Giải SGK Khoa học tự nhiên 7 Bài 18 (Kết nối tri thức): Nam châm

4 K

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 18: Nam châm sách Kết nối tri thức ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 18 từ đó học tốt môn Khoa học tự nhiên 7.

Giải bài tập KHTN lớp 7 Bài 18: Nam châm

Mở đầu trang 86 KHTN lớp 7: Em đã bao giờ trông thấy hay có một vật gọi là “nam châm” chưa? Bằng cách nào có thể xác định được vật đó là nam châm?

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế.

Trả lời:

Có thể xác định bằng cách: đưa vật đó lại gần các vật bằng sắt. Nếu nó hút được sắt thì là nam châm.

1. Nam châm là gì

2. Tính chất từ của nam châm

Hoạt động trang 86 KHTN lớp 7: Hãy thực hiện các thí nghiệm dưới đây để tìm hiểu các tính chất của nam châm.

Dụng cụ: một nam châm thẳng, một nam châm chữ U, một kim nam châm có thể quay quanh một trục, một số vật nhỏ làm bằng sắt, thép, đồng, nhôm, gỗ (Hình 18.1)

Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Nam châm | KHTN 7 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Tiến hành:

Thí nghiệm 1:

Đưa thanh nam châm thẳng và nam châm hình chữ U lại gần các vật sắt, thép, đồng, nhôm, gỗ (Hình 18.2).

a) Hai đầu nam châm hút vật liệu nào và không hút vật liệu nào?

b) Các vật liệu đặt ở đầu hay ở giữa của nam châm thì bị hút mạnh nhất?

Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Nam châm | KHTN 7 Kết nối tri thức (ảnh 2)

Thí nghiệm 2:

- Đặt một kim nam châm cân bằng trên một mũi nhọn (kim nam châm tự do) (Hình 18.3), quan sát hướng chỉ của hai đầu kim khi kim đã nằm cân bằng.

- Đẩy nhẹ cho kim quay một góc nhỏ rồi buông tay, quan sát hướng chỉ của kim nam châm khi đã nằm cân bằng.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Nam châm | KHTN 7 Kết nối tri thức (ảnh 3)

Phương pháp giải:

Tiến hành thí nghiệm theo các bước.

Trả lời:

Thí nghiệm 1:

a) Hai đầu nam châm hút vật liệu: sắt, thép, đồng, nhôm. Không hút vật liệu gỗ.

b) Các vật liệu đặt ở hai đầu của nam châm thì bị hút mạnh nhất.

Thí nghiệm 2:

- Kim nam châm chỉ hướng Bắc – Nam.

- Kim nam châm vẫn chỉ hướng Bắc – Nam.

Câu hỏi 1 trang 87 KHTN lớp 7: Một đầu kim luôn chỉ hướng nào và đầu kia của kim luôn chỉ hướng nào (hướng Bắc hay hướng Nam)?

Trả lời:

Một đầu của kim nam châm chỉ về phía Bắc địa lí gọi là cực Bắc. Đầu kia hướng về phía Nam địa lí gọi là cực Nam.

Câu hỏi 2 trang 87 KHTN lớp 7: Từ các thí nghiệm trên có thể rút ra những tính chất gì của nam châm?

Trả lời:

Tính chất của nam châm rút ra từ các thí nghiệm trên:

- Nam châm là vật có từ tính (hút được các vật bằng sắt và một số hợp kim của sắt).

- Kim nam châm khi đặt cân bằng trên mũi nhọn luôn chỉ hướng Bắc – Nam.

Câu hỏi 3 trang 87 KHTN lớp 7: Dùng kim nam châm xác định các hướng Nam, Bắc, Đông, Tây ở trong phòng học.

Trả lời:

Học sinh tự thực hành.

Câu hỏi trang 87 KHTN lớp 7: Làm thế nào để xác định được cực Bắc và cực Nam của một nam châm khi trên nam châm không đánh dấu cực?

Phương pháp giải:

Kim nam châm khi đặt cân bằng trên mũi nhọn luôn chỉ hướng Bắc – Nam.

Trả lời:

Có thể xác định cực của nam châm bằng cách treo thanh nam châm bằng sợi chỉ tơ, khi thanh nam châm nằm yên, đầu nào chỉ về phía Bắc là cực Bắc, đầu kia là cực Nam.

3. Tương tác giữa hai nam châm

Hoạt động trang 88 KHTN lớp 7: Thí nghiệm:

Treo thanh nam châm thẳng bằng hai sợi chỉ lên thanh ngang của giá đỡ, để cho thanh nam châm nằm cân bằng. Đưa một cực của thanh nam châm khác lại gần một đầu thanh nam châm được treo (Hình 18.4). Sau đó đưa cực kia của nam châm lại gần thanh nam châm được treo. Mô tả hiện tượng xảy ra.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Nam châm | KHTN 7 Kết nối tri thức (ảnh 4)

Phương pháp giải:

Tiến hành làm thí nghiệm theo hướng dẫn và quan sát hiện tượng.

Trả lời:

Hiện tượng xảy ra:

+ Khi đưa một cực của thanh nam châm khác lại gần một đầu thanh nam châm được treo thì thấy chúng hút nhau.

+ Sau đó đưa cực kia của nam châm lại gần thanh nam châm được treo thì thấy chúng đẩy nhau.

Câu hỏi trang 88 KHTN lớp 7: Qua thí nghiệm có thể rút ra kết luận gì về tương tác giữa hai nam châm?

Phương pháp giải:

Dựa vào kết quả thí nghiệm vừa làm.

Trả lời:

Tương tác giữa hai nam châm:

- Hai từ cực khác tên thì hút nhau

- Hai từ cực cùng tên thì đẩy nhau.

4. Định hướng của một kim nam châm tự do

Hoạt động trang 88 KHTN lớp 7: Thí nghiệm:

- Đặt một kim nam châm tự do tại vị trí gần một nam châm thẳng (Hình 18.5). Xác định hướng của kim nam châm.

- Đẩy kim nam châm lệch khỏi hướng vừa xác định rồi buông tay. Khi kim đã đứng yên, kim còn chỉ hướng lúc đầu nữa không? Làm lại thí nghiệm 2 lần và nhận xét.

- Làm lại thí nghiệm trên ở vị trí khác của kim nam châm.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Nam châm | KHTN 7 Kết nối tri thức (ảnh 5)

Phương pháp giải:

Tiến hành làm thí nghiệm theo hướng dẫn và quan sát hiện tượng.

Trả lời:

- Đặt một kim nam châm tự do tại vị trí gần một nam châm thẳng (Hình 18.5). Ta thấy kim nam châm chỉ hướng Nam – Bắc.

- Đẩy kim nam châm lệch khỏi hướng vừa xác định rồi buông tay. Khi kim đã đứng yên, kim vẫn chỉ hướng như lúc đầu.

Câu hỏi trang 88 KHTN lớp 7: Từ thí nghiệm trên rút ra nhận xét gì về tác dụng của một nam châm lên một kim nam châm?

Phương pháp giải:

Dựa vào kết quả của thí nghiệm vừa làm.

Trả lời:

Kim nam châm đặt gần nam châm sẽ chịu tác dụng của nam châm làm cho kim nằm theo một hướng xác định.

Lý thuyết KHTN 7 Bài 18: Nam châm

I. Nam châm là gì?

- Nam châm là các vật có khả năng hút các vật bằng sắt và một số vật liệu khác có từ tính. Khi cân bằng nam châm luôn chỉ một hướng xác định, một đầu chỉ hướng Bắc, đầu còn lại chỉ hướng Nam. Các thủy thủ thường dùng nam châm để định hướng trên biển.

- Khi khoa học công nghệ phát triển, con người đã nghiên cứu bản chất của nam châm và tạo ra nam châm có kích thước và hình dạng khác nhau: nam châm thẳng, nam châm hình chữ U, nam châm viên, …

II. Tính chất từ của nam châm

- Nam châm có thể hút các vật bằng sắt và một số hợp kim của sắt. Nam châm không hút đồng, thép, nhôm, gỗ, …

- Ở hai đầu cực của nam châm có lực hút mạnh nhất.

III. Tương tác giữa hai nam châm

- Nam châm nào cũng có hai từ cực: cực Bắc (N) và cực Nam (S).

- Khi đưa hai thanh nam châm lại gần nhau: các từ cực cùng tên đẩy nhau, các từ cực khác tên hút nhau.

IV. Định hướng của một kim nam châm tự do

- Khi để tự do, nam châm luôn chỉ hướng Bắc – Nam: cực luôn chỉ hướng Bắc gọi là cực Bắc, còn cực luôn chỉ hướng Nam gọi là cực Nam.

- Kim nam châm (nam châm thử) đặt gần nam châm sẽ chịu tác dụng của nam châm làm cho kim nằm theo một hướng xác định.

Sơ đồ tư duy bài học

Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 17: Ảnh của vật qua gương phẳng

Bài 19: Từ trường

Bài 20: Chế tạo nam châm điện đơn giản

Bài 21: Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

Đánh giá

0

0 đánh giá