Lý thuyết Tính chất giao hoán của phép nhân lớp 4 hay, chi tiết

2.3 K

Với tóm tắt lý thuyết Toán lớp 4 Tính chất giao hoán của phép nhân hay, chi tiết cùng với 17 bài tập chọn lọc giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán lớp 4.

Lý thuyết Tính chất giao hoán của phép nhân lớp 4 hay, chi tiết

A. Lý thuyết Tính chất giao hoán của phép nhân

a) Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức:

7 x 5 và 5 x 7

Ta có:              7 x 5 = 35

                        5 x 7 = 35

Vậy:               7 x 5 = 5 x 7

b) So sánh giá trị của hai biểu thức a x b và b x a trong bảng sau:

Lý thuyết Tính chất giao hoán của phép nhân

Ta thấy giá trị của a x b và của b x a luôn luôn bằng nhau, ta viết:

a x b = b x a

Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.

B. Bài tập Tính chất giao hoán của phép nhân

Câu 1: Tí viết: “ a x b = b x a ”. Bạn Tí viết đúng hay sai?

Trắc nghiệm Toán 4 Bài 22: Tính chất giao hoán của phép nhân có đáp án (ảnh 1)

Lời giải:

Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi.

Nên : “a×b=b×a”.

Vậy Tí viết đúng.

Câu 2: Sửu viết:  “ 3925 x 8 = 8 x 3925 ”. Sửu viết đúng hay sai?

Trắc nghiệm Toán 4 Bài 22: Tính chất giao hoán của phép nhân có đáp án (ảnh 2)

Lời giải:

Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi.

Nên : “3925×8=8×3925”.

Vậy Sửu viết đúng.

Câu 3: Điền số thích hợp vào ô trống:

Trắc nghiệm Toán 4 Bài 22: Tính chất giao hoán của phép nhân có đáp án (ảnh 3)      

Lời giải:

Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi.

Do đó: 1357×4=4×1357

Mà 1357×4=5428 nên 4×1357=5428.

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 5428.

Câu 4: Điền số thích hợp vào ô trống:

 Trắc nghiệm Toán 4 Bài 22: Tính chất giao hoán của phép nhân có đáp án (ảnh 4)             

Lời giải:

Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi.

Do đó ta có: 6182×7=7×6182

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 7.

Câu 5: Điền số thích hợp vào ô trống:

Trắc nghiệm Toán 4 Bài 22: Tính chất giao hoán của phép nhân có đáp án (ảnh 5)

Lời giải:

Số nào nhân với 1 cũng bằng chính nó nên 972×1=972

Mà: 972×1=1×972

Do đó ta có: 972×1=1×972=972.

Vậy số thích hợp điền vào ô trống từ trái sang phải là 1;1.

Câu 6: m x n = n x ... . Đáp án đúng điền vào chỗ chấm là:

A. 0

B. 1

C. m

D. n

Lời giải:

Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi.

Do đó ta có : m×n=n×m

Vậy đáp án đúng điền vào chỗ chấm là m.

Câu 7: Cho biểu thức: 38756 x 9 . Biểu thức nào sau đây có giá trị bằng biểu thức đã cho?

Trắc nghiệm Toán 4 Bài 22: Tính chất giao hoán của phép nhân có đáp án (ảnh 6)

Lời giải:

Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi.

Do đó ta có: 38756×9=9×38756

Vậy biểu thức có giá trị bằng với biểu thức 38756×9 là 9×38756.

Câu 8: Điền số thích hợp vào ô trống:

 Trắc nghiệm Toán 4 Bài 22: Tính chất giao hoán của phép nhân có đáp án (ảnh 7)

Lời giải:

Số nào nhân với  0 đều bằng 0 nên 2020×0=0

Mà: 2020×0=0×2020

Do đó ta có: 2020×0=0×2020=0

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống theo thứ tự từ trái sang phải là 0;0.

Câu 9: Cho: 2389 x 8 ... 8 x 2398. Dấu thích hợp điền vào chỗ chấm là:

A. < 

B. > 

C. =

Lời giải:

Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi.

Do đó ta có:   2389×8=8×2389

Lại có 2389<2398 nên 8×2389<8×2398

Vậy 2389×8<8×2398

Câu 10: Ghép nối hai biểu thức có giá trị bằng nhau:

Trắc nghiệm Toán 4 Bài 22: Tính chất giao hoán của phép nhân có đáp án (ảnh 8)

Lời giải:

Ta có:

(5+2)×11582=7×11582=11582×7

(2400+51)×5=2451×5=5×2451

(6+2)×(3000+824)=8×3824=3824×8

Vậy ta có kết quả như sau:

Trắc nghiệm Toán 4 Bài 22: Tính chất giao hoán của phép nhân có đáp án (ảnh 9)

Câu 11: Điền số thích hợp vào ô trống:

 Trắc nghiệm Toán 4 Bài 22: Tính chất giao hoán của phép nhân có đáp án (ảnh 10)             

Lời giải:

Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi.

Do đó 175×99×8=8×175×99

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 99.

Câu 12: 

Trắc nghiệm Toán 4 Bài 22: Tính chất giao hoán của phép nhân có đáp án (ảnh 11)

Đáp án đúng điền vào chỗ chấm là:

Trắc nghiệm Toán 4 Bài 22: Tính chất giao hoán của phép nhân có đáp án (ảnh 12)

Lời giải:

Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi.

Do đó ta có:  29548×9=29548×3×3=3×29548×3

Vậy đáp án đúng điền vào chỗ chấm là 29548×3.

Câu 13: Điền số thích hợp vào ô trống:

Trắc nghiệm Toán 4 Bài 22: Tính chất giao hoán của phép nhân có đáp án (ảnh 13)  

Lời giải:

Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi.

Do đó ta có:   7×81836×98×2=81836×7×2×98

Theo đề bài: 81836×7×2×b=7×81836×98×2

Từ đó suy ra:

81836×7×2×b=81836×7×2×98

Suy ra b=98.

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 98.

Câu 14:  Điền số thích hợp lần lượt vào chỗ trống:

972× ... = ... ×972 = 972

A. 1 và 1

B. 972 và 972

C. 972 và 1

D. 1 và 972

Đáp án A

Câu 15: Điền số thích hợp vào chỗ trống:

125 x 5 = ............. x 125

A. 5

B. 6

C. 7

D. 8

Đáp án A

Câu 16: Cho các biểu thức sau:

5 x 2451

(5 + 2) x 11528

3824 x 8

11528 x 7

(2400 + 51) x 5

(6 + 2) x (3000 + 824)

Có bao nhiêu cặp biểu thức có giá trị bằng nhau:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án C

Câu 17: Điền số thích hợp vào biểu thức

345 x 9 = ...... x 345

A. 7

B. 8

C. 9

D. 10

Đáp án C

Đánh giá

0

0 đánh giá