Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi của Hải

236

Với giải Bài 4 trang 62 SBT Kinh tế Pháp luật 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Kinh tế Pháp luật 11 Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội

Bài 4 trang 62 SBT Kinh tế Pháp luật 11Đọc câu chuyện

SỰ THAY ĐỔI

Hải “nổ phát súng đầu tiên” ngay tại bàn ăn: “Ba, con và út đều là con ruột của ba mà sao trong bữa cơm toàn thấy ba gắp thức ăn cho em ấy là sao ạ?”.

Cả nhà ngớ ra, người cha từ tốn đáp: “Con trai ạ, ba gắp thức ăn cho em con, vì khi em còn ở nhà mình, miếng thịt này em sẽ được ăn cả miếng. Mai này lập gia đình rồi, nếu hoàn cảnh kinh tế không mấy khá giá, có miếng thịt em chỉ ăn nửa miếng thôi, nửa còn lại đưa vào bát cơm của chồng. Đến khi có con thì chắc gì có phần nữa. Vì thế, chừng nào em con còn ở nhà mình, cha con ta nhớ chăm sóc em nhiều hơn”.

Thế là trận chiến chống “phân biệt đối xử trong nhà” biến thành cuộc trò chuyện sôi nổi quanh bàn ăn,... rồi đến những thay đổi ở nhà, ở lớp.

Từ hôm ấy, Hải tranh phần ba gắp tiếp thức ăn cho em gái, tự dọn phòng mình không đợi ai nhắc và tự giác giúp mẹ việc nhà. Bù lại, cô em út cũng nói năng lễ phép với anh trai, ăn mặc ra vào kín đáo hẳn lên!

Ở lớp, Hải quan tâm đưa chai dầu khi để ý thấy mặt cô giáo tái mét vì trúng gió, không ngại ngùng giúp đỡ cô bạn cùng lớp bị gặp sự cố ngã rách áo. Khi lao động công ích ở trường, Hải tình nguyện nhận việc trèo cao hoặc xách nặng, nhường cho các bạn nữ việc nhẹ hơn. Mới đầu, cậu bị các nam trong lớp trêu chọc, về sau đều ngưỡng mộ Hải vì thấy cô cùng các bạn gái tin tưởng và quý mến Hải ra mặt!

a) Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi của Hải?

b) Những thay đổi Hải có phù hợp với quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình không? Vì sao?

CƠ HỘI CHO MỌI NGƯỜI

Cô Thanh là giáo viên chủ nhiệm của lớp 11C ở trường trung học phổ thông thuộc tỉnh H. Trong quá trình dạy học, cô Thanh đã nhận thấy sự khác biệt trong cách giáo dục giữa học sinh nam và học sinh nữ, khi thấy học sinh nữ thường bị giới hạn trong việc tham gia các hoạt động ngoại khoá và các hoạt động thực hành có tính khoa học, kĩ thuật. Khi tìm hiểu, cô được biết nhiều thành viên trong trường đều cho rằng các hoạt động này yêu cầu sự can đảm và kĩ năng, kĩ thuật mà theo truyền thống thì chỉ nam giới mới có thể làm được.

Nhận thấy sự khác biệt này đã làm cản trở cơ hội học hỏi và phát triển bản thân của các em học sinh, đặc biệt là học sinh nữ. Cô Thanh quyết tâm làm thay đổi tình trạng này bằng cách khuyến khích và hỗ trợ các em học sinh nữ lớp 11C tham gia vào các hoạt động ngoại khoá và các hoạt động thực hành khoa học. Cô đã tạo ra các hoạt động phù hợp cho các em học sinh nữ, bao gồm những hoạt động đòi hỏi sự tư duy và sáng tạo hơn là sự can đảm và kĩ năng, kĩ thuật. Nhờ những nỗ lực của cô, các em học sinh nữ lớp 11C đã có cơ hội tham gia vào các hoạt động ngoại khoá và thực hành khoa học một cách tự tin và hiệu quả. Cô Thanh mong muốn sự thay đổi của mình với học sinh lớp 11C sẽ lan toả trong toàn trường. Với mong muốn nếu chúng ta cố gắng, chúng ta có thể thay đổi những quan niệm truyền thống và tạo ra một môi trường giáo dục bình đẳng.

a) Suy nghĩ và hành động của cô Thanh có phù hợp với quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục không? Vì sao?

b) Em hãy viết ra ít nhất 3 điều em mong muốn, nếu là học sinh của lớp 11C.

Lời giải:

♦ Trả lời câu hỏi ở câu chuyện số 1

- Yêu cầu a) Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của Hải:

+ Hải nhận thức phân biệt được các hành vi thúc đẩy sự bình đẳng giới với hành vi vi phạm bình đẳng giới (việc ba dành sự quan tâm, chăm sóc cho em út là một trong những biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới).

+ Hải nhận thức được ý nghĩa của bình đẳng giới.

- Yêu cầu b) Việc thay đổi Hải là phù hợp với quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Vì pháp luật nước ta quy định: Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển; Các thành viên nam, nữ trong gia đình đều có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.

♦ Trả lời câu hỏi ở câu chuyện số 2

- Yêu cầu a) Suy nghĩ và hành động của cô Thanh là phù hợp với quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục. Vì, pháp luật nước ta quy định: Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng; bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo; trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

- Yêu cầu b) 3 điều em mong muốn, nếu là học sinh của lớp 11C

+ Được tham gia nhiều hơn trong các hoạt động ngoại khoá và các hoạt động thực hành có tính khoa học, kĩ thuật.

+ Được bày tỏ quan điểm của mình trong các vấn đề của trường, lớp…

+ Được bày tỏ các ý tưởng của mình trong việc tổ chức, thực hiện các hoạt động ngoại khóa,…

 
Đánh giá

0

0 đánh giá