Bạn A cho rằng chỉ có Hiến pháp là đạo luật quan trọng nhất của Nhà nước mới cần lấy ý kiến của tất cả mọi người

442

Với giải Luyện tập 4 trang 90 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

Luyện tập 4 trang 90 KTPL 11: Em hãy xử lí các tình huống sau:

a. Bạn A cho rằng chỉ có Hiến pháp là đạo luật quan trọng nhất của Nhà nước mới cần lấy ý kiến của tất cả mọi người không phân biệt dân tộc, tôn giáo, thành phần. Còn với những dự thảo luật khác thì chỉ cần lấy ý kiến của một số dân tộc, tôn giáo có liên quan.

Em có đồng ý với ý kiến của bạn A không? Vì sao?

Lời giải:

Không đồng ý với ý kiến của A vì việc góp ý vào các văn bản pháp luật trong đó có Hiến pháp là thể hiện quyền bình đẳng về chính trị của các dân tộc, tôn giáo.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Tất cả các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều có quyền làm chủ đất nước; tham gia thảo luận, góp ý các vấn đề chung của đất nước - đó là biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện nào?

A. Chính trị.

B. Kinh tế.

C. Văn hóa.

D. Giáo dục.

Đáp án đúng là: A

- Về chính trị: Tất cả các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều có quyền và nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc; có quyền làm chủ đất nước; tham gia thảo luận, góp ý các vấn đề chung của đất nước; Tham gia quản lý nhà nước và xã hội; tham gia vào bộ máy nhà nước…

Câu 2. Theo quy định của pháp luật, các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số đều được Nhà nước

A. ấn định một nơi cư trú.

B. cho phép sở hữu đất đai.

C. áp đặt mức thu nhập. 

D. đầu tư phát triển kinh tế.

Đáp án đúng là: D

Theo quy định của pháp luật, các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số đều được Nhà nước đầu từ phát triển kinh tế.

Câu 3. Trong trường hợp sau, anh B và anh A được hưởng quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở phương diện nào sau đây?

Trường hợp. Anh A là người dân tộc Tày, anh B là người dân tộc Nùng; cả hai anh đều cùng sinh sống trên địa bàn của tỉnh H. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh A về quê nhà và được chính quyền địa phương hỗ trợ kinh phí thực hiện dự án phục dựng các trò chơi dân gian của dân tộc mình; anh B được vay vốn ưu đãi để phát triển công ty của gia đình tại thành phố nơi anh đã sinh ra.

A. Chính trị.

B. Kinh tế.

C. Văn hóa.

D. Tín ngưỡng.

Đáp án đúng là: B

Trong trường hợp trên, anh A và anh B đã được hưởng quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở phương diện kinh tế.

Đánh giá

0

0 đánh giá