Xã Q có nhiều đồng bào theo các tôn giáo khác nhau sinh sống

768

Với giải Luyện tập 4 trang 90 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

Luyện tập 4 trang 90 KTPL 11: b. Xã Q có nhiều đồng bào theo các tôn giáo khác nhau sinh sống. Gần đây, thấy tình hình vi phạm pháp luật trên địa bàn xã có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp nên lãnh đạo xã Q giao cho phòng Tư pháp tổ chức hoạt động phổ biển, giáo dục, nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân. Trong cuộc họp bàn để xây dựng kế hoạch thực hiện, anh H cho rằng vì gần đây có một số tôn giáo mới đến nên tình trạng vi phạm pháp luật mới gia tăng. Do đó, việc tuyên truyền, phổ biến chỉ cần khoanh vùng tập trung vào người dân thuộc những tôn giáo mới này là đủ.

Em nhận xét như thế nào về ý kiến của anh H? Nếu được tham gia cuộc họp đó, em sẽ phát biểu như thế nào?

Lời giải:

+ Ý kiến của anh H là thiếu đầy đủ và không chính xác vì khi đưa ra kết luận tình trạng vi phạm pháp luật gia tăng do có sự xuất hiện của một số tôn giáo mới mà không có bằng chứng nào để chứng minh. Việc tuyên truyền, phổ biến chỉ cho những người thuộc những tôn giáo mới này là không đủ để giải quyết vấn đề.

+ Nếu tham gia cuộc họp, em sẽ đề nghị cần phải làm rõ nguyên nhân việc gia tăng tình trạng vi phạm pháp luật (có thể do tình trạng kinh tế khó khăn, có thể do vấn đề mạng Internet, vấn đề an ninh,...), việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cần áp dụng rộng rãi và công bằng đến tất cả các tôn giáo và tất cả người dân trong xã.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Tất cả các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều có quyền làm chủ đất nước; tham gia thảo luận, góp ý các vấn đề chung của đất nước - đó là biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện nào?

A. Chính trị.

B. Kinh tế.

C. Văn hóa.

D. Giáo dục.

Đáp án đúng là: A

- Về chính trị: Tất cả các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều có quyền và nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc; có quyền làm chủ đất nước; tham gia thảo luận, góp ý các vấn đề chung của đất nước; Tham gia quản lý nhà nước và xã hội; tham gia vào bộ máy nhà nước…

Câu 2. Theo quy định của pháp luật, các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số đều được Nhà nước

A. ấn định một nơi cư trú.

B. cho phép sở hữu đất đai.

C. áp đặt mức thu nhập. 

D. đầu tư phát triển kinh tế.

Đáp án đúng là: D

Theo quy định của pháp luật, các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số đều được Nhà nước đầu từ phát triển kinh tế.

Câu 3. Trong trường hợp sau, anh B và anh A được hưởng quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở phương diện nào sau đây?

Trường hợp. Anh A là người dân tộc Tày, anh B là người dân tộc Nùng; cả hai anh đều cùng sinh sống trên địa bàn của tỉnh H. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh A về quê nhà và được chính quyền địa phương hỗ trợ kinh phí thực hiện dự án phục dựng các trò chơi dân gian của dân tộc mình; anh B được vay vốn ưu đãi để phát triển công ty của gia đình tại thành phố nơi anh đã sinh ra.

A. Chính trị.

B. Kinh tế.

C. Văn hóa.

D. Tín ngưỡng.

Đáp án đúng là: B

Trong trường hợp trên, anh A và anh B đã được hưởng quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở phương diện kinh tế.

Đánh giá

0

0 đánh giá