữ châu Âu rất cần thiết: radio, google, Facebook, bu-gi, cà phê, đài cát sét, gu (ăn uống, ăn mặc…)…  

 - Một số ví dụ vay mượn không cần thiết: rất cool, rất like,… 

Đánh giá

0

0 đánh giá