Các nhóm tham gia thí nghiệm viết báo cáo thực hành theo mẫu sau

659

Với giải Báo cáo kết quả thực hành trang 27 Chuyên đề Hóa học 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 4: Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Chuyên đề Hóa học 11 Bài 4: Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên

Báo cáo kết quả thực hành trang 27 Chuyên đề Hóa 11: Các nhóm tham gia thí nghiệm viết báo cáo thực hành theo mẫu sau:

1. Mục tiêu.

2. Nguyên liệu, dụng cụ, hoá chất.

3. Cách tiến hành.

4. Thảo luận, đánh giá kết quả.

5. Kết luận.

Lời giải:

BÁO CÁO THỰC HÀNH

TÁCH TINH DẦU TỪ CÁC NGUỒN THẢO MỘC TỰ NHIÊN

A. Thí nghiệm 1: Tách tinh dầu tỏi bằng phương pháp chiết

1. Mục tiêu.

Tách được tinh dầu tỏi bằng phương pháp chiết.

2. Nguyên liệu, dụng cụ, hoá chất.

- Nguyên liệu và hoá chất: tỏi tươi, hexane, ethanol.

- Dụng cụ: máy xay hoặc dao để cắt nguyên liệu, bình thuỷ tinh sẫm màu có nút đậy, cân, cốc thuỷ tinh, phễu chiết, phễu lọc, bông lọc, lọ thuỷ tinh (loại 10 mL để chứa tinh dầu).

3. Cách tiến hành.

- Cân khoảng 150 gam tỏi tươi đã được loại bỏ lớp vỏ lụa, xay nhỏ, ngâm với khoảng 150 mL hexane trong bình thuỷ tinh trong 5 ngày. Lọc lấy dịch chiết rồi thêm tiếp hexane vừa ngập lớp tỏi để ngâm lần 2. Lặp lại tương tự cho lần 3.

- Loại dung môi ra khỏi dịch chiết thu được hỗn hợp gồm tinh dầu và một số chất hoà tan như nhựa, sáp, chất béo.

- Hoà tan hỗn hợp trong ethanol, làm lạnh ở nhiệt độ 10 oC – 15 oC, nhựa, sáp, chất béo sẽ đông đặc, lọc bỏ phần rắn, dung dịch thu được gồm tinh dầu và ethanol, loại bỏ dung môi bằng cách để bay hơi trong điều kiện thường và thu được tinh dầu tỏi.

4. Thảo luận, đánh giá kết quả.

- Tinh dầu thu được có màu vàng, thơm mùi tỏi, nhẹ hơn nước, tan được trong cồn.

5. Kết luận.

- Thu được tinh dầu tỏi.

- Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu suất tách tinh dầu:

+ Trạng thái nguyên liệu sau khi cắt.

+ Loại dung môi.

+ Thời gian ngâm nguyên liệu với dung môi, điều kiện ngâm nguyên liệu.

+ Số lần chiết và lượng dung môi.

B. Thí nghiệm 2: Tách tinh dầu bưởi bằng phương pháp chưng cất

1. Mục tiêu.

Thu tinh dầu bưởi bằng phương pháp chưng cất.

2. Nguyên liệu, dụng cụ, hoá chất.

- Nguyên liệu và hoá chất: vỏ bưởi tươi, NaCl rắn, nước sạch.

- Dụng cụ: bộ dụng cụ chưng cất (hoặc tự thiết kế có chức năng phù hợp), máy xay hoặc dao để cắt nguyên liệu, cân, bình tam giác, phễu chiết, phễu lọc, bông lọc, lọ thuỷ tinh (loại 10 mL để chứa tinh dầu).

3. Cách tiến hành.

- Vỏ bưởi được tách lấy lớp bên ngoài (phần chứa tinh dầu), cân khoảng 300 gam vỏ, xay nhỏ, cho nguyên liệu và nước vào bình đun, thể tích hỗn hợp không quá 2/3 thể tích của bình. Lắp hệ thống chưng cất. Đun sôi hỗn hợp, chưng cất trong khoảng 3,5 giờ.

- Thu hỗn hợp nước và tinh dầu bưởi vào bình tam giác, hoà tan một ít NaCl vào hỗn hợp.

- Thực hiện chiết lỏng – lỏng hỗn hợp tinh dầu với nước, thu lấy tinh dầu bưởi ở lớp trên.

4. Thảo luận, đánh giá kết quả.

Tinh dầu thu được có màu trắng hơi vàng, mùi thơm của vỏ bưởi, nhẹ hơn nước và tan trong cồn.

5. Kết luận.

- Thu được tinh dầu bưởi.

- Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu suất tách tinh dầu:

+ Trạng thái nguyên liệu sau khi cắt.

+ Loại dung môi.

+ Thời gian ngâm nguyên liệu với dung môi, điều kiện ngâm nguyên liệu.

+ Nhiệt độ chưng cất, thao tác lắp dụng cụ chưng cất (với phương pháp chưng cất).

Đánh giá

0

0 đánh giá