Giải SGK Khoa học tự nhiên 7 Bài 21 (Kết nối tri thức): Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

5.3 K

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 21: Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng sách Kết nối tri thức ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 21 từ đó học tốt môn Khoa học tự nhiên 7.

Giải bài tập KHTN lớp 7 Bài 21: Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

Video giải KHTN 7 Bài 21: Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng - Kết nối tri thức

Mở đầu trang 99 KHTN lớp 7: Khi chạy, cơ thể có cảm giác nóng lên, mồ hôi ra nhiều, nhịp thở và nhịp tim tăng lên, có biểu hiện khát nước hơn so với lúc chưa chạy. Những thay đổi này được giải thích như thế nào?

Phương pháp giải:

Khoa học tự nhiên 7 Bài 21: Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng | KHTN 7 Kết nối tri thức (ảnh 2)

Da có vai trò quan trọng trong sự điều hòa thân nhiệt thoát mồ hôi mang theo nhiệt ra ngoài cơ thể. Nhịp thở, nhịp tim tăng cao giúp cung cấp oxygen cho tế bào.

Trả lời:

Da có vai trò quan trọng trong sự điều hòa thân nhiệt thoát mồ hôi mang theo nhiệt ra ngoài cơ thể. Nhịp thở, nhịp tim tăng cao giúp cung cấp oxygen cho tế bào.

Vì cơ thể sinh vật có quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, từ đó giúp cơ thể có thể duy trì trạng thái ổn định giúp sinh vật tồn tại, sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng và vận động.

1. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

Câu hỏi trang 99 KHTN lớp 7: Đọc thông tin trong mục I, phát biểu khái niệm trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.

Phương pháp giải:

Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng

- Sinh vật lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể và tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời trả lại cho môi trường các chất thải, quá trình đó gọi là trao đổi chất.

- Chuyển hoá năng lượng là sự biến đổi của năng lượng từ dạng này sang dạng khác, ví dụ: từ quang năng thành hoá năng; từ hoá năng thành cơ năng, nhiệt năng... Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng luôn gắn liền với nhau.

Trả lời:

Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng là quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể và tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời trả lại cho môi trường các chất thải.

2. Vai trò của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng

Câu hỏi 1 trang 100 KHTN lớp 7: Quan sát sự thay đổi hình thái của sinh vật trong các Hình 21.1, 21.2, đọc thông tin trong mục II, nêu vai trò của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng đối với sinh trưởng và phát triển của cây khoai tây và con gà.

Hướng dẫn giải:

Quan sát hình 21.1, 21.2:

Khoa học tự nhiên 7 Bài 21: Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng | KHTN 7 Kết nối tri thức (ảnh 3)

Hình 21.1 Sinh trưởng và phát triển ở cây khoai tây Gà Con Trứng Gà trưởng thành

Khoa học tự nhiên 7 Bài 21: Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng | KHTN 7 Kết nối tri thức (ảnh 4)

Hình 21.2 Sinh trưởng, phát triển và sinh sản ở gà

- Trao đổi chất là quá trình cơ lể lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể và tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời trả lại cho môi trường các chất thải.

- Chuyển hoá năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

- Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng giúp sinh vật tồn tại, sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng và vận động.

Trả lời:

- Mọi cơ thể sống đều không ngừng trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng với môi trường, khi trao đổi chất dừng lại thì sinh vật sẽ chết. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò đảm bảo cho sinh vật tồn tại.

- Ở cây khoai tây (Hình 21.1): trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng giúp cơ thể sinh trưởng, phát triển, cảm ứng, sinh sản.

- Ở con gà (Hình 21.2): trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng giúp cơ thể sinh trưởng, phát triển, cảm ứng, vận động và sinh sản. 

Câu hỏi 2 trang 100 KHTN lớp 7: Lấy thêm ví dụ về vai trò của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật.

Trả lời:

Ví dụ:

Sau khi chúng ta ăn vào, cơ thể sẽ phân hủy các năng lượng chứa trong phân tử thức ăn, gọi là glucose và chuyển hóa thành glycogen, đây là nguồn dự trữ năng lượng của cơ thể.

Ngược lại khi chúng ta đói, cơ thể thiếu năng lượng, cơ thể phân giải glycogen thành đường giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 20: Chế tạo nam châm điện đơn giản

Bài 22 : Quang hợp ở thực vật

Bài 23: Một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp

Bài 24: Thực hành: Chứng minh quang hợp ở cây xanh

Đánh giá

0

0 đánh giá