Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tuần 2

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tuần 2 có lời giải chi tiết. Tài liệu giống như đề kiểm tra cuối tuần, gồm có các bài tập từ cơ bản đến nâng cao, giúp các em ôn luyện củng cố kiến thức đã học trong tuần qua.

Chỉ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 Kết nối tri thức cả năm bản word có lời giải chi tiết 

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tuần 2

1. Kiến thức trọng tâm

- Em học luyện từ và câu: Danh từ chung và danh từ riêng.

- Em học về tìm ý và viết đoạn văn nêu ý kiến.

2. Đọc hiểu - Luyện tập

Tâm hồn hoa

Mùa xuân, cô bé đi vào trong vườn, hoa đào đang nở rợp một màu hồng. Cô gọi:

- Đào ơi, sao bạn mang sắc màu đẹp thế?

- Tôi cũng giống như màu đôi môi của bạn ấy mà. Đấy bạn soi gương xem, giống như đúc phải không? Đôi môi thường cất lên những bài hát líu lo. Đôi môi ấm rực và nở những nụ cười tươi. Mỗi nụ cười toả những tia sáng diệu kì làm ấm lòng người. Đấy, tôi cũng mang màu đôi môi của bạn. Và mùa xuân đến, tôi cũng nở những nụ cười. Tôi với bạn là một mà thôi.

Cô bé âu yếm nụ cười của mình lên những nụ hoa đào, thầm thì:

- Ừ, hai chúng mình là một.

Đi tiếp vào trong vườn, cô bé lại gặp không biết bao nhiêu là hoa khác nữa.

- Cô bé ơi! Tôi là hoa hồng đỏ đây. - Bông hồng nói. Tôi là màu của mặt trời sau làn sương sớm. Màu ngọn lửa ấm áp trong nắng mùa đông. Màu của lá cờ phấp phới. Màu những giọt máu chảy trong thân thể bạn... Mặt trời chẳng bao giờ mất. Ngọn lửa chẳng bao giờ tắt. Dòng máu chẳng bao giờ ngừng... Cô bé ơi, đó là tôi đấy!

Cô bé áp bông hồng vào ngực, một ánh sáng từ đó tỏa bừng trên gương mặt cô. Cô bé đi tiếp vào khu vườn và ngập chìm trong tiếng nói ríu rít của mọi loài hoa.

 Nguyễn Phan Hách

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 2 Kết nối tri thức (có đáp án) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 4

Câu 1. Khi bước vào vườn hoa cô bé đã thắc mắc điều gì?

A. Sao hoa đào lại mang sắc màu đẹp đến thế.

B. Sao hoa đào lại có màu hồng đẹp đến thế.

C. Sao hoa đào lại có màu sắc giống đôi môi của mình.

D. Sao hoa đào lại âu yếm và dịu dàng đến thế.

Câu 2. Dòng nào dưới đây tả về vẻ đẹp đáng yêu của hoa đào và cô bé?

A. Đôi môi chúm chím như những nụ hồng, đang lan tỏa những tia sáng diệu kì.

B. Nụ cười ngọt ngào, tỏa những tia sáng diệu kì làm ấm lòng người.

C. Nụ cười ấm áp, tỏa những tia sáng diệu kì làm ấm lòng người.

D. Đôi môi ấm rực và nở những nụ cười tươi, nụ cười tỏa những tia sáng diệu kì làm ấm lòng người.

Câu 3. Em hiểu như thế nào về câu nói “Màu những giọt máu chảy trong thân thể bạn”?

A. Những bông hoa hồng cũng cần có máu để duy trì sự sống của mình.

B. Màu vàng của hoa hồng được so sánh với màu sắc của những giọt máu chảy trong thân thể con người.

C. Máu chảy trong thân thể là nguồn sống bất diệt của con người.

D. Màu đỏ của hoa hồng được so sánh với màu đỏ của những giọt máu, máu là màu của sự sống lúc nào cũng căng tràn sắc đỏ.

Câu 4. Những câu nào dưới đây thể hiện tình yêu của cô bé với các loài hoa?

A. Cô bé âu yếm nụ cười lên những nụ hoa đào và áp những bông hồng vào ngực.

B. Cô bé âu yếm nụ cười của mình lên những nụ hoa đào.

C. Cô bé áp những bông hoa hồng đỏ rực vào ngực mình.

D. Cô bé vuốt ve và nâng niu từng bông hoa nhỏ trong khu vườn.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 2 (Đề 1)

Đề bài:

I/ Bài tập về đọc hiểu

"Ông lão ăn mày nhân hậu"

          Người ta gọi ông là "Ông lão ăn mày” vì ông nghèo và không nhà cửa. Thực ra, ông chưa hề chìa tay xin ai thứ gì.

          Có lẽ ông chưa ngoài 70 tuổi nhưng công việc khó nhọc, sự đói rét đã làm ông già hơn ngày tháng. Lưng ông hơi còng, tóc ông mới bạc quá nửa nhưng đôi má hóp, chân tay khô đét và đen sạm. Riêng đôi mắt vẫn còn tinh lắm. Ông thường ngồi đan rổ rá trước cửa nhà tôi. Chỗ ông ngồi đan, đố ai thấy một nút lạt, một cọng tre, một sợi mây nhỏ.

        Một hôm, trời đang ấm bỗng nổi rét. Vừa đến cửa trường, thấy học trò tụ tập bàn tán xôn xao, tôi hỏi họ và được biết : dưới mái hiên trường có người chết.

        Tôi hồi hộp nghĩ : “Hay là ông lão...”. Đến nơi, tôi thấy ngay một chiếc chiếu cuốn tròn, gồ lên. Tôi hỏi một thầy giáo cùng trường:

- Có phải ông cụ vẫn đan rổ rá phải không ?

- Phải đấy ! Ông cụ khái tính đáo để ! Tuy già yếu, nghèo đói, ông cụ vẫn tự kiếm ăn, không thèm đi xin.

       Chiều hôm sau, lúc tan trường, tôi gặp một cậu bé trạc mười tuổi, gầy gò, mặc chiếc áo cũ rách, ngồi bưng mặt khóc ở đúng chỗ ông lão mất đêm kia.

Tôi ngạc nhiên, hỏi :

- Sao cháu ngồi khóc ở đây ?

- Bố mẹ cháu chết cả. Cháu đi đánh giày vẫn được ông cụ ở đây cho ăn, cho ngủ. Cháu bị lạc mấy hôm, bây giờ về không thấy ông đâu...

         Cậu bé thốn thức mãi mới nói được mấy câu. Tôi muốn báo cho cậu biết ông cụ đã chết nhưng sự thương cảm làm tôi nghẹn lời.

(Theo Nguyễn Khác Mẫn)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1. Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ các từ ngữ tả ngoại hình :" Ông lão ăn mày"?

a. Lưng hơi còng, tóc bạc quá nửa, má hóp, chân khô đét, tay sạm, mắt còn tinh sáng.

b. Lưng hơi còng, tóc bạc quá nửa, má hóp, chân tay khô đét và đen sạm, mắt vẫn còn tinh

c. Lưng còng, tóc bạc, má hóp, môi khô nẻ; chân tay khô đét, đen sạm; mắt vẫn còn tinh

2. Dòng nào dưới đây nêu đúng hai chi tiết cho thấy cậu bé là người sống có tình có nghĩa?

a. Ngồi bưng mặt khóc ở chỗ ông cụ mất; thổn thức mãi mới nói được mấy câu

b. Thổn thức mãi mới nói được mấy câu, đi đánh giày vẫn được ông cụ cho ăn

c. Đi đánh giày vẫn được ông cụ cho ăn; ngồi bưng mặt khóc ở chỗ ông cụ mất

3. Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ các chi tiết cho thấy “Ông lão ăn mày ” là người có lòng tự trọng và biết thương người ?

a. Giữ thật sạch chỗ ngồi đan rổ rá ; tự làm việc để kiếm ăn, không xin người khác; cho cậu bé mồ côi ăn nhờ, ngủ nhờ

b. Chưa hề chìa tay xin ai thứ gì; ngồi đan rổ rá để kiếm sống: cùng với cậu bé đánh giày dưới mái hiên trường

c. Giữ thật sạch chỗ ngồi đan rổ rá; cho cậu bé mồ côi ăn nhờ, ngủ nhờ; chết trong tấm chiếu cuốn tròn ở dưới mái hiên.

4. Câu tục ngữ nào đưới đây phù hợp với ý nghĩa của câu chuyện ?

a. Chết trong còn hơn sống đục.

b. Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm.

c. Đói cho sạch, rách cho thơm

II/ Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1: Điền vào chỗ trống rồi chép lại thành các thành ngữ, tục ngữ:

a. s hoặc x

- .......inh .....au để muộn/...............

- .......ương .......ắt da đồng/...............

b. ăn hoặc ăng

-.......... ngay nói th............./...........

- tre già m....... mọc/........................

Câu 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu tục ngữ ca dao nói về lòng nhân hậu, tình đoàn kết:

a. Chị ngã em........................

b. Ăn ở có................................ mười phần chẳng thiệt

c. Vì tình vì........................không ai vì đĩa xôi đầy.

d. Ngựa chạy có bầy, chim bay có...........................

e. Khi đói cùng chung một dạ, khi rét cùng chung một..............................

(Từ cần điền: nhân: nghĩa, bạn, lòng, nâng)

Câu 3:  Tìm từ phức có tiếng “hiền” điền vào chỗ trống cho thích hợp:

a. Bạn Mai lớp em rất..........................

b. Dòng sông quê tôi chảy.................... giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.

c. Ngoại luôn nhìn em với cặp mắt.......................

Câu 4:

a) Ghi lại những chi tiết ở đoạn 2 (" Có lẽ.....sợi mây nhỏ") trong câu chuyện trên cho thấy :" Ông lão ăn mày" có tính cẩn thận, sạch sẽ, không để người khác phải chê trách

.................................................................

b) Hãy hình dung cậu bé đánh giày về kịp lúc:" Ông lão ăn mày " sắp mất và viết tiếp đoạn văn kể lại một vài hành động của cậu bé.

.................................................................

Đáp án:

I/ Bài tập về đọc hiểu

1. Dòng nêu đúng và đầy đủ các từ ngữ tả ngoại hình “Ông lão ăn mày” là: Lưng hơi còng, tóc bạc quá nửa, má hóp, chân tay khô đét và đen sạm, mắt vẫn còn tinh.

Chọn đáp án: b

2. Dòng nêu đúng hai chi tiết cho thấy cậu bé là người sống có tình có nghĩa đó là: Ngồi bưng mặt khóc ở chỗ ông cụ mất; thổn thức mãi mới nói được mấy câu.

Chọn đáp án: a

3. Dòng nêu đúng và đủ các chi tiết cho thấy “Ông lão ăn mày” là người có lòng tự trọng và biết thương người là: Giữ thật sạch chỗ ngồi đan rổ rá; tự làm việc để kiếm ăn, không xin người khác; cho cậu bé mồ côi ăn nhờ, ngủ nhờ

Chọn đáp án: a

4. Câu tục ngữ phù hợp với ý nghĩa của câu chuyện là: Đói cho sạch, rách cho thơm.

Chọn đáp án: c

II/ Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1.

a. s hoặc x

- sinh sau đẻ muộn.

xương sắt da đồng

b. ăn hoặc ăng

Ăn ngay nói thẳng

Tre già măng mọc.

2.

a. Chị ngã em nâng

b. Ăn ở có nhân mười phần chẳng thiệt.

c. Vì tình vì nghĩa không ai vì đĩa xôi đầy.

d. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn

e. Khi đói cùng chung một dạ, khi rét cùng chung một lòng

3.

a) Bạn Mai lớp em rất hiền lành

b) Dòng sông quê tôi chảy hiền hòa giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.

c. Ngoại luôn nhìn em với cặp mắt hiền từ.

4.

a) Những chi tiết trong đoạn 2 cho thấy “Ông lão ăn mày” có tính cẩn thận, sạch sẽ, không để người khác phải chê trách đó là: Chỗ ông ngồi đan, đố ai thấy một nút lạt, một cọng tre, một sợi mây nhỏ.

b) Đoạn văn tham khảo:

Chiều hôm ấy, sau khi đánh giày xong, cậu bé lại trở về mái hiên trường quen thuộc với ông lão nghèo kia. Vừa về đến nơi, cậu bé giật mình khi ấy ông lão đang nằm run rẩy trong manh chiếu mỏng. Cậu lại gần ôm chầm lấy ông lão, từng giọt nước mắt của cậu lăn tròn trên vai ông. Cậu nghẹn ngào mãi mới thốt lên câu:

- Ông ơi, ông làm sao thế ạ? Ông đừng làm cháu sợ.... Cháu thương ông lắm...

Ông lão nắm chặt lấy tay cậu bé, thều thào không nói lên lời.

Cậu bé khóc thút thít, không biết phải làm sao. Nắm chặt lấy bàn tay chai sạn của ông lão, cố gắng lay lay người để ông lão tỉnh lại. Nhưng tất cả chỉ là vô ích. Cậu cứ khóc mãi, khóc mãi cho đến lúc mệt lả đi.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 2 (Đề 2)

Đề bài:

Câu 1. Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu chuyện sau:

Tìm chỗ ngồi

Rạp đang chiếu phim thì một bà đứng dậy len qua hàng ghế ra ngoài. Lát .......... (sau/xau), bà trở lại và hỏi ông ngồi đầu hàng ghế .......... (rằng/rằn):

- Thưa ông ! Phải .......... (chăng/chăn) lúc ra ngoài, tôi vô ý giẫm vào chân ông?

- Vâng, nhưng .......... (sin/xin) bà đừng .......... (băn khoăn/băn khoăng), tôi không .......... (sao/ xao)!

- Dạ không! Tôi chỉ muốn hỏi để .......... (sem/xem) tôi có tìm đúng hàng ghế của mình không.

Câu 2. Giải câu đố:

a) Để nguyên - tên một loài chim

Bỏ sắc - thường thấy ban đêm trên trời.

Là chữ .......... và chữ ..........

b) Để nguyên – vằng vặc trời đêm

Thêm sắc - màu phấn cùng em tới trường.

Là chữ .......... và chữ ..........

Câu 3. Tìm các từ ngữ:

a) Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại.

M: lòng thương người, ………………………

b) Trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương

M: độc ác,. …………………

c) Thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại.

M: cưu mang,

d) Trái nghĩa với đùm bọc hoặc giúp đỡ:

M: Ức hiếp. ……………………………

Câu 4. Xếp các từ có tiếng nhân (nhân dân, nhân hậu, nhân ái, công nhân, nhân loại, nhân đức, nhân từ, nhân tài) thành hai nhóm:

a) Từ có tiếng nhân có nghĩa là người:

b) Từ có tiếng nhân có nghĩa là lòng thương người:

Câu 5. Đặt câu với một từ em vừa tìm được ở bài tập 2:

Câu 6. Nối câu tục ngữ thích hợp ở bên A với lời khuyên, lời chê ở bên B:

A

B

a) ở hiền gặp lành.

1) Khuyên con người hãy đoàn kết. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh.

b) Trâu buộc ghét trâu ăn.

2) Khuyên con người sống nhân hậu, hiền lành thì sẽ gặp điều tốt đẹp.

c) Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

3) Chê những người xấu tính, hay ghen tị khi thấy người khác hạnh phúc, may mắn.

 Câu 7:

Đọc đoạn văn miêu tả ngoại hình của một chú bé liên lạc cho bộ đội trong kháng chiến (Tiếng Việt 4, tập một, trang 24) và trả lời các câu hỏi:

Tôi nhìn em. Một em bé gầy, tóc húi ngắn, hai túi của chiếc áo cánh nâu trễ xuống đến tận đùi như đã từng phải đựng nhiều thứ quá nặng. Quần của em ngắn chỉ tới gần đầu gối để lộ đôi bắp chân nhỏ luôn luôn động đậy. Tôi đặc biệt chú ý đến đôi mắt của em, đôi mắt sáng và xếch lên khiến người ta có ngay cảm giác là một em bé vừa thông minh vừa gan dạ.

Theo Vũ Cao

a) Tác giả đã chú ý miêu tả những chi tiết nào về ngoại hình của chú bé?

- Dáng người ............... ;

- Tóc ...............

- Hai túi áo ...............

- Quần ...............

- Đôi mắt ...............

b) Các chi tiết ấy nói lên điều gì về chú bé ? (Chọn những từ ngữ thích hợp để trả lời: nhanh nhẹn, nghịch ngợm, hiếu động, yếu ớt thông minh, lanh lợi, nhà nghèo, gan dạ, vất vả chăm chỉ.)

Đáp án

Câu 1. Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu chuyện sau :

Tìm chỗ ngồi

Rạp đang chiếu phim thì một bà đứng dậy len qua hàng ghế ra ngoài. Lát sau, bà trở lại và hỏi ông ngồi đầu hàng ghế rằng:

- Thưa ông! Phải chăng lúc ra ngoài tôi vồ ý giẫm vào chân ông?

- Vâng, nhưng xin bà đừng băn khoăn, tôi không sao!

- Dạ không! Tôi chỉ muốn hỏi để xem tôi có tìm đúng hàng ghế của mình không.

Câu 2. Giải câu đố:

a) Để nguyên - tên một loài chim

Bỏ sắc - thường thấy ban đêm trên trời.

Là chữ: sáo, sao

b) Để nguyên - vằng vặc trời đêm

Thêm sắc - màu phấn cùng em tới trường

Là chữ: trăng, trắng.

Câu 3. Tìm các từ ngữ:

a) Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại.

M: lòng thương người, yêu thương, xót thương tha thứ, lòng vị tha, lòng nhân ái, bao dung, thông cảm, đồng cảm, yêu quý, độ lượng.

b) Trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương.

M: độc ác, hung dữ, tàn bạo, cay độc, ác nghiệt, dữ dằn, dữ tợn, hung ác, nanh ác, tàn ác...

c) Thể hiện tinh thần đùm bọc giúp đỡ đồng loại.

M: cưu mang, bảo bọc, bảo vệ, che chở, nâng đỡ, ủng hộ, bênh vực, cứu giúp, cứu trợ, hỗ trợ.

d) Trái nghĩa với đùm bọc hoặc giúp đỡ

M: ức hiếp, hà hiếp, hiếp đáp, hành hạ, đánh đập, lấn lướt, bắt nạt.

Câu 4. Xếp các từ có tiếng nhân (nhân dân, nhân hiệu, nhân ái, công nhân, nhân loại, nhân đức, nhân từ, nhân tài) thành 2 nhóm:

a) Từ có tiếng nhân có nghĩa là người: nhân dân, công nhân, nhân loại, nhân tài

b) Từ có tiếng nhân có nghĩa là lòng thương người: nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ

Câu 5. Đặt câu với một từ em vừa tìm được ở bài tập 2:

Nhân loại trên thế giới đều yêu thích hòa bình.

Bác Hồ giàu lòng nhân ái với các cháu

Câu 6. Nối câu tục ngữ thích hợp ở bên A với lời khuyên, lời chê ở bên B:

a - 2; b - 3; c - 1

Câu 7:

a) Tác giả đã chú ý miêu tả những chi tiết nào về ngoại hình của chú bé?

- Dáng người gầy;

- Tóc hớt ngắn

- Hai túi áo trễ xuống tận đùi;

- Quần ngắn đến đầu gối

- Đôi mắt sáng và xếch;

- Bắp chân luôn động đậy

b) Các chi tiết ấy nói lên điều gì về chú bé?

- Thân hình và trang phục của chú bé cho biết hoàn cảnh sống của chú, đó là con của một nhà nghèo, vất vả.

- Đôi mắt và đôi bắp chân cho biết chú bé là một người hiếu động, nhanh nhẹn.

Xem thêm lời giải bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 1

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 2

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 3

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 4

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 5

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 6

Đánh giá

0

0 đánh giá