Trong lĩnh vực lao động, pháp luật thường bảo vệ phụ nữ vì họ là phái yếu nên không thể làm việc nặng nhọc và ít có cơ hội được đề bạt, bổ nhiệm

186

Với giải Bài 3 trang 62 SBT Kinh tế Pháp luật 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Kinh tế Pháp luật 11 Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội

Bài 3 trang 62 SBT Kinh tế Pháp luật 11Em đồng ý hay không đồng ý với nhận định nào dưới đây? Vì sao?

A. Trong lĩnh vực lao động, pháp luật thường bảo vệ phụ nữ vì họ là phái yếu nên không thể làm việc nặng nhọc và ít có cơ hội được đề bạt, bổ nhiệm.

B. Những lời nói, hành động kì thị, xúc phạm đối với một giới tính nào đó đều trái ngược với ý nghĩa của bình đẳng giới trong đời sống xã hội.

C. Việc giới hạn quyền lợi của phụ nữ khi tham gia vào các cơ quan quyền lực của Nhà nước là trái với truyền thống dân tộc và quy định của pháp luật.

D. Để thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thì chỉ nên tạo ra cơ hội học tập và nghiên cứu cho nữ giới trong lĩnh vực khoa học công nghệ.

E. Bất kì quy định pháp luật nào liên quan đến bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị cũng cần được Giám sát để đảm bảo rằng tất cả mọi người đều được đối xử công bằng và bình đẳng trong môi trường chính trị.

Lời giải:

- Nhận định A. Không đồng tình, vì: pháp luật bảo vệ sự bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực lao động. Tuy nhiên, do đặc điểm về thể chất, sức khỏe, nên có một số quy định riêng đối với lao động nữ (ví dụ: chế độ thai sản,…) – đây là một trong những biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới.

- Nhận định B. Đồng tình. Vì: Bình đẳng giới là việc nam và nữ có vị trí, vai trò ngang nhau trên mọi phương diện của đời sống xã hội. Mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.

- Nhận định C. Đồng tình. Vì: một trong những biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị là: đảm bảo tỉ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; đảm bảo tỉ lệ nữ thíc đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước,…

- Nhận định D. Không đồng tình, vì: theo quy định của pháp luật: nam, nữ bình đẳng trong tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ; tiếp cận các khoá đào tạo về khoa học và công nghệ, phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ, phát minh, sáng chế.

- Nhận định E. Không đồng tình, vì: cần đảm bảo thực hiện bình đẳng giới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội chứ không chỉ riêng lĩnh vực chính trị.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá