Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tuần 6 có lời giải chi tiết. Tài liệu giống như đề kiểm tra cuối tuần, gồm có các bài tập từ cơ bản đến nâng cao, giúp các em ôn luyện củng cố kiến thức đã học trong tuần qua.
Chỉ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức cả năm bản word có lời giải chi tiết
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tuần 6
1. Kiến thức trọng tâm
- Em học luyện từ và câu: Luyện tập về động từ.
- Em học về viết bài văn thuật lại một sự việc.
- Em học về tìm hiểu cách viết bài văn kể lại một câu chuyện.
2. Đọc hiểu - Luyện tập
Bảo tàng Dân tộc học
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam giữa Thủ đô Hà Nội là nơi sum vầy của 54 dân tộc anh em. Khu nhà hai tầng có hình dáng như chiếc trống đồng khổng lồ. Đây là nơi trưng bày những bộ sưu tập về từng dân tộc như Thái, Hmông, Ê-đê, Chăm, Khmer,...
Đến đây, ta có thể thấy những đồ vật rất gần gũi với đời sống hằng ngày của các dân tộc. Đây là những con dao, cái gùi, chiếc khố, ống sáo, cây đàn. Đây là căn nhà sàn người Thái thấp thoáng những cô gái cồng chiêng, giáo mác cổ kính. Những bức tượng nhà mồ nổi bật nét đặc sắc của các dân tộc Tây Nguyên.
Ngồi trong bảo tàng, ta có thể xem những cuốn phim về lễ hội đâm trâu của người Ba-na, cảnh chơi xuân của người Hmông hay đám ma của người Mường... Đi thăm khắp bảo tàng, ta cảm thấy như được sống trong không khí vui vẻ, đầm ấm của một ngôi nhà chung - ngôi nhà của các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam.
Theo Hương Thủy
* Dân tộc học: khoa học nghiên cứu về các dân tộc.
Câu 1. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam nằm ở đâu?
A. Nằm ở giữa lòng Thành phố Hồ Chí Minh.
B. Nằm ở giữa Thủ đô Hà Nội.
C. Nằm ở vùng đồi núi.
D. Nằm ở vùng Tây Bắc.
Câu 2. Những đồ vật nào gần gũi với đời sống hằng ngày của các dân tộc?
A. Con dao, cái gùi, chiếc khố, ống sáo, cây đàn, căn nhà sàn.
B. Con dao, cái gùi, chiếc khổ, cồng chiêng, cái chổi rơm.
C. Con dao, cái gùi, chiếc khăn phiêu, giáo mác, tượng nhà mồ.
D. Con dao, cái gùi, pho tượng, cồng chiêng, cây đao.
Câu 3. Khi đi thăm bảo tàng mọi người đã cảm nhận được điều gì?
A. Được sống trong không khí sum vầy, đầm ấm của một ngôi nhà chung.
B. Được sống trong không khí vui vẻ, đầm ấm của một ngôi nhà chung.
C. Được sống trong không khí vui vẻ, đông đúc của một ngôi nhà chung.
D. Được sống trong không khí hân hoan, đông đúc của một ngôi nhà chung.
Câu 4. Ngồi trong bảo tàng, ta có thể xem được những cuốn phim gì?
A. Các chàng trai Mông ngồi thổi kèn trên vách núi, cô gái Thái ngồi dệt vải.
B. Cảnh chơi xuân của người Hmông, đám ma của người Mường.
C. Lễ hội đâm trâu của người Ba-na, cô gái Thái ngồi dệt vải thổ cẩm.
D. Lễ hội đâm trâu của người Ba-na, cảnh chơi xuân của người Hmông, đám ma của người Mường.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 6 (Đề 1)
Đề bài
Câu 1. Sửa lỗi trong bài chính tả Người viết truyện thật thà em vừa viết. Ghi vào bảng các lỗi và cách sửa từng lỗi:
a) Lỗi nhầm lẫn s / x
Viết sai |
Viết đúng |
M: xắp lên xe, .... |
sắp lên xe .... |
b) Lỗi nhầm lẫn dấu hỏi /dấu ngã
Viết sai |
Viết đúng |
M : tưỡng tượng, .... |
tuởng tượng .... |
Câu 2. Tìm từ láy:
a)
- Ba từ có tiếng chứa âm s.
M: suôn sẻ,.........................
- Ba từ có tiếng chứa âm x
M: xôn xao.........................
b)
- Ba từ có tiếng chứa thanh hỏi:
M: nhanh nhảu,
- Ba từ có tiếng thanh ngã
M: mãi mãi,........................
Câu 3. Tìm và viết vào chỗ trống các từ có nghĩa như sau:
Nghĩa |
Từ |
a) Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được. b) Dòng sông lớn nhất chảy qua nhiều tỉnh phía Nam nước ta. c) Người đứng đầu nhà nước phong kiến. d) Vị vua có công đánh đuổi giặc Minh, lập ra nhà Lê ở nước ta. |
............... ............... ............... ............... |
Câu 4. Các từ em tìm được ở bài tập 1 khác nhau thế nào? Viết lời giải thích của em.
Danh từ |
Khác nhau về nghĩa |
Khác nhau về cách viết |
a) sông |
- là tên chung để chỉ những dòng nước chảy tương đối lớn. |
|
b) Cửu Long |
- là tên riêng của một dòng sông |
|
c) vua |
||
d) Lê Lợi |
Câu 5. Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn sau, viết vào bảng phân loại ở dưới:
Chúng tôi / đứng / trên / núi / Chung /. Nhìn / sang / trái / là / dòng / sông / Lam / uốn khúc / theo / dãy / núi / Thiên Nhân /. Mặt / sông / hắt / ánh / nắng / chiếu / thành/ một / đường / quanh co / trắng xoá /. Nhìn / sang / phải / là / dãy / núi / Trác / nối liền / với / dãy / núi / Đại Huệ / xa xa /. Trước / mắt / chúng tôi /, giữa / hai / dãy / núi / là / nhà / Bác Hồ/
Danh từ chung: ..............................
Danh từ riêng: ...............................
Câu 6.
a) Viết họ và tên của ba bạn nam, ba bạn nữ trong lớp em.
b) Họ và tên các bạn ấy là danh từ chung hay danh từ riêng? Vì sao?
Đáp án
Câu 1. Sửa lỗi trong bài chính tả Người viết truyện thật thà em vừa viết. Ghi vào bảng ở dưới các lỗi và cách sửa từng lỗi:
a) Lỗi nhầm lẫn s/x
Viết sai |
Viết đúng |
M : xắp lên xe |
- sắp lên xe |
- về xớm |
- về sớm |
- mà sem |
- mà xem |
b) Lỗi nhầm lẫn dấu hỏi /dấu ngã
Viết sai |
Viết đúng |
M: tường tượng |
- tưởng tượng |
- nỗi tiếng |
- nổi tiếng |
- bão vợ |
- bảo vợ |
- nghỉ một cái cớ đễ về |
- nghĩ một cái cớ để về |
- anh sẻ thẹn đõ mặt |
- anh sẽ thẹn đỏ mặt |
Câu 2. Tìm từ láy:
- Ba từ có tiếng chứa âm s.
M: suôn sẻ, sẵn sàng, sáng suốt, sần sùi, sao sát, sền sệt, sin sít, song song,...
- Ba từ có tiếng chứa âm X.
M: xôn xao, xào xạc, xao xuyến, xa xôi, xanh xao, xúng xính, xông xáo, xót xa,..
b)
- Ba từ có tiếng chứa thanh hỏi
M: nhanh nhảu, khẩn khoản, thấp thỏm, đủng đỉnh, lởm chởm, lủng củng, vớ vẩn,...
- Ba từ có tiếng chứa thanh ngã
M: mãi mãi, màu mỡ, mĩ miều, sẵn sàng, vững vàng, bỡ ngỡ,…
Câu 3. Tìm và viết vào chỗ trống các từ có nghĩa như sau
Nghĩa |
Từ |
a) Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được. |
sông |
b) Dòng sông lớn nhất chảy qua nhiều tĩnh phía Nam nước ta. |
Cửu Long |
c) Người đứng đầu nhà nước phong kiến. |
vua |
d) Vị vua có công đánh đuổi giặc Minh, lập ra nhà Lê ở nước ta |
Lê Lợi |
Câu 4. Nghĩa của các từ tìm được ở bài tập 1 khác nhau như thế nào? Viết lời giải thích của em.
Danh từ |
Khác nhau vể nghĩa |
Khác nhau về cách viết |
a) sông |
- là tên chung để chỉ những dòng nước chảy tương đối lớn |
- không viết hoa |
b) Cửu Long |
- là tên riêng của một dòng sông |
- viết hoa |
c) vua |
- tên chung dùng để chỉ người đứng đầu nhà nước phong kiến |
- không viết hoa |
d) Lê Lợi |
- tên riêng của một vị vua cụ thể |
- viết hoa |
Câu 5. Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn sau, ghi vào bảng phân loại ở dưới:
Chúng tôi / đứng / trên / núi / Chung /. Nhìn / sang / trái / là / dòng / sông / Lam / uốn khúc / theo / dãy / núi / Thiên Nhân /. Mặt / sông / hắt / ánh / nắng / chiếu / thành/ một / đường / quanh co / trắng xoá /. Nhìn / sang / phải / là / dãy / núi / Trác / nối liền / với / dãy / núi / Đại Huệ / xa xa /. Trước / mắt / chúng tôi /, giữa / hai / dãy / núi / là / nhà / Bác Hồ/
Danh từ chung |
núi, dòng, sông, dãy, mặt, sông, ánh, nắng, đường, dãy nhà, trái, phải, giữa trước |
Danh từ riêng |
Chung, Lam, Thiên Nhẫn, Đại Huệ Trác, Bác Hồ |
Câu 6.
a) Viết họ và tên của 3 bạn nam, 3 bạn nữ trong lớp em.
- Họ và tên ba bạn nam:
+ Trịnh Văn Nguyên
+ Đỗ Minh Khang
+ Đỗ Thái Hòa
- Họ và tên ba bạn nữ:
+ Nguyễn Thị Mỹ Linh
+ Trần Thu Thủy
+ Đỗ Ngọc Phương Trinh
b) Họ và tên các bạn ấy là danh từ chung hay danh từ riêng? Vì sao?
Họ và tên các bạn ấy là danh từ riêng, do đó phải viết hoa cả họ và tên đệm.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 6 (Đề 2)
Đề bài:
Bài 1: Nối từng từ bên trái với nghĩa của từ đó ở bên phải:
Tự tin Tự kiêu Tự ti Tự trọng Tự hào Tự ái |
- Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình - Tự cho mình là yếu kém, không tin vào chính mình - Hãnh diện về những điều tốt đẹp của mình - Luôn tin vào bản thân mình - Giận dỗi khi cảm thấy mình bị đánh giá thấp. - Tự coi mình hơn người và tỏ ra coi thường người khác. |
Bài 2: Viết những từ ghép có tiếng “trung” sau đây vào từng mục cho phù hợp:
Trung kiên, trung nghĩa, trung bình, trung du, trung hậu, trung lập, trung thành, trung thần, trung tâm, trung thu, trung thực.
Trung có nghĩa là “ở giữa” ……………………………………… ………………………………………… …………………………………………….. |
Trung có nghĩa là “Một lòng một dạ” ………………………………………… ………………………………………… …………………………………………….. |
Bài 3: Tìm các danh từ có trong đoạn văn sau và ghi vào bảng theo 2 loại danh từ:
Núi / Sam/ thuộc / làng / Vĩnh Tế./ Làng/ có/ miếu/ Bà Chúa Xứ,/ có/ lăng/ Thoại Ngọc Hầu/ – người/ đã /đào/ con/ kênh/ Vĩnh Tế.
Danh từ chung |
……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… |
Danh từ riêng |
……………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… |
Bài 4: Dựa vào các sự việc sau hãy viết hoàn chỉnh câu chuyện “Ba lưỡi rìu”:
a. Chàng tiều phu đang đốn củi thì lưỡi rìu văng xuống sông.
b. Chàng không biết làm thế nào thì bống một cụ già hiện ra hứa vớt giúp lưỡi rìu.
c. Lần thữ nhất cụ già vớt lên một lưỡi rìu bằng vàng.
d. Lần thứ hai, cụ già vớt lên một lưỡi rìu bằng bạc.
e. Lần thứ ba, cụ già vớt lên một lưỡi rìu bằng sắt.
f. Cụ già khen chàng tiều phu thật thà và tặng chàng cả ba lưỡi rìu.
Đáp án
Bài 1: Nối từng từ bên trái với nghĩa của từ đó ở bên phải:
Tự tin: Luôn tin vào bản thân mình
Tự kiêu: Tự coi mình hơn người và tỏ ra coi thường người khác.
Tự ti: Tự cho mình là yếu kém, không tin vào chính mình
Tự trọng: Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình
Tự hào: Hãnh diện về những điều tốt đẹp của mình
Tự ái: Giận dỗi khi cảm thấy mình bị đánh giá thấp.
Bài 2: Viết những từ ghép có tiếng “trung” sau đây vào từng mục cho phù hợp:
Trung kiên, trung nghĩa, trung bình, trung du, trung hậu, trung lập, trung thành, trung thần, trung tâm, trung thu, trung thực.
Trung có nghĩa là “ở giữa” trung bình, trung du, trung lập, trung tâm, |
Trung có nghĩa là “Một lòng một dạ” Trung kiên, trung nghĩa, trung hậu, trung thành, trung thần, |
Bài 3: Tìm các danh từ có trong đoạn văn sau và ghi vào bảng theo 2 loại danh từ:
Danh từ chung |
Núi, làng, miếu, lăng, người, kênh |
Danh từ riêng |
Sam, Vĩnh Tế, Bà Chúa Xứ, Thoại Ngọc Hầu |
Bài 4: Dựa vào các sự việc sau hãy viết hoàn chỉnh câu chuyện “Ba lưỡi rìu”:
a. Chàng tiều phu đang đốn củi thì lưỡi rìu văng xuống sông.
b. Chàng không biết làm thế nào thì bống một cụ già hiện ra hứa vớt giúp lưỡi rìu.
c. Lần thữ nhất cụ già vớt lên một lưỡi rìu bằng vàng.
d. Lần thứ hai, cụ già vớt lên một lưỡi rìu bằng bạc.
e. Lần thứ ba, cụ già vớt lên một lưỡi rìu bằng sắt.
f. Cụ già khen chàng tiều phu thật thà và tặng chàng cả ba lưỡi rìu.
Bài tham khảo
Bên bờ sông, một anh tiều phu nghèo đang đốn củi thì bỗng vèo... lưỡi rìu bật ra khỏi cán, vàng xuống nước chìm nghỉm. Anh ngồi xuống khóc nức nở.
Anh đang buồn rầu, chán nản thì nghe đằng sau có tiếng lá sột soạt. Một ông già từ trong rừng đi ra.
- Tại sao cháu khóc?
- Thưa ông, lưỡi rìu của cháu bật rơi xuống sông mất rồi. Cháu không có gì để chặt cây nữa.
- Không sao cháu ạ. Ông vớt lên cho cháu nhé!
Nói đoạn, ông nhảy xuống nước, lặn một hơi, trở lên, tay cầm một lưỡi rìu bằng vàng. Ông nói:
- Đây, rìu của cháu đây. Đúng rìu của cháu chứ?
- Không phải ông ạ.
Ông già lại lặn xuống mang lên một lưỡi rìu bằng bạc đưa cho anh tiều phu.
- Của cháu phải không?
- Không, không phải ông ạ.
Ông già lặn lần thứ ba và mang lên một lưỡi rìu bằng sắt.
- Cái này đúng của cháu chứ?
- Vâng, vâng, đúng ạ.
Anh cầm vội lấy rìu cảm ơn ông già và định về nhà. Ông già nắm lấy tay anh và nói:
- Cháu cầm lấy cả hai lưỡi rìu này. Cháu không tham lam, thật đáng quý.
Xem thêm lời giải bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 5
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 6
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 7
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 8
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 9
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 10