Với Soạn Câu 6 (trang 49 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11) sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách soạn bài Chuyên đề học tập Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu ý kiến của bạn về sự phát triển tiếng Việt trong đời sống xã hội
Câu 6 (trang 49 Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11): Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu ý kiến của bạn về sự phát triển tiếng Việt trong đời sống xã hội.
Gợi ý:
- Sự phát triển của tiếng Việt trong đời sống xã hội là vấn đề rộng lớn. Bạn có thể chọn một khía cạnh của vấn đề đề viết thành đoạn văn. Chẳng hạn: ứng xử của giới trẻ với những yếu tố mới của ngôn ngữ, tiếng Việt và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các ý tưởng cải tiến chữ viết tiếng Việt...
- Đoạn văn cần triển khai theo định hướng của kiểu văn bản nghị luận. Mở đầu đoạn, cần nếu một câu chủ đề (ý kiến, nhận định của bạn về vấn đề được bàn), phần còn lại của đoạn sẽ trình bày lí lẽ và bằng chứng chứng minh cho ý kiến, nhận định đã nêu.
Mẫu 1
Tiếng Việt – một thứ ngôn ngữ trong trẻo, đẹp đẽ và phong phú của dân tộc Việt Nam. Ngày nay, bởi sự phát triển của xã hội, tiếng Việt đã có nhiều sự biến đổi sao cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội hiện có, nhờ đó mà tiếng Việt cũng ngày càng phát triển.
Sự phát triển của tiếng Việt được hiểu là sự đổi mới, biến đổi của tiếng Việt sao cho phù hợp với sự phát triển của xã hội. Như chúng ta đã biết, toàn cầu hóa đang kéo dần khoảng cách giữa các quốc gia trên thế giới lại với nhau bằng việc sử dụng một số ngôn ngữ phổ biến như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Pháp…Bởi vậy, chúng ta không thể chỉ sử dụng ngôn ngữ của mình một cách truyền thống và độc đoán mà phải trở lên mềm mỏng và linh hoạt. Đó là khi chúng ta nhập thêm những từ ngữ mới mượn từ tiếng nước ngoài và biến nó thành từ toàn dân. Nó thể hiện một sự hòa nhập nhưng không hòa tan của ngôn ngữ trước sự thay đổi của xã hội khi những từ ngữ đó vừa mang bản sắc dân tộc ta và vừa mang phong cách của quốc tế.
Sự “nhập” thêm này không chỉ giúp tiếng Việt của chúng ta ngày càng trở nên phong phú mà nó còn thể hiện chúng ta đang hòa nhập cùng với văn hóa chung của nhân loại, hòa nhập nhưng không hòa tan. Tiếng Việt vì thế mà ngày càng phát triển và đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân. Họ sử dụng ngôn ngữ của dân tộc kết hợp với những từ ngữ được mượn từ tiếng nước ngoài, từ đó giúp cho việc học và hiểu của chúng ta trở lên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Bởi vậy, trong xu thế toàn cầu hóa, chúng ta phải biết cách linh hoạt trong việc sử dụng từ ngữ và cần phải biết cách sử dụng sao cho hợp lý để tránh đánh mất sự trong sáng của tiếng Việt.
Mẫu 2
Tiếng Việt có một lịch sử hình thành lâu dài, sự ra đời, tồn tại và phát triển của chữ viết tiếng Việt cũng là một nỗ lực rất lớn của biết bao thế hệ. Từ giai đoạn 1.000 năm Bắc thuộc, nước ta chịu ảnh hưởng của chữ Hán, sau đó, ông cha ta học tập và tạo ra chữ Nôm. Thông qua hệ thống chữ Hán, ông cha ta tạo ra các chữ mới bổ sung cho việc viết và biểu đạt các từ thuần Việt. Đến thế kỷ 17, các tu sĩ Phương Tây bắt đầu xây dựng phương pháp ghi âm tiếng Việt bằng chữ cái Latinh, làm tiền đề cho cả một quá trình lâu dài hình thành và phát triển nên chữ Quốc ngữ. Thời gian cứ qua đi, xã hội không ngừng phát triển, tiếng Việt cũng trải qua khoảng thời gian dài hình thành và phát triển đầy những thăng trầm. Xã hội phát triển, nhiều lĩnh vực mới xuất hiện, đòi hỏi tiếng Việt phải không ngừng đổi mới để ngày một phong phú hơn. Nói chung, tiếng Việt là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, là hồn cốt của dân tộc Việt Nam. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, của giao tiếp, ngôn ngữ đồng thời là công cụ để truyền tải cả một nền văn hóa, một tinh thần dân tộc.
Xem thêm các bài soạn Chuyên đề Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Phần 1: Bản chất xã hội - văn hóa của ngôn ngữ
Phần 2: Sự phát triển của ngôn ngữ trong đời sống xã hội
Phần 3: Vận dụng các yếu tố mới của ngôn ngữ trong giao tiếp
Xem thêm các bài soạn Chuyên đề Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Chuyên đề 1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam
Chuyên đề 2: Tìm hiểu ngôn ngữ trong đời sống xã hội hiện đại