Dựa vào các quy định của pháp luật ở thông tin 1, em hãy trình bày những biểu hiện quyền bình đẳng

381

Với giải Câu hỏi trang 88 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

Câu hỏi trang 88 KTPL 11: Dựa vào các quy định của pháp luật ở thông tin 1, em hãy trình bày những biểu hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo trong thông tin 3 và 4.

Lời giải:

Biểu hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo:

+ Người có tôn giáo hoặc không có tôn giáo đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, tôn trọng nhau;

+ Nhà nước tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người, đối xử bình đẳng giữa các tôn giáo, mọi công dân cần tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau, mọi tôn giáo khi hoạt động phải tuân thủ các quy định của pháp luật,...

Lý thuyết Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

a. Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

- Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trong việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lí.

- Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện ở những phương diện sau:

+ Người có tôn giáo hoặc không có tôn giáo đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, chấp hành pháp luật, tôn trọng lẫn nhau.

+ Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận được bình đẳng trong hoạt động tôn giáo; sở hữu tài sản hợp pháp; thực hiện quan hệ đối ngoại;... theo quy định của pháp luật.

+ Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người, đối xử bình đẳng giữa các tôn giáo. Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng tôn giáo để phá hoại độc lập và đoàn kết dân tộc.

- Mọi công dân cần tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau như:

+ Tôn trọng lễ hội, lễ nghi, nơi thờ tự của các tôn giáo, tín ngưỡng;

+ Không bài xích, chia rẽ, gây mất đoàn kết giữa những người có tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau,...

+ Khi tham gia các hoạt động tôn giáo phải tuân thủ các quy định của pháp luật.

b. Ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

- Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo góp phần:

+ Phát huy lòng yêu nước, thúc đẩy tình đoàn kết, gắn bó giữa đồng bào có tôn giáo và không có tôn giáo.

+ Là cơ sở tiền đề quan trọng để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

Chủ tịch nước Trần Đại Quang gặp mặt 29 chức sắc, chức việc đại diện cho 17 tổ chức tôn giáo ở Việt Nam (tháng 3/2018)

Đánh giá

0

0 đánh giá