Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tuần 19

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tuần 19 có lời giải chi tiết. Tài liệu giống như đề kiểm tra cuối tuần, gồm có các bài tập từ cơ bản đến nâng cao, giúp các em ôn luyện củng cố kiến thức đã học trong tuần qua.

Chỉ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức cả năm bản word có lời giải chi tiết 

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tuần 19

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 19 (Đề 1)

Đề bài:

Câu 1. Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn, điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu văn sau:

Con người là........... vật kì diệu nhất trên trái đất. Họ ............. trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng nhà cửa, khám phá những bí mật nằm sâu trong lòng đất, chinh phục đại dương, chinh phục khoảng không gian vũ trụ bao la. Họ còn........làm thơ, vẽ tranh............ tác âm nhạc, tạo ra những công trình kiến trúc ................ mĩ,... Họ đã làm cho trái đất trở nên tươi đẹp và tràn đầy sức sống. Con người................. đáng được gọi là “hoa của đất”.

(sinh/xinh, biếc/biết, sáng/xáng, tuyệc/tuyệt, sứng/xứng)

Câu 2. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống:

a) sắp sếp, sáng sủa, sản sinh, tinh sảo, bổ xung, sinh động

- Từ viết đúng chính tả:

M: sáng sủa.................................

- Từ viết sai chính tả:

M: sắp sếp....................................

b) thân thiếc, thời tiết, công việc, nhiệc tình, chiết cành, mải miếc

- Từ viết đúng chính tả:

M: thời tiết, .................................

- Từ viết sai chính tả:

M: thân thiếc,...............................

Câu 3. Đọc đoạn văn dưới đây. Đánh dấu X vào [...] trước câu kể Ai làm gì?. Gạch dưới bộ phận chủ ngữ của mỗi câu vừa tìm được.

☐ Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ. ☐ Hùng đút vội khẩu súng gỗ vào túi quần, chạy biến. ☐ Thắng mếu máo nấp vào sau lưng Tỉến. ☐ Tiến không có súng, cùng chẳng có kiếm. ☐ Em liền nhặt một cành xoan, xua đàn ngỗng ra xa. ☐ Đàn ngỗng kêu quàng quạc, vươn cổ chạy mất.

Câu 4. Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? Có ý nghĩa gì? Đánh dấu X vào [...] thích hợp.

☐ Nêu hoạt động của sự vật (người, con vật hoặc cây cối, đồ vật được nhân hoá).

☐ Nêu đặc điểm, trạng thái của sự vật (người, con vật hoặc cây cối, đồ vật được nhân hoá).

☐ Chỉ sự vật (người, con vật hoặc cây cối đồ vật được nhân hoá) có hoạt động đươc nêu ở vị ngữ

Câu 5. Cho biết chủ ngữ của các câu vừa tìm được ở bài tập 1 do loại từ ngữ nào tạo thành. Đánh dấu X vào [..] trước ý trả lời đúng.

☐ Do danh từ và các từ kèm theo nó (cum danh từ) tạo thành

☐ Do động từ và các từ kèm theo nó (cụm động từ) tạo thành

☐ Do tính từ và các từ kèm theo nó (cum tính từ) tạo thành

Câu 6. Đọc ba đoạn văn mở bài cho một bài văn miêu tả cái cặp sách (Tiếng Việt 4, tập hai, trang 10). Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa các đoạn đó.

a) Giống nhau ...........

b) Khác nhau ............

Câu 7. Viết một đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em theo hai cách sau:

a) Mở bài trực tiếp

b) Mở bài gián tiếp

Đáp án

Câu 1. Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn, điền vào chỗ trống sau.

Con người là sinh vật kì diệu nhất trên trái đất. Họ biết trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng nhà cửa, khám phá những bí mật nằm sâu trong lòng đất, chinh phục đại dương, chinh phục khoảng không gian vũ trụ bao la. Họ còn biết làm thơ, vẽ tranh, sáng tác âm nhạc, tạo ra những công trình kiến trúc tuyệt mĩ,... Họ đã làm cho trái đất trở nên tươi đẹp và tràn đầy sức sống. Con người xứng đáng được gọi là "hoa của đất".

(sinh / xinh, biếc / biết, sáng / xáng, tuyệc / tuyệt, sứng / xứng)

Câu 2. Điền các từ ngữ thích hợp vào chỗ trống:

a) sắp sếp, sáng sủa, sản sinh, tinh sảo, bổ xung, sinh động

- Từ ngữ viết đúng chính tả

M: sáng sủa, sản sinh, sinh động

- Từ ngữ viết sai chính tả

M: sắp sếp, tinh sảo, bổ xung

b) thân thiếc, thời tiết, công việc, nhiệc tình, chiết cành, mải miếc

- Từ ngữ viết đúng chính tả

M: thời tiết, công việc, chiết cành

- Từ ngữ viết sai chính tả

M: thân thiếc, nhiệc tình, mải miếc

Câu 3. Đọc đoạn văn dưới đây. Đánh dấu X vào [...] trước câu kể Ai làm gì ?. Gạch dưới bộ phận chủ ngữ của mỗi câu vừa tìm được.

[.X.] Môt đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ. [.X.] Hùng đút vội khẩu súng gỗ vào túi quần, chạy biến. [.X.] Thắng mếu máo nấp vào sau lưng Tiến. [...] Tiến không có súng, cũng chẳng có kiếm. [.X.] Em liền nhặt một cành xoan, xua đàn ngỗng ra xa. [.X.] Đàn ngỗng kêu quàng quạc, vươn cổ chạy miết.

Câu 4. Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? Có ý nghĩa gì? Đánh dấu X vào [..] thích hợp:

[...] Chỉ sự vật (người, con vật hay cây cối, đồ vật được nhân hóa) có hoạt động được nói đến ở vị ngữ.

Câu 5. Cho biết chủ ngữ của câu vừa tìm được ở bài tập 1 do loại từ ngữ nào tạo thành. Đánh dấu X vào trước ý trả lời đúng:

X Do danh từ và các từ kèm theo nó (cụm danh từ) tạo thành.

Câu 6. Đọc đoạn văn mở bài cho một bài văn miêu tả cái cặp sách (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 10). Viết vào chỗ trống điểm giống nhau và khác nhau trong các đoạn đó.

a) Giống nhau

- Các giai đoạn mở bài trên đều có mục đích giới thiệu chiếc cặp sách.

b) Khác nhau

- Đoạn a: Giới thiệu ngay chiếc cặp - đồ vật cần miêu tả.

- Đoạn b, c: Nói chuyện khác để dẫn vào giới thiêu đồ vật định tả.

Câu 7. Viết một đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em theo hai cách sau:

a) Mở bài trực tiếp: Chiếc bàn xếp nhỏ xinh này là người bạn thân thiết của em bao năm qua.

b) Mở bài gián tiếp: Đầu năm học vừa qua, ba mẹ em trang bị cho em nhiều dụng cụ học tập mới nào bút, nào thước, cặp sách. Trong đó em thích nhất là chiếc bàn xếp do chính ba em đóng.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 19 (Đề 2)

Đề bài

Câu 1: Trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người, sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có người mẹ?

A. Vì trẻ cần nguồn sữa của người mẹ

B. Vì trẻ cần lời ru mỗi đêm

C. Vì trẻ cần tình yêu và lời ru, trẻ cần bế bồng, chăm sóc

D. Vì trẻ cần tiếng hát, cần bữa ăn mỗi ngày

Câu 2: Quan sát tranh và đoán xem các nhân vật trong truyện là ai trong bức tranh?

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 19 (5 phiếu) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 4 có đáp án

1. Cẩu Khây

a. Cậu bé áo xanh lam

2. Năm Tay Đóng Cọc

b. Cậu bé áo đỏ

3. Lấy Tai Tát Nước

c. Cậu bé áo hồng

4. Móng Tay Đục Máng

d. Cậu bé áo xám

Câu 3: Ý nghĩa của phần 1 câu chuyện Bốn anh tài là gì?

A. Ca ngợi sức khỏe, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây

B. Lên án sự độc ác của con yêu tinh gian ác hại người

C. Thương xót số phận khốn khổ của những người dân trong bản

D. Chê trách ông trời tắc trách khi thả yêu tinh tới làm hại dân bản

Câu 3: Trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người, sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có người mẹ?

A. Vì trẻ cần nguồn sữa của người mẹ

B. Vì trẻ cần lời ru mỗi đêm

C. Vì trẻ cần tình yêu và lời ru, trẻ cần bế bồng, chăm sóc

D. Vì trẻ cần tiếng hát, cần bữa ăn mỗi ngày

Câu 4: Ý nghĩa bài thơ Chuyện cổ tích về loài người?

A. Mặt trời là vĩ đại nhất vì đã đem đến ánh sáng, xua tan bóng tối cho nhân gian

B. Mọi vật được sinh ra trên trái đất này là vì con người, vì trẻ em. Hãy dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất

C. Thầy giáo là người tuyệt vời nhất vì đã dạy con người biết chữ để lĩnh hội nhiều hơn tri thức của nhân loại

D. Cần biết yêu thương và trân trọng trái đất này của chúng ta

Câu 5: Điền vào chỗ trống tiếng chứa vần iêt hoặc iêc để có những thành ngữ sau

- Một công đôi …

- Học không hay, cày không …

Câu 6: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào viết đúng chính tả

a) Sĩ số

b) Xấu sí

c) Xanh sao

d) Xấu xa

e) Xổ số

Câu 7: Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào từ  mẹ em làm chủ ngữ?

A. Món thịt rán tẩm bột của mẹ em là ngon nhất trên đời.

B. Món quà sinh nhật của mẹ em là một chiếc đồng hồ

C. Mẹ em là một người phụ nữ vô cùng xinh đẹp

D. Em yêu mẹ em nhất trên đời.

Câu 8.

a) Gạch dưới các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn sau:

   Buổi sáng, Bé dậy sớm, ngồi học bài. Dậy sớm học bài là một thói quen tốt. Nhưng phải cố gắng lắm mới có được thói quen ấy. Rét ghê. Thế mà Bé vùng dậy, chui ra khỏi cái chăn ấm. Bé ngồi học bài.

b) Gạch dưới bộ phận chủ ngữ trong mỗi câu sau:

  (1) Những em bé quần áo đủ màu sắc đang nô đùa trên sân trường.

  (2) Bàn tay mềm mại của Tấm rắc đều những hạt cơm quanh cá bống.

Câu 9.

a) Khoanh tròn từ có tiếng tài khong cùng nghĩa với tiếng tài ở các từ còn lại trong mỗi dãy sau:

  (1). Tài giỏi, tài ba, tài sản, tài đức, tài trí, tài nghệ, nhân tài, thiên tài, tài hoa, tài tử

  (2). Tài chính, tài khoản, tài sản, tài hoa, gia tài, tài vụ, tiền tài, tài lộc

b) Chọn thành ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào từng chỗ trống trong câu:

  (1) Không thể để những kẻ…… phạm tội tham nhũng mà sống ngang nhiên.

  (2) Nguyễn Trãi là một nhà yêu nước thương dân tha thiết, một nhà bác học uyên thâm, có…….

  (3) Dập dìu…………………….

Ngựa xe như nước, áo quần như nêm.

(Theo Nguyễn Du)

Câu 10. Viết đoạn văn mở bài theo kiểu gián tiếp và kết bài theo kiểu mở rộng cho bài văn tả một đồ chơi của em.

a) Đoạn mở bài:

………………………………………………………………….

 ………………………………………………………………….

 ………………………………………………………………….

b) Đoạn kết bài:

………………………………………………………………….

 ………………………………………………………………….

 ………………………………………………………………….

Đáp án:

Câu 1:

“Nhưng còn cần cho trẻ

Tình yêu và lời ru

Cho nên mẹ sinh ra

Để bế bồng chăm sóc”

Sau khi trẻ sinh ra, cần có ngay người mẹ vì trẻ cần tình yêu và lời ru, trẻ cần bế bồng và chăm sóc

Đáp án đúng: C.

Câu 2:

- Móng Tay Đục Máng là cậu bé áo xám vì cậu này móng tay rất dài, lại mang theo một chiếc máng

- Lấy Tai Tát Nước là cậu bé áo xanh lam, vì cậu này có đôi tai rất to và dài

- Nắm Tay Đóng Cọc là cậu bé áo đỏ, vì cậu này có đôi bàn tay rất to

- Cẩu Khây là cậu bé áo hồng, đang đứng chính giữa dẫn dắt, trao đổi với mọi người, ra dáng một người thủ lĩnh, anh lớn trong đội diệt yêu tinh

Đáp án đúng: 1 – c, 2 – b, 3 – a, 4 – d 

Câu 3:

Ý nghĩa của phần 1 câu chuyện Bốn anh tài là:

Ca ngợi sức khỏe, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây

Đáp án đúng: A.

Câu 4:

Ý nghĩa bài thơ Chuyện cổ tích về loài người:

Mọi vật được sinh ra trên trái đất này là vì con người, vì trẻ em. Hãy dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất

Đáp án đúng: B.

Câu 5:

- Một công đôi việc

- Học không hay, cày không biết

Câu 6:

Các trường hợp viết đúng chính tả là:

- Sĩ số

- Xấu xa

- Xổ số

Sửa những trường hợp viết sai chính tả: xấu sí -> xấu xí, xanh sao -> xanh xao

Câu 7:

Phân tích cách thành phần chủ vị trong các câu:

Món thịt rán tẩm bột của mẹ em // là ngon nhất trên đời.

                        CN                                           VN

Món quà sinh nhật của mẹ em // là một chiếc đồng hồ.

                        CN                               VN

Mẹ em // là một người phụ nữ vô cùng xinh đẹp

CN                               VN

Em // rất yêu mẹ em.

CN                   VN

qua phân tích các trường hợp trên ta thấy trường hợp mẹ em làm chủ ngữ là trường hợp C

Đáp án đúng: C. Mẹ em là một người phụ nữ vô cùng xinh đẹp

Câu 8.

a) Gạch dưới các câu: Buổi sáng,Bé dậy sớm, ngồi học bài. / Thế mà Bé vùng dậy, chui ra khỏi cái chăn ấm.Bé ngồi học bài.

b) Gạch dưới chủ ngữ: Những em bé quần áo đủ màu sắc đang nô đùa trên sân trường. / Bàn tay mềm mại của Tấm rắc đều những hạt cơm quanh cá bống.

Câu 9.

a) (1) tài sản (2) tài hoa

b) (1) tài hèn đức mọn (2) tài cao đức trọng (3) tài tử giai nhân

Câu 10. Tham khảo: Tả chú gấu bông

a) Mở bài gián tiếp:

   Như tất cả mọi người ai cũng đều có sở thích riêng, ở nhà em cũng vậy. Bố em mê bóng đá, mẹ thì thích xem ti vi, anh em thì mê vi tính. Còn em lại thích một thứ đồ chơi mềm và rất dễ thương, đó là chú gấu bông. Em đã đặt tên cho chú là Tét-đi

(Phạm Thị Tuyết Như)

b) Kết bài mở rộng:

   Mỗi khi em buồn, chỉ cần nhìn thấy chú mỉm cười, em lại cảm thấy trong người vui vẻ trở lại vì khuôn mặt của chú lúc nào cũng tươi tỉnh, miệng của chú cười mỉm như an ủi em: “ Đừng buồn nữa chị ơi, chỉ cần mỉm cười lên là mọi chuyện sẽ tốt đẹp mà !”. Em rất yêu thương chú, coi chú như một người bạn tri ân, tri kỉ của em.

(Phạm Thị Tuyết Như)

Xem thêm lời giải bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 18

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 19

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 20

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 21

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 22

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 23

Đánh giá

0

0 đánh giá