Sách bài tập KHTN 8 Bài 10 (Kết nối tri thức): Oxide

6.7 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 10: Oxide hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 10: Oxide

Bài 10.1 trang 31 Sách bài tập KHTN 8: Hợp chất X được tạo thành từ oxygen và một nguyên tố khác. Chất X thuộc loại chất gì cho dưới đây?

A. Muối.    B. Acid.    C. Base.    D. Oxide.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

X là oxide.

Bài 10.2 trang 31 Sách bài tập KHTN 8: Tên gọi carbon dioxide ứng với công thức nào sau đây?

A. CO2.   B. CO.   C. C2O.   D. H2CO3.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Carbon dioxide: CO2.

Bài 10.3 trang 31 Sách bài tập KHTN 8: Chất nào sau đây là oxide base?

A. CO2.   B. CaO.   C. SO3.   D. Ba(OH)2.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

CaO là oxide base.

Bài 10.4 trang 31 Sách bài tập KHTN 8: Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch NaOH?

A. Na2O.   B. CaO.   C. SO2.   D. Fe2O3.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O.

Bài 10.5 trang 31 Sách bài tập KHTN 8: Chất nào sau đây là oxide lưỡng tính?

A. Fe2O3.

B. CaO.

C. SO3.

D. Al2O3.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Al2O3 là oxide lưỡng tính.

Bài 10.6 trang 31 Sách bài tập KHTN 8: Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl?

A. Fe2O3.

B. NaCl.

C. CO2.

D. HNO3.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

Bài 10.7 trang 31 Sách bài tập KHTN 8: Cho sơ đồ phản ứng sau:

Ca(OH)2 + ? → CaCO3 + H2O

Biết ở vị trí dấu hỏi (?) là một oxide, đó là chất nào sau đây?

A. H2CO3.   B. CO2.   C. SO2.   D. CO.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

Bài 10.8 trang 31 Sách bài tập KHTN 8: Một nguyên tố R có hoá trị II. Trong thành phần oxide của R, oxygen chiếm 40% về khối lượng. Công thức oxide đó là

A. CuO.    B. SO2.    C. MgO.    D. Al2O3.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

R hoá trị II nên oxide có công thức RO.

Tỉ lệ oxygen: 16R+16.100% = 40%  R = 24.

Vậy R là Mg, oxide là MgO.

Bài 10.9 trang 31 Sách bài tập KHTN 8: Đốt cháy 1,8 g kim loại M, thu được 3,4 g một oxide. Công thức của oxide đó là

A. Fe2O3.   B.CaO.   C. Na2O.   D.Al2O3.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Bảo toàn khối lượng có:

mO2 = 3,4 - 1,8 = 1,6 gam

 nO2= 1,632 = 0,05 mol

Phương trình hoá học: 4R + nO2 → 2R2On

Số mol: 4n.0,05=0,2n ←0,05 mol

Ta có: nR=0,2n=1,8R R = 9n.

Vậy n = 3, R = 27; R là Al, oxide là Al2O3.

Bài 10.10 trang 31 Sách bài tập KHTN 8: Cho 0,1 mol một oxide tác dụng vừa đủ với 0,6 mol HCl. Công thức của oxide đó là

A. Fe2O3.   B. CaO.   C. SO3.   D. K2O.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Ta có:

SO3 không phản ứng với HCl;

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

1 6 mol

CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

1 2 mol

K2O + 2HCl → 2KCl + H2O

1 2 mol

Theo bài ra số mol oxide : số mol HCl = 0,1 : 0,6 = 1 : 6.

Vậy oxide là Fe2O3 thoả mãn.

Bài 10.11 trang 32 Sách bài tập KHTN 8: Cho dãy chất sau: NaOH, CaO, SO2, NaCl, Na2O, CO2, SO3, Al2O3, HCl, P2O5.

a) Các chất nào trong dãy chất trên thuộc loại oxide?

b) Các chất nào là oxide acid? Oxide base? Oxide lưỡng tính?

Lời giải:

a) Các chất thuộc loại oxide: CaO, SO2, Na2O, CO2, SO3, Al2O3, P2O5.

b) Các chất thuộc loại oxide acid: SO2, CO2, SO3, P2O5.

Các chất thuộc loại oxide base: CaO, Na2O.

Chất thuộc loại oxide lưỡng tính: Al2O3.

Bài 10.12 trang 32 Sách bài tập KHTN 8: Hãy viết công thức và tên gọi:

a) 4 oxide acid. Viết PTHH của các oxide này với NaOH.

b) 4 oxide base. Viết PTHH của các oxide này với HCl.

Lời giải:

a) 4 oxide acid:

SO2: sulfur dioxide;

CO2: carbon dioxide;

SO3: sulfur trioxide;

P2O5: diphosphorus pentoxide.

Các phương trình hoá học:

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O

P2O5 + 6NaOH → 2Na3PO4 + 3H2O

b) 4 oxide base:

BaO: Barium oxide;

MgO: Magnesium oxide;

CuO: Copper(II) oxide;

Na2O: Sodium oxide.

Các phương trình hoá học:

BaO + 2HCl → BaCl2 + H2O

MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2O.

Bài 10.13 trang 32 Sách bài tập KHTN 8: Cho các sơ đồ phản ứng sau:

(1) Cr + ? → Cr2O3

(2) Al + O2 

(3) Al2O3 + ? → AlCl3 + H2O

(4) SO2 + ? → Na2SO3 + ?

Hoàn thành các PTHH, chỉ ra các oxide và gọi tên.

Lời giải:

(1) 4Cr + 3O2 → 2Cr2O3

Oxide: Cr2O3, chromium(III) oxide

(2) 2Al + 3O2 → 2Al2O3

Oxide: Al2O3, aluminium oxide.

(3) Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

Oxide: Al2O3, aluminium oxide.

(4) SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

Oxide: SO2, sulfur dioxide.

Bài 10.14 trang 32 Sách bài tập KHTN 8: Cho 8 g một oxide tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 20 g một muối sulfate. Xác định công thức hoá học của oxide trên.

Lời giải:

Đặt công thức của oxide là R2On.

Phương trình hoá học:

R2On + nH2SO4 → R2(SO4)n + nH2O

Theo phương trình hoá học ta có: noxide = nmuối

Hay: 82R+16n=202R+96nR=563n

Vậy n = 3, R = 56 thoả mãn.

Kim loại là Fe, oxide là Fe2O3.

Bài 10.15 trang 32 Sách bài tập KHTN 8: a) Khi thực vật mới bắt đẩu xuất hiện và phát triển trên Trái Đất, nồng độ carbon dioxide (CO2) cao hơn nhiều so với ngày nay. Hãy giải thích.

b) Trong vài chục năm gần đây, nồng độ khí carbon dioxide trong không khí thay đổi như thế nào? Em hãy đưa ra một vài nguyên nhân và hệ quả của việc thay đổi trên.

c) Thông qua quá trình quang hợp, khí CO2 tham gia vào việc xây dựng lá, thân, hoa và quả. Do đó, nhiều người làm vườn đã làm giàu CO2 trong nhà kính để thúc đẩy quá trình quang hợp, làm cho cây trưởng thành nhanh hơn và năng suất lớn hơn. Nguồn khí carbon dioxide sử dụng trong nhà vườn có thể lấy từ đâu? Em hãy đưa ra một vài ý tưởng về thiết kế một nhà vườn sử dụng khí carbon dioxide.

d) Một trong các phản ứng quang hợp có PTHH như sau:

Khi thực vật mới bắt đẩu xuất hiện và phát triển trên Trái Đất

Dựa vào kiến thức của Bài 7. Tốc độ phản ứng và chất xúc tác, em hãy giải thích ảnh hưởng của nồng độ khí carbon dioxide trong không khí tới tốc độ tăng trưởng của cây trồng.

e) Nếu 60 g CO2 tham gia quang hợp thì khối lượng glucose thu được là bao nhiêu?

Lời giải:

a) Quá trình quang hợp của cây xanh cần sử dụng CO2 nên nng độ CO2 ngày nay thấp hơn nhiều so với thời kì thực vật mới bắt đầu xuất hiện trên Trái Đất.

b) Phản ứng đốt cháy nhiên liệu trong động cơ xe khi tham gia giao thông, phục vụ sinh hoạt, các hoạt động sản xuất trong nhà máy,... thải ra nhiều khí CO2đã khiến nồng độ khí CO2 tăng lên, là nguyên nhân chính làm Trái Đất nóng lên, biến đổi khí hậu.

c) Nguồn khí CO2 có thể lấy trực tiếp từ môi trường không khí thông qua hệ thống hút khí CO2 và trả lại môi trường không khí trong lành hơn; hoặc nguồn khí CO2 có thể lấy từ thu hồi khí thải của các nhà máy.

Thiết kế nhà vườn cần chú ý: giữ được khí carbon dioxide trong nhà vườn không thất thoát, cho ánh sáng truyền vào trong, đảm bảo nhiệt độ không bị quá nóng,...

d) Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng sẽ tăng.

e) 6CO2 + 6H2O → C6H12O6 + 6O2

61mol

6.44180gam

60xgam

Khối lượng glucose thu được: x = 180.6044.6 = 41 (gam).

Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 9: Base. Thang pH

Bài 10: Oxide

Bài 11: Muối

Bài 12: Phân bón hóa học

Bài 13: Khối lượng riêng

Bài 14: Thực hành xác định khối lượng riêng

Lý thuyết KHTN 8 Bài 10: Oxide

I. Khái niệm về oxide

1. Khái niệm về oxide

- Oxide là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxygen.

2. Phân loại oxide

- Dựa vào thành phần nguyên tố, oxide có thể phân thành hai loại: oxide kim loại và oxide phi kim. Oxide kim loại được tạo thành từ phản ứng của kim loại với oxygen, ví dụ như phản ứng giữa Ba và O2 tạo ra BaO. Oxide phi kim được tạo thành từ phản ứng của phi kim với oxygen, ví dụ như phản ứng giữa C và O2 tạo ra CO2.

- Dựa vào tính chất hoá học, oxide có thể phân thành bốn loại: oxide acid, oxide base, oxide lưỡng tính và oxide trung tính.

- Quy tắc gọi tên oxide

+ Với nguyên tố chỉ có một hoá trị, ta đặt tên nguyên tố trước oxide, ví dụ như Sine oxide (ZnO).

+ Nguyên tố nhiều hoá trị: Tên nguyên tố (hoá trị của nguyên tố) + oxide

+ Cách đặt tên oxide của phi kim nhiều hoá trị:

+ (Tiền tố chỉ số nguyên tử của nguyên tố) Tên nguyên tố + (tiền tố chỉ số nguyên tử oxygen) oxide

+ (Tiền tố mono là một, đi là hai, trẻ là ba, tetra là bốn)

Ví dụ: FeO đọc là iron(II) oxide, CO đọc là carbon monoxide hoặc carbon(II) oxide, CO2 đọc là carbon dioxide hoặc carbon(IV) oxide

II. Tính chất hoá học

1. Oxide acid

- Oxide acid tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước.

Ví dụ: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

- Khi sục từ từ khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2, ban đầu dung dịch vẩn đục do tạo muối CaCO3 không tan.

- Các oxide acid (như SO2, SO3, P2O5...) phản ứng với dung dịch base tạo thành muối và nước. 

Ví dụ: SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O.

- Để kiểm tra tính chất của oxide acid, ta có thể thực hiện thí nghiệm bằng cách cho bột đá vôi và dung dịch hydrochloric acid vào ống nghiệm, sau đó dẫn khí carbon dioxide vào để tạo thành khí carbonic, quan sát hiện tượng xảy ra.

2. Oxide base

- Các oxide base (như CuO, Na2O, CaO...) phản ứng với dung dịch acid tạo thành muối và nước. 

Ví dụ: CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O.

- Để kiểm tra tính chất của oxide base, ta có thể thực hiện thí nghiệm bằng cách cho bột CuO và dung dịch H2SO4 vào ống nghiệm, sau đó quan sát hiện tượng xảy ra.

Oxide lưỡng tính:

Oxide lưỡng tính (như Al2O3, ZnO...) tác dụng được với cả dung dịch acid và dung dịch base tạo thành muối và nước. Ví dụ: Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O.

3. Oxide trung tính

Oxide trung tính (như CO, N2O...) không tác dụng với dung dịch acid và dung dịch base, không tạo muối.

Đánh giá

0

0 đánh giá