Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tuần 22

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tuần 22 có lời giải chi tiết. Tài liệu giống như đề kiểm tra cuối tuần, gồm có các bài tập từ cơ bản đến nâng cao, giúp các em ôn luyện củng cố kiến thức đã học trong tuần qua.

Chỉ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức cả năm bản word có lời giải chi tiết 

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tuần 22

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 22 (Đề 1)

Đề bài:

Câu 1. Đọc đoạn văn sau:

Ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Hà Nội tưng bừng màu đỏ. Cả một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa. Những dòng người từ khắp các ngả tuôn về vườn hoa Ba Đình. Các cụ già vẻ mặt nghiêm trang. Những cô gái thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ.

Câu 2. Ghi lại vào bảng dưới đây:

a) Các câu kể Ai thế nào? trong đọan văn.

b) Gạch dưới chủ ngữ của mỗi câu vừa tìm được.

c) Nêu nội dung mà chủ ngữ biểu thị và những từ ngữ tạo thành chủ ngữ

Câu kể Ai thế nào?

Nội dung chủ ngữ biểu thị

Từ ngữ tạo thành chủ ngữ

.............

..............

...............

..............

...............

.................

..............

................

.................

..............

.................

..................

Câu 3. Đọc lại ba bài văn tả cây cối mới học (Sầu riêng, Bãi ngô, Cây gạo) và nhận xét:

a) Tác giả mỗi bài văn quan sát cây theo trình tự như thế nào? Đánh dấu X vào ô trống ý em lựa chọn.

Tên bài

Trình tự quan sát

Từng bộ phận của cây

Từng thời kì phát triển của cây

Sầu riêng

   

Bãi ngô

   

Cây gạo

   

b) Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào?

- Thị giác (mắt) Khứu giác Thính giác Vị giác

(Bãi ngô):

(Cây gạo):

(Sầu riêng):

c) Viết lại những hình ảnh so sánh và nhân hoá mà em thích trong các đoạn văn trên. Theo em, các hình ảnh so sánh và nhân hoá này có tác dụng gì?

d) Trong ba bài văn trên, bài nào miêu tả một loài cây, bài nào miêu tả một cây cụ thể?

e) Theo em, miêu tả một loài cây có điểm gì giống và điểm gì khác với miêu tả một cây cụ thể?

- Giống .....................................

- Khác ......................................

Câu 4. Quan sát một cây mà em thích trong khu vực trường em (hoặc nơi em ở) và ghi lại vắn tắt những gì em đã quan sát được. Chú ý kiểm tra xem.

a) Trình tự quan sát của em có hợp lí không?

b) Em đã quan sát bằng những giác quan nào?

Cái cây em quan sát có gì khác với những cây khác cùng loài?

Đáp án

Câu 1. Đọc đoạn văn sau:

Ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Hà Nội tưng bừng màu đỏ. Cả một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa. Những dòng người từ khắp các ngả tuôn về vườn hoa Ba Đình. Các cụ già vẻ mặt nghiêm trang. Những cô gái thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ.

Câu 2. Ghi lại vào bảng dưới đây:

a) Các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn.

b) Gạch dưới chủ ngữ của những câu vừa tìm được.

c) Nêu nội dung mà chủ ngữ biểu thị và những từ ngữ tạo thành chủ ngữ.

Câu kể Ai thế nào?

Nội dung chủ ngữ biểu thị

Những từ ngữ tạo thành chủ ngữ

Câu 1: Hà Nội tưng bừng màu đỏ.

Nói về Hà Nội

Danh từ riêng “Hà Nội”

Câu 2: Cả một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa.

Nói về vùng trời Hà Nội

Cụm danh từ: “Cả một vùng trời”

Câu 4: Các cụ già vẻ mặt nghiêm trang.

Nói về các cụ già

Cụm danh từ “Các cụ già

Câu 5: Những cô gái Thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ.

Nói về những cô gái

Cụm danh từ: “Những cô gái Thủ đô”

Câu 3. Đọc lại ba bài văn tả cây cối mới học (Sầu riêng, Bãi ngô, Cây gạo) và nhận xét:

a) Tác giả mỗi bài văn quan sát cây theo trình tự như thế nào? Ghi dấu X vào ô trống ý em lựa chọn.

Tên bài

Trình tự quan sát

Từng bộ phận của cây

Từng thời kì phát triển của cây

Sầu riêng

X

 

Bãi ngô

 

X

Cây gạo

 

X (Từng thời kì phát triển của bông gạo)

b) Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào?

- Thị giác(mắt)

(Bãi ngô): Cây, lá, búp, hoa, bắp ngô, bướm trắng, bướm vàng

(Cây gạo): cây, cành, hoa, quả gạo, chim chóc

(Sầu riêng): hoa, trái, dáng, thân, cành lá

- Khứu giác (mũi)

(Sầu riêng): hương thơm của trái rầu riêng

- Vị giác (lưỡi)

(Sầu riêng): vị ngọt của trái sầu riêng

- Thính giác (tai)

(Cây gạo): tiếng chim hót (Bãi ngô) tiếng tu hú

c) Viết lại những hình ảnh so sánh và nhân hóa mà em thích trong các đoạn văn trên. Theo em, các hình ảnh so sánh và nhân hóa này có tác dụng gì?

Bài “sầu riêng”

- So sánh:

+ Hoa sầu riêng ngan ngát như hương cau, hương bưởi.

+ Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con.

+ Trái lủng lẳng dưới cành trông như tổ kiến.

Bài “Bãi ngô ”

- So sánh:

+ Cây ngô lúc nhỏ lấm tấm như mạ non.

+ Búp nhu kết bằng nhung và phấn.

+ Hoa ngô xơ xác như cỏ may.

- Nhân hóa:

+ Búp ngô non núp trong cuống lá.

+ Bắp ngô chờ tay người đến bẻ.

Bài “Cây gạo”

- So sánh

+ Cảnh hoa gạo đỏ rực quay tít như chong chóng.

+ Quả hai đầu thon vút như con thoi.

+ Cây như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.

- Nhân hóa:

+ Các múi bông gạo nở đều, như nồi cơm chín đội vung mà cười.

- Cây gạo già mỗi nàm trở lại tuổi xuân.

+ Cây gạo trở về với dáng vẻ trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành.

* Trên đây là những hình ảnh được tác giả dùng biện pháp so sánh, nhân hóa trong miêu tả. Học sinh lựa chọn một số hình ảnh mà em thích.

Về tác dụng, các hình ảnh so sảnh và nhân hóa trên làm cho bài vản miêu tả thêm hấp dẫn, sinh động và gần gũi với người đọc.

a) Trong ba bài văn trên, bài nào miêu tả một loài cây, bài nào miêu tả một cây cụ thể?

Hai bài Sầu riêng và Bãi ngô miêu tả một loài cây, bài Cây gạo miêu tả một cây cụ thể.

b) Theo em, miêu tả một loài cây có điểm gì giống và điểm gì khác với miêu tả một cây cụ thể?

- Giống: Đều phải quan sát kĩ và sử dụng mọi giác quan, tả các bộ phận của cây, tả khung cảnh xung quanh cây, dùng các biện pháp so sánh, nhân hóa để khắc họa sinh động chính xác các đặc điểm của cây, bộc lộ tình cảm của người miêu tả.

- Khác: Tả cả loài cây cần chú ý đến các đặc điểm phân biệt loài cây này với các loài cây khác. Tả một cái cây cụ thể phải chú ý đến đặc điểm riêng của cây đó - đặc điểm làm nó khác biệt với các cây cùng loài.

Câu 4. Quan sát một cây mà em thích trong khu vực trường em (hoặc nơi em ở) và ghi lại vắn tắt những gì em đã quan sát được. Chú ý kiểm tra xem:

a) Trình tự quan sát của em có hợp lí không?

b) Em đã quan sát bằng những giác quan nào?

c) Cái cây em quan sát có gì khác với những cây khác cùng loài? Tác dụng gì?

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 22 (Đề 2)

I – Bài tập về đọc hiểu

Mùa thu trong tôi

  Sáng sớm buổi đầu thu, không khí khác lạ thường. Cái lành lạnh thoáng qua làm tôi giật mình nhận ra. Không có cái nóng bức sớm sủa của buổi sáng mùa hè. Đường chân trời không xa thẳm, bình minh không còn vẻ gắt gỏng. Từng tia nắng nhẹ nhàng và yếu ớt còn trốn sau những đám sương mù, vẫn muốn đùa nghịch trên ngọn cây nơi sườn đồi xa xa. Từng cơn gió nhẹ thoảng qua. Một mùa thu nữa lại đến.

   Suốt mười một năm trôi qua, đây là lần đầu tiên tôi cảm nhận được từng ngày mùa thu đến. Phải chăng mình đã lớn. Thời gian trôi nhanh thật đấy! Mới ngày nào, khi lần đầu tiên đượcnghe thấy từ “mùa thu’, tôi còn hỏi mẹ:

- Mẹ ơi mùa thu là gì? Nó thế nào hả mẹ?

   Vậy mà bây giờ tôi đã có thẻ giải thích thế nào là mùa thucho em nhỏ rồi.

   Mùa thu. Mùa của tựu trường, mùa đi xây những ước mơ, mùa mà rừng bắt đầu chuyển sang màu vàng ối. Mùa thu cũng là mùa thôi thúc cái gọi là ý chí trong tôi, nó nhắc cho tôi nhớ đến nhiệm vụ mà mình phải cố gắng trong năm học tới.

   Mẹ ơi, con làm được mẹ ạ! Con sẽ nuôi ước mơ của con và cả của mẹ nữa, không chỉ trong mùa thu mà cả mùa đông, mùa xuân, mùa hạ. Suốt cả bốn mùa mẹ ơi.

(Khuất Minh Quyên)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1: Bài văn miêu tả thời điểm nào của mùa thu?

a- Đầu mùa thu

b- Giữa mùa thu

c- Cuối mùa thu

Câu 2: Sáng ớm mùa thu được miêu tả bằng hình ảnh nào?

a- Không có cái nóng bức sớm sủa của buổi sáng mùa hè

b- Đường chân trời trở nên xa thẳm, bình minh vẫn còn vẻ gắt gỏng

c- Từng tia nắng nhẹ nhàng, yếu ớt trốn sau những đám sương mù, từng cơn gió nhẹ thoảng qua.

Câu 3: Hai dòng nào dưới đây nêu đúng cảm nhận của tác giả về mùa thu vào năm mười một tuổi?

a- Mùa thu kế tiếp sau mùa hè làm cho ta biết kì vui chơi đã hết

b- Mùa thu là mùa tựu trường, mùa đi xây những ước mơ

c- Mùa thu là mùa thôi thúc ý chí, tinh thần cố gắng học tập của tác giả

Câu 4: Trong đoạn cuối bài, tác giả thầm hứa với mẹ điều gì?

a- Vào mùa thu sẽ quyết tâm học tốt

b- Quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ học tập của mình trong suốt bốn mùa

c- Sẽ làm cho mẹ rõ ước mơ của mình và của mẹ trong suốt bốn mùa.

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1: Gạch dưới các chữ viết sai chính tả (l /n, ut/ uc) trong mỗi câu tục ngữ, ca dao rồi chép lại các câu đó cho đúng:

a)

Trông cho chân cứng đá mềm

Trời yên bể nặng mới yên tấm nòng.

…………………………………………………………………..

………………………………………………………………….

b)

Nời nói chẳng mất tiền mua

Nựa nời mà nói cho vừa nòng nhau.

…………………………………………………………….

…………………………………………………………….

c)

Nước lục thì lúc cả làng

Muốn cho khỏi lục, thiếp chàng cùng lo.

…………………………………………………………….

…………………………………………………………….

d) Giữ quần áo lút mới may, giữ thanh danh lút còn trẻ.

…………………………………………………………….

…………………………………………………………….

Câu 2: 

a) Dùng dấu gạch chéo (/) tách bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của các câu sau:

   (1) Mặt trời cuối thu nhọc nhằn chọc thủng màn sương từ từ nhô lên ngàn cây trên dãy núi đồi lẹt xẹt. (2) Bầu trời dần tươi sáng. (3) Tất cả thung lũng đều hiện màu vàng. (4) Hương vị thôn quê đầy vẻ quyến rũ của mùi lúa chín ngào ngạt.

b) Nối từng câu ở cột trái với những nhận xét về chủ ngữ của câu ở cột phải cho thích hợp:

(a) Câu 1

(1) Chủ ngữ do danh từ tạo thành

(b) Câu 2

(2) Chủ ngữ do cụm danh từ tạo thành

(c) Câu 3

(3) Chủ ngữ chỉ sự vật có đặc điểm, tính chất nêu ở vị ngữ

(d) Câu 4

(4) Chủ ngữ chỉ sự vật có trạng thái được nêu ở vị ngữ

Câu 3: Tìm những từ ngữ thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật hoặc con người có trong những câu sau

Chị Lan vừa dịu dàng lại còn thùy mị, nết na.

Cảnh vật thật tráng lệ và hùng vĩ.

Câu 4: Ý nghĩa câu chuyện Con vịt xấu xí?

A. Từ xưa đến nay, loài vịt có truyền thống nuôi con cho thiên nga

B. Không lấy mình ra làm mẫu để đánh giá người khác, mỗi người đều có một vẻ đẹp riêng. Cần biết sống yêu thương những người xung quanh mình.

C. Biết sống dũng cảm và theo đuổi ước mơ của mình

D. Vào mùa đông, thiên nga thường bay về phương nam tránh rét và bỏ các con ở lại

Câu 5: Viết một đoạn văn từ 5 – 7 câu miêu tả về thân, lá, gốc (hoặc hoa, quả) của một cây mà em biết. (Chú ý sử dụng mẫu câu Ai thế nào?)

Đáp án

Phần I.

1.a          2.c           3.b,c          4.b

Phần II.

1. Giải đáp

a) Trông cho chân cứng đá mềm

    Trời yên bể lặng mới yên tấm lòng.

b) Lời nói chẳng mất tiền mua

    Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

c) Nước lụt thì lút cả làng

    Muốn cho khỏi lụt, thiếp chàng cùng lo.

d) Giữ quần áo lúc mới may, giữ thanh danh lúc còn trẻ.

Câu 2.

a) Đáp án (gạch chéo):

   Mặt trời cuối thu/………

   Bầu trời/…..

   Tất cả thung lũng/…

(4) Hương vị thôn quê/….

b) Nối (a)–(2), (4)      (b)-(1),(3)

          (c)-(2),(4)        (d)-(2),(3)

Câu 3:

Các từ ngữ thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh  vật hoặc con người là: dịu dàng, thùy mị, nết na, tráng lệ, hùng vĩ

Câu 4:

Ý nghĩa câu chuyện Con vịt xấu xí?

Không lấy mình ra làm mẫu để đánh giá người khác, mỗi người đều có một vẻ đẹp riêng. Cần biết sống yêu thương những người xung quanh mình.

Đáp án đúng: B.

Câu 5:

       Thân cây hoa hồng nhỏ, thấp, chia làm nhiều cành, nhánh mảnh mai. Lá hồng nhỏ, màu xanh thẫm, có răng cưa viền quanh mép lá. Ở thân và cành mọc ra những chiếc gai ngắn nhưng nhọn sắc. Hồng thường nhú nụ ở đầu cành. Nụ hoa lúc đầu có màu xanh nhạt và chỉ bé bằng cái hạt chanh. Nụ hoa lớn dần lên và hé nở để lộ ra màu đỏ của cánh hoa. Khi hoa đã nở bung, những cánh hoa đỏ thắm xếp chồng lên nhau. Giữa hoa có nhị hoa màu vàng. Hoa hồng mềm mại và mong manh, dịu dàng và kiêu sa. Buổi sáng sớm, khi ngắm những bông hoa còn long lanh một vài giọt sương đêm, thì em thích thú vô cùng. Từ những cánh hồng, một mùi thơm dịu nhẹ bay ra thơm ngát.

Xem thêm lời giải bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 21

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 22

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 23

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 24

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 25

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 26

Đánh giá

0

0 đánh giá