Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tuần 23

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tuần 23 có lời giải chi tiết. Tài liệu giống như đề kiểm tra cuối tuần, gồm có các bài tập từ cơ bản đến nâng cao, giúp các em ôn luyện củng cố kiến thức đã học trong tuần qua.

Chỉ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức cả năm bản word có lời giải chi tiết 

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tuần 23

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 23 (Đề 1)

Đề bài:

Câu 1:

Điền tiếng thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh mẩu chuyện dưới đây. Biết rằng: chỗ trống số (1) chứa tiếng bắt đầu là s hoặc x, chỗ trống số (2) chứa tiếng có vần là ưc hoặc ut.

Một ngày và một năm

Men-xen là một hoạ (1).................. trứ danh của nước (2)............. được rất nhiều người hâm mộ. Mỗi khi tranh của ông trưng bày là ngưòi ta tranh nhau mua.

Có một hoạ sĩ trẻ nói với ông:

- Ngài thật là một người (1).............. sướng. Còn tôi, không hiểu (1)........ tranh rất khó bán. Nhiều (2)................ tranh tôi vẽ mất cả ngày nhưng phải một năm mới bán được.

Men-xen liền bảo:

Anh hãy thử làm ngược lại xem sao! Nghĩa là hãy để cả một nắm vẽ một (2) .... tranh, rồi bán nó trong một ngày.

Câu 2. Chép những câu có dấu gạch ngang trong mẩu chuyện Quà tặng cha (Tiếng Việt 4, tập hai, trang 46) vào cột A và nêu tác dụng của mỗi dấu vào cột B.

A

B

Câu có dấu gạch ngang

Tác dụng của dấu gạch ngang

...........................

.................................

Câu 3. Viết đoạn văn kể lại một cuộc nói chuyện giữa bố hoặc mẹ với em về tình hình học tập của em trong tuần qua, trong đó có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu các câu đối thoại và đánh dấu phần chú thích.

Câu 4. Đọc hai đoạn văn tả hoa sầu đâu, tả quả cà chua (Tiếng Việt 4, tập hai, trang 50 - 51). Nêu nhận xét về cách miêu tả của tác giả trong mỗi đoạn.

a) Tả hoa sầu đâu .............................

b) Tả quả cà chua ..............................

Câu 5. Viết một đoạn văn tả một loài hoa hoặc một thứ quả mà em ưa thích.

Đáp án

Câu 1:

Một ngày và một năm

Men-xen là một họa (1) sĩ trứ danh của nước (2) Đức được rất nhiều người hâm mộ. Mỗi khi tranh của ông trưng bày là người ta tranh nhau mua.

Có một họa sĩ trẻ nói với ông:

- Ngài thật là một người (1) sung sướng. Còn tôi, không hiểu (1) sao tranh rất khó bán. Nhiều (2) bức tranh tôi vẽ mất cả ngày nhưng phải một năm mới bán được.

Men-xen liền bảo:

- Anh hãy thử làm ngược lại xem sao! Nghĩa là hãy để cả một năm vẽ một (2) bức tranh, rồi bán nó trong một ngày.

Câu 2. Ghi những câu có chứa dấu gạch ngang trong mẩu chuyện Quà tặng cha (Sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 46) ở cột A và tác dụng của mỗi dấu ở cột B.

Có dấu gạch ngang

Tác dụng của dấu gạch ngang

- Một bữa Pa-xcan đi đâu về khuya, thấy bố mình - một viên chức tài chính - vẫn cặm cụi trước bàn làm việc.

- Những dãy tính cộng hàng ngàn con số, một công việc buồn tẻ làm sao - Pa-xcan nghĩ thầm.

- Con hi vọng món quà nhỏ này có thể làm bố bớt nhức đầu vì những con tính - Pa-xcan nói.

- Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu phần chú thích trong câu.

- Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu phần chú thích trong câu.

- Dấu gạch ngang thứ nhất dùng để đánh dấu chỗ bắt đầu câu nói của Pa-xcan. Dấu gạch ngang thứ hai dùng để đánh dấu phần chú thích trong câu.

Câu 3. Viết đoạn văn kể lại một cuộc nói chuyện giữa bố hoặc mẹ với em về tình hình học tập của em trong tuần qua, trong đó có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu các câu đối thoại và đánh dấu phần chú thích.

Như thường lệ, cứ đến tối thứ bảy là ba tôi lại kiểm tra tình hình học tập của tôi. Tuần này, tôi đã học hành chăm chỉ, bài kiểm tra toán được 10 điểm, điểm văn cũng khá cao cho nên tôi mong tối thứ bảy lắm.

Vừa xoa đầu tôi ba vừa hỏi. Tuần này con học hành sao rồi?

- Dạ, thưa Ba con được 3 điểm mười môn Toán và 1 điểm 9 môn Văn ạ! Tôi vui vẻ trả lời.

- Ồ, bài văn tả cái bàn học của con hôm trước đấy à?

- Ba tôi ngạc nhiên và vui mừng hỏi.

- Dạ, cô giáo con khen con tả đạt và tình cảm lắm. Con khoe bởi đó là cái bàn do chính tay ba con đóng nên con mới tả được như vậy, vì con yêu quý nó lắm mà!

- Con gái ba khéo lắm!

Ba tôi khẽ cốc đầu tôi rồi ôm tôi vào lòng.

Câu 4. Đọc hai đoạn văn tả hoa sầu đâu, tả quả cà chua (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 50-51). Nêu nhận xét về cách miêu tả của các tác giả trong mỗi đoạn.

a) Tả hoa sầu đâu

- Tả cả chùm hoa, không tả từng bông vì hoa sầu đâu nhỏ, mọc thành chùm, có cái đẹp của cả chùm.

- Đặc tả mùi thơm đặc biệt của hoa hồng bằng cách so sánh với mùi thơm của các loài cây khác, cho mùi thơm của hoa hòa quyện với các hương vị khác của đồng quê.

- Tác giả bộc lộ tình cảm của mình với hoa sầu đâu.

b) Tả quả cà chua

- Tả cây cà chua từ khi hoa rụng đến khi kết quả, từ khi quả còn xanh đến khi quả chín.

- Tả cà chua ra quả, xum xuê, chi chít với những hình ảnh so sánh và nhân hóa tạo ra những hiệu quả nghệ thuật nhất định.

Câu 5. Viết một đoạn văn tả một loài hoa hoặc một thứ quả mà em ưa thích.

Hãy nhìn trái xoài chín mà xem! Trong mới hấp dẫn làm sao! Từng trái, từng trái bầu bĩnh, da căng mượt, vỏ màu vàng ươm. Hương thơm nức nở, cắt trái xoài ra, một màu vàng mỡ màng, ngọt ngào của thịt trái khiến người ta phải nuốt nước miếng! Cắn một miếng thì cái vị ngọt, thanh và hương thơm của nó quyện vào nhau như thấm vào đầu lưỡi khiển người ta nhớ mãi.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 23 (Đề 2)

Đề bài

Câu 1: Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là “hoa học trò”?

Câu 2: Ý nghĩa bài văn Hoa học trò?

A. Phượng là loài cây mang vẻ đẹp vô cùng độc đáo, hơn thế nó còn gắn bó và thân thuộc đối với tuổi học trò.

B. Phượng là loài cây vô cùng có ý nghĩa đối với việc phát triển kinh tế nước nhà

C. Nỗi niềm nhớ nhung bạn bè, mái trường của các cô cậu học trò mỗi độ phượng nở, hè về

D. Giải thích cơ chế sinh sống của cây phượng

Câu 3: Em hiểu thế nào là “những em bé lớn trên lưng mẹ”?

A. là những em bé cả đời chỉ sống trên lưng mẹ

B. là những em bé từ nhỏ đã phải theo mẹ lên nương rẫy, cùng mẹ làm việc.

C. chỉ những em bé cả đời chỉ quanh quẩn bên mẹ, không bao giờ dám đi đâu  xa

D. những người phụ nữ miền núi có tập quán đi đâu hoặc làm gì cũng sẽ địu con trên lưng

Câu 4: Em hiểu như thế nào về câu thơ “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi/Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”?

Câu 5: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào viết đúng chính tả

a) Xôn xao

b) Sâu xắc

c) Sáo trộn

d) Sức xống

 Câu 6: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào mắc lỗi chính tả

a) Nức nở

b) Mức gừng

c) Nứt nẻ

d) Hừng hựt

Câu 7: Gạch dưới những từ ngữ chỉ vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong bài ca dao sau:

Dịu hiền vốn có, đảm đang

Chịu thương chịu khó, mọi bề khôn ngoan

Ra ngoài giúp nước, giúp non

Về nhà tận tụy chồng con một lòng.

Câu 8: Chọn một từ em tìm được ở câu 4. Đặt câu với từ đó.

Câu 9: Hãy viết một đoạn văn tả một loài cây mà em yêu thích (dựa vào dàn ý mà em đã lập ở tuần 23)

Đáp án

Câu 1:

Tác giả gọi phượng là “hoa học trò” bởi vì loài cây này rất gần gũi, quen thuộc với học trò. Phượng thường được trồng trên các sân trường, hoa nở vào mùa thi của học trò. Thấy màu hoa phượng, học trò nghĩ đến kì thi và những ngày nghỉ hè. Hoa phượng gắn liền với rất nhiều kỉ niệm của học trò và mái trường.

Câu 2:

Ý nghĩa bài văn Hoa học trò:

Phượng là loài cây mang vẻ đẹp vô cùng độc đáo, hơn thế nó còn gắn bó và thân thuộc đối với tuổi học trò.

Đáp án đúng: A.

Câu 3:

“Những em bé lớn trên lưng mẹ” có nghĩa là chỉ: những người phụ nữ miền núi đi đâu, làm gì cũng thường địu theo con, những em bé cả lúc ngủ cũng nằm trên lưng mẹ vậy nên có thể nói các em là những em bé lớn trên lưng mẹ.

Đáp án đúng: D. những người phụ nữ miền núi có tập quán đi đâu hoặc làm gì cũng sẽ địu con trên lưng

Câu 4:

Mặt trời vô cùng quan trọng với cây bắp, cây bắp có lớn lên được từng ngày là nhờ có mặt trời chiếu sáng. Cũng như vậy, người con cũng vô cùng quan trọng với người mẹ. Con ngày ngày nằm trên lưng mẹ, con là mặt trời của mẹ. Có con thì mẹ mới có thêm động lực và sức mạnh để làm việc, để sống và để yêu thương con.

Câu 5:

Trong các trường hợp đã cho, những trường hợp viết đúng chính tả đó là:

- Xôn xao

- Sức sống

Sửa lại nhưng trường hợp mắc lỗi: sâu xắc -> sâu xắc, sáo trộn -> xáo trộn

Câu 6:

Trong các trường hợp đã cho những trường hợp mắc lỗi chính tả là:

Mức gừng

Hừng hựt

Sửa lỗi: mức gừng -> mứt gừng, hừng hựt -> hừng hực

Câu 7:

Dịu hiền vốn có, đảm đang

Chịu thương chịu khó, mọi bề khôn ngoan

Ra ngoài giúp nước, giúp non

Về nhà tận tụy chồng con một lòng.

Câu 8:

- Từ em chọn: dịu hiền

- Nghĩa của từ là: Dịu dàng và hiền hậu.

- Đặt câu: Mẹ em là một người phụ nữ dịu hiền nên ai ai cũng yêu quý.

Câu 9:

Trong sân trường em có rất nhiều loài cây nhưng em thích nhất là cây bàng trước cửa lớp 4A. Nhìn từ xa, tán bàng xòe rộng như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây cao vút, vươn thẳng lên trời. Quanh năm bàng khoác chiếc áo màu nâu đen xù xì, cũ kĩ. Rễ bàng mọc lan nổi trên mặt đất ngoằn ngoèo như những con rắn khổng lồ. Hè tới, bàng ra hoa trắng xóa, nhỏ li ti như hoa lộc vừng. Chẳng mấy chốc, những chùm hoa ấy kết thành trái. Trái bàng chín là món ăn yêu thích của tụi học trò chúng em. Dưới bóng bàng mát rượi chúng em chơi bắn bi, nhảy dây và cả học bài. Em rất yêu cây bàng này. Em coi nó như người bạn thân thiết của mình vậy.

Xem thêm lời giải bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 22

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 23

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 24

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 25

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 26

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 27

Đánh giá

0

0 đánh giá