Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tuần 20

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tuần 20 có lời giải chi tiết. Tài liệu giống như đề kiểm tra cuối tuần, gồm có các bài tập từ cơ bản đến nâng cao, giúp các em ôn luyện củng cố kiến thức đã học trong tuần qua.

Chỉ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức cả năm bản word có lời giải chi tiết 

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tuần 20

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 20 (Đề 1)

Đề bài:

Câu 1. Điền vào chỗ trống:

a) ch hoặc tr:

..... uyền....... ong vòm lá

.......... im có gì vui

Mà nghe ríu rít

Như ......ẻ reo cười?

b) uôt hoặc uôc:

- Cày sâu c... bẫm.

- Mang dây b........ mình.

- Th....'.. hay tay đảm.

- Ch...... gặm chân mèo.

Câu 2 Điền tiếng thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu trong hai mẩu chuyện sau:

a) Tiếng có âm tr hoặc ch:

Đãng trí bác học

Một nhà bác học có tính đãng........ đi tàu hoả. Khi nhân viên soát vé đến, nhà bác học tìm toát mồ hôi mà....................

thấy vé đâu. May là người soát vé này nhận ra ông, bèn bảo:

- Thôi, ngài không cần xuất...............vé nữa.

Nhà bác học vẫn loay hoay tìm vé và nói:

- Nhưng tôi vẫn phải tìm bằng được vé để biết phải xuống ga nào chứ !

b) Tiếng có vần uôc hoặc uôt:

Vị thuốc quý

Nhà thơ Đức nổi tiếng Hai-nơ mắc chứng bệnh mệt mỏi và mất ngủ. Ông dùng rất nhiều thứ................ bổ mà vẫn không

khỏi. Một bác sĩ đến khám bệnh, bảo ông:

- Mỗi ngày, ngài hãy ăn một quả táo, vừa ăn vừa đi bộ từ nhà đến quảng trường thành phố.

Sau một thời gian ngắn, quả nhiên Hai-nơ khỏi bệnh, ông ngạc nhiên nói với bác sĩ:

- Bây giờ tôi mới biết táo cũng là vị thuốc quý.

Bác sĩ mỉm cười:

- Không phải những quả táo bình thường kia chữa khỏi bệnh cho ngài đâu. Chính những ............ đi bộ hàng ngày mới là vị thuốc quý, vì chúng bắt................ ngài phải vận động.

Câu 3.

Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, gạch hai gạch dưới bộ phận vị ngữ của mỗi câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn sau:

Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa. Một số chiến sĩ thả câu. Một số khác quây quần trên boong sau, ca hát, thổi sáo. Bỗng biển có tiếng động mạnh. Cá heo gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui.

Câu 4. Viết một đoạn văn khoảng năm câu để kể về công việc trực nhật lớp của tổ em, trong đó có dùng các câu kể Ai làm gì?

Câu 5. Tìm từ ngữ và điển vào chỗ trống:

a) Chỉ những hoạt động có lợi cho sức khoẻ

M: tập luyện, ...............

b) Chỉ những đặc điểm của một cơ thể khoẻ mạnh

M: vạm vỡ, .................

Câu 6. Viết tên các môn thể thao mà em biết.

Câu 7. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các thành ngữ sau

a) Khoẻ như.............

b) Nhanh như..........

M: khoẻ như voi M: nhanh như cắt

khoẻ như................ nhanh như.............

khoẻ như................ nhanh như.............

Câu 8. Câu tục ngữ dưới đây nói lên điều gì?

Ăn được ngủ được là tiên

Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo.

Đáp án

Câu 1. Điền vào chỗ trống:

a) ch hoặc tr

Chuyền trong vòm lá

Chim có gì vui

Mà nghe ríu rít

Như trẻ reo cười?

b) uôt hoặc uôc

- Cày sâu cuốc bẫm.

- Mang dây buộc mình.

- Thuốc hay tay đảm.

- Chuột gặm chân mèo.

Câu 2. Điền tiếng thích hợp vào mỗi chỗ trống để hoàn chỉnh các câu trong hai mẩu chuyện sau:

a) Tiếng có âm tr hoặc ch

Đãng trí bác học

Một nhà bác học có tính đãng trí đi tàu hỏa. Khi nhân viên soát vế đến, nhà bác học tìm toát mồ hôi mà chẳng thấy vé đâu. May là người soát vé này nhận ra ông, bèn bảo .

- Thôi, ngài không cần xuất trình vé nữa.

- Nhà bác học vẫn loay hoay tìm vé và nói:

- Nhưng tôi vẫn phải tìm bằng được vé để biết phải xuống ga nào chứ !

b) Tiếng có vần uôc hoặc uôt

Vị thuốc quý

Nhà thơ Đức nổi tiếng Hai-nơ mắc chứng bệnh mệt mỏi và mất ngủ. Ông dùng rất nhiều thứ thuốc bổ mà vẫn không khỏi. Một bác sĩ đến khám bệnh, bảo ông:

- Mỗi ngày, ngài hãy ăn một quả táo, vừa ăn vừa đi bộ từ nhà đến quảng trường thành phố.

Sau một thời gian ngắn, quả nhiên Hai-nơ khỏi bệnh. Ông ngạc nhiên nói với bác sĩ:

Bây giờ tôi mới biết táo cũng là vị thuốc quý.

Bác sĩ mỉm cười:

- Không phải những quả táo bình thường kia chữa khỏi bệnh cho ngài đâu. Chính những cuộc đi bộ hằng ngày mới là vị thuốc quý, vì chúng bắt buộc ngài phải vận động.

Câu 3. Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, gạch hai gạch dưới bộ phận vị ngữ của mỗi câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn sau: 

Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu chủng tôi buông (CN) neo trong vùng biển trường sa (VN). Một số chiến sĩ (CN) thả câu (VN). Một số khác (CN) quây quần trên boong sau ca hát, thổi sáo (VN). Bỗng biển có tiếng động mạnh. Cá heo (CN) gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui (VN).

Câu 4. Viết một đoạn văn khoảng năm câu kể về cồng việc trực nhật lớp của tổ em, trong đó có dùng các kiểu câu Ai làm gì?

Sáng hôm qua là ngày tổ em trực nhật, vì thế cả tổ ai cũng đi học sớm hơn mọi ngày. Theo sự phân công của tổ trưởng chúng em bắt tay vào làm việc. Hai bạn Hiếu và Vân quét thật sạch nền lớp. Bạn Trâm lau chùi bàn cô giáo và bảng đen, giặt khăn lau. Hai bạn Phát và Hào kê lại bàn ghế. Em lấy chổi lông gà quét thật sạch bụi trên bàn ghế và giá sách cuối lớp. Bạn Ngọc tổ trưởng quét hành lang, bậc thềm. Chỉ một lúc sau, chúng em đã làm xong mọi việc.

Câu 5. Tìm các từ ngữ và điền vào chỗ trống:

a) Chỉ những hoạt động có lợi cho sức khỏe

M: tập luyện, tập thể dục, đi bộ, chạy, chơi thể thao, du lịch, ăn uống điều độ, nghỉ ngơi.

b) Chỉ những đặc điểm của một cơ thể khỏe mạnh

M: vạm vỡ, cân đối, rắn rỏi, săn chắc, chắc nịch, cường tráng, lực lưỡng, dẻo dai, nhanh nhẹn.

Câu 6. Viết tên các môn thể thao mà em biết:

Bóng đá, bóng chuyển, cẩu lông, đá cầu, cử tạ, điền kinh, nhảy cao, nhảy xa, bắn súng, bơi lội, đấu kiếm xà đơn, xà kép, trượt tuyết, leo núi, cờ vua, cờ tướng, bóng chày, đấu vật.

Câu 7. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống sau từ như để hoàn chỉnh các thành ngữ sau:

a) Khỏe như..............

M: khỏe như voi

khỏe như trâu

khỏe như hùm

b) Nhanh như............

M: nhanh như cắt

nhanh như gió

nhanh như chớp

Câu 8. Câu tục ngữ dưới đây nói lên điều gì?

Ăn được ngủ được là tiên

Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo.

Những người ăn được, ngủ được thì sẽ có được sức khỏe tốt, sung sướng chẳng kém gì tiên. Những người ăn ngủ không ngon thì không những mất tiền (do bị bệnh) mà còn mang nỗi lo vào mình.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 20 (Đề 2)

Đề bài:

Phần 1. Đọc hiểu

Nét mới ở Vĩnh Sơn

Vĩnh Sơn là một xã miền núi thuộc huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định; đồng bào phần lớn là người dân tộc Ba-na. Vốn là xã có nhiều khó khăn nhất huyện, đói nghèo đeo đẳng quanh năm, cuộc sống ở xã vùng cao này giờ đây đã có nhiều đổi khác.

Nét nổi bật nhất ở Vĩnh Sơn hôm nay là người dân đã biết trồng lúa nước. Ngày trước chỉ quen phát rẫy làm nương nay đây mai đó, giờ đây toàn xã đã trồng lúa nước hai vụ một năm với năng suất khá cao. Bà con trong xã không những không lo thiếu ăn, mà còn có lương thực để chăn nuôi.

Một điều nổi bật nữa ở Vĩnh Sơn là phát triển nghề nuôi cá. Nhiều ao hồ được người dân dùng nuôi cá với sản lượng hằng năm tới hai tấn rưỡi trên một héc-ta. Ước muốn của người dân vùng cao chở cá ngược về xuôi bán đã trở thành hiện thực.

Nhờ phát triển kinh tế, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt. Trong xã, cứ 10 hộ thì 9 hộ có điện dùng, 8 hộ có phương tiện nghe – nhìn, 3 hộ có xe máy. Đầu năm học 2000 – 2001, số học sinh đến trường tăng gấp rưỡi so với năm học trước.

(theo báo Nhân dân)

Câu 1. Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

1. Người dân sống ở xã Vĩnh Tường chủ yếu thuộc dân tộc nào?

A. Dân tộc Ba-na

B. Dân tộc Mường

C. Dân tộc H-mông

2. Trước đây, cuộc sống của người dân ở xã Vĩnh Tường có đặc điểm gì?

A. Có cuộc sống thoải mái, dư dả về lương thực

B. Có nhiều khó khăn, đói nghèo đeo đẳng quanh năm

C. Có nhiều của cải, cuộc sống giàu sang

3. Sau khi chuyển sang trồng lúa nước, cuộc sống của người dân xã Vĩnh Tường thay đổi như thế nào?

A. Người dân có lương thực vừa đủ để ăn, không thừa ra chút nào

B. Người dân không có đủ lượng thực để ăn, trở nên thiếu thốn vô cùng

C. Người dân có lương thực để ăn, thậm chí còn thừa để chăn nuôi

4. Người dân xã Vĩnh Tường đã không phát triển ngành nghề nào sau đây:

A. Trồng lúa nước

B. Nghề may nón

C. Nghề nuôi cá

Câu 2. Cuộc sống của người dân xã Vĩnh Tường đã có những thay đổi tích cực rõ rệt, nhờ sự phát triển của kinh tế. Em hãy kể những thay đổi trong đời sống của người dân nơi đây.

….………………………………………………………..….……

….………………………………………………………..….……

….………………………………………………………..….……

Phần 2. Luyện tập

Câu 1. Điền vào chỗ trống rồi giải câu đố (ghi vào chỗ trống trong ngoặc):

a) tr hoặc ch

Có mắt mà…ẳng có tai

Thịt…ong thì…ắng, da ngoài thì xanh

Khi….ẻ ngủ ở…ên cành

Lúc già mở mắt hóa thành quả ngon?

(Là ………….)

b) uôt hoặc uôc

Con gì trắng m……….như bông

Bên người cày c……trên đồng sớm hôm.

(Là ………………)

Câu 2. a) Gạch dưới các câu kể Ai làm gì? Trong đoạn văn sau:

   (1)Bỗng sau lưng có tiếng ồn ào. (2) Dế Trũi đương đánh nhau với hai mụ Bọ Muỗm. (3) Hai mụ Bọ Muỗm vừa xông vào vừa kêu om sòm. (4) Hai mụ giơ chân, nhe cặp răng dài nhọn, đánh tới tấp. (5) Trũi bình tĩnh dùng càng gạt đòn rồi bổ sang. (6) Hai mụ Bọ Muỗm cứ vừa đánh vừa kêu làm cho họ nhà Bọ Muỗm ở ruộng lúa gần đấy nghe tiếng. (7) Thế là cả một bọn Bọ Muỗm lốc nhốc chạy ra.

(Theo Tô Hoài)

b) Chọn 3 câu em tìm được điền vào bảng sau:

Câu Bộ phận chủ ngữ Bộ phận vị ngữ

Câu số….

…………………………..

……………………….

Câu số….

…………………………..

……………………….

Câu số….

…………………………..

……………………….

Câu 3.

a) Nối từ khỏe (trong tập hợp từ chứa nó) ở cột A với nghĩa tương ứng ở cột B:

A B

a) Một người rất khỏe

1) Ở trạng thái cảm thấy khoan khoái, dễ chịu

b) Chúc chị chóng khỏe

2) Cơ thể có sức trên mức bình thường ; trái với yếu

c) Uống cốc nước dừa thấy khỏe cả người

3) Trạng thái khỏi bệnh, không còn ốm đau

b) Chọn từ thích hợp trong các từ khỏe, khỏe mạnh, khỏe khắn, vạm vỡ để điền vào chỗ trống:

(1) Cảm thấy……………….ra sau giấc ngủ ngon.

(2) Thân hình………………

(3) Ăn…………, ngủ ngon, làm việc……………….

(4) Rèn luyện thân thể cho………………………….

Câu 4. Viết lời giới thiệu (khoảng 8 câu) về một vài nét đổi mới ở xóm làng (phố phường) nơi em ở (hoặc một địa phương mà em biết)

Gợi ý:

- Giới thiệu chung về địa phương nơi em sinh sống (tên, đặc điểm chung)

- Giới thiệu cụ thể một vài nét đổi mới của địa phương (quang cảnh, con người và cuộc sống…)

- Nêu cảm nghĩ của em về sự đổi mới đó.

…………………………………………………………….

…………………………………………………………….

Đáp án

Phần 1. Đọc hiểu

Câu 1.

1. A

2. B

3. C

4. B

Câu 2.

Cứ 10 hộ thì 9 hộ có điện dùng, 8 hộ có phương tiện nghe – nhìn, 3 hộ có xe máy. Đầu năm học 2000 – 2001, số học sinh đến trường tăng gấp rưỡi so với năm học trước.

Phần 2. Luyện tập

Câu 1.

a)

Có mắt mà chẳng có tai

Thịt trong thì trắng, da ngoài thì xanh

Khi trẻ ngủ ở trên cành

Lúc già mở mắt hóa thành quả ngon?

                           (Là quả na)

b)

Con gì trắng muốt như bông

Bên người cày cuốc trên đồng sớm hôm.

(Là con cò)

Câu 2. a) Gạch dưới các câu (2), (3), (4), (5), (6), (7)

b) VD:

Câu Bộ phận chủ ngữ Bộ phận vị ngữ

Câu số (2)

Dễ Trũi

đương đánh nhau với hai mụ Bọ Muỗm

Câu số (3)

Hai mụ Bọ Muỗm

vừa xông vào vừa kêu om sòm

Câu số (7)

Cả một bọn Bọ Muỗm

lốc nhốc chạy ra

Câu 3.

a) Nối (a) – (2)   (b) – (3)   (c) – (1)

b) (1) khỏe khoắn (2) vạm vỡ (3) khỏe….khỏe         (4) khỏe mạnh

Câu 4. Tham khảo:

   Nhà em ở xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Nơi đây đã trở thành một khu đô thị mới – Khu đô thị Mỹ Đình. Mấy năm nay đường sá được xây dựng lại rất hiện đại, nhà cao tầng mọc lên như nấm. Nhiều nhà cấp 4 trước đây cũng được xây dựng thành những biệt thự nhỏ với kiểu dáng rất đẹp. Con đường đất nhỏ trong làng cũng được thay thế bằng đường bê tông rộng rãi, sạch sẽ. Trường mẫu giáo, công viên…. mới được xây xong. Xã còn có cả nhà văn hóa, khu vui chơi cho trẻ em. Chiều chiều, các bạn nữ thường ra đó chơi nhảy dây, các bạn nam chơi đá bóng. Từ sáng sớm, các cụ cao tuổi trong phường đã ra khoảng sân rộng trước nhà văn hóa để tập dưỡng sinh, chơi bóng chuyền. Những ngày lễ tết, xã có nhiều hoạt động giàu ý nghĩa. Tết trung thu vừa rồi, các anh chị ở đoàn thanh niên xã đã tổ chức cho chúng em rước đèn, biểu diễn văn nghệ, phá cỗ rất vui.

   Cuộc sống của người dân trong xã đã hoàn toàn đổi mới. Mọi người đều cảm thấy gắn bó với nhau và thêm yêu nơi mình đang sinh sống.

Xem thêm lời giải bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 19

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 20

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 21

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 22

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 23

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 24

Đánh giá

0

0 đánh giá